Đại hội thành viên mạng lưới cộng tác vì nước của Việt Nam

Đại hội thành viên mạng lưới cộng tác vì nước của Việt Nam

Thứ 4, 02/10/2013 | 08:40
0
Đại hội vừa khai mạc tại Hà Nội với sự tham gia của đại diện các tổ chức, cá nhân là thành viên VNWP, lãnh đạo cục Quản lý TNN Bộ TNMT, Vụ Quản lý nguồn nước và Nước sạch Nông thôn, Bộ NN&PTNT...

Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam (VNWP) được thành lập 3/4/2002. Đến nay đã hoạt động được 11 năm và qua ba kỳ Đại hội thành viên. Đại hội thành viên lần thứ 3 đã được tổ chức ngày 21/6/2007. Đại hội Thành viên  lần IV với mục đích cập nhật tình hình mới, nâng cấp và củng cố các hoạt động của VNWP.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới đại hội thảo luân nhằm nâng cấp và củng cố các hoạt động VNWP. Đại hội đã thông qua báo cáo “VNWP và vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước” và báo cáo “Đề án đổi mới của VNWP”. Báo cáo đã đánh giá chặng đường hoạt động hơn 10 năm qua về QLTH-TNN của VNWP, báo cáo chỉ ra hiện nay trên thế giới ba hộ tiêu thụ nước lớn nhất vẫn là nông nghiệp 93,4%, sinh hoạt 9,9%, công nghiệp 20,6% kèm theo đó là những thách thức, cho thấy một bối cảnh chung ở trong nước cũng như quốc tế từ đó đã đề ra phương hướng và chương trình hoạt động của VNWP trong nhiệm  kỳ tới.

Việt Nam Xanh - Đại hội thành viên mạng lưới cộng tác vì nước của Việt Nam

Từ những thách thức và cơ hội trong thực hiện QLTH-TNN Đại hội đã đề ra phương hướng hoạt động của VNWP là tiếp tục và tăng cường vai trò truyền bá, vận động thực hiện và thực hiện các nguyên tắc QLTT-TNN ở trong nước. Về đối ngoại tiếp tục góp phần nâng cao vị thế về tiếng nói quốc gia và tích cực hội nhập trong lĩnh vực TNN. Cụ thể là thực hiện các chương trình hoạt động hàng năm của GWP-SEA, tranh thủ các cơ hội tham gia phản biện xã hội về chính sách, pháp chế, thể chế liên quan đến QLTH-TNN đối với các nội dung liên ngành trong ngành nước, tranh thủ các cơ hội tham gia nghiên cứu các vấn đề chiến lược TNN, tăng cường mạng lưới, xây dựng bộ máy, đổi mới cách làm việc và tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt hoạt động của VNWP.

Về chương trình hoạt động Đại hội cũng đã cho thấy được tầm nhìn chiến lược của VNWP là đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam với sứ mệnh cổ súy và truyền bá các nguyên tắc quản lý tổng hợp nguồn nước vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Từ đó Đại hội đã đề ra các nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ 2014 như: Truyền bá và cổ súy cho QLTH-TNN, phát triển và chia sẻ kiến thức về QLTH-TNN, nâng cao năng lực VNWP và tham gia các hoạt động của GWP và GWP-SEA.

Đại hội đã thông qua điều lệ sửa đổi bao gồm 5 chương 11 điều với sự nhất trí cao của tất cả các thành viên. Đại hội cũng đã lắng nghe và ghi nhận một số ý kiến đóng góp tích cực của các thành viên tham dự. 

GS.TS Trần Đình Hợi, Trưởng Ban thường trực VNWP nhiệm kỳ 1, 2, 3 đã trình Đại hội thông qua Danh sách Ban điều hành và Chủ tịch VNWP nhiệm kỳ IV. Với sự nhất trí cao của các thành viên, Ông Lê Văn Minh, Tiến sĩ, Nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ NN&PTNT; Nguyên Chủ tịch GWP-SEA 2010, 2011, 2012, Ủy viên Ban thường trực VNWP nhiệm kỳ 3 được giao giữ chức vụ Chủ tịch VNWP nhiệm kỳ 4. Ban điều hành VNWP nhiệm kỳ 4 gồm 11 thành viên. TS. Lê Văn Minh, Chủ tịch mới đã phát biểu cảm ơn và tặng quà Bà Đỗ Hồng Phấn một trong những người sáng lập VNWP, đã có nhiều đóng góp quan trọng cho VNWP.

Đai hội thành viên lần thứ 4 đã thông qua điều lệ với nhiều điểm mới và một Ban điều hành gồm các nhân vật tâm huyết, sẽ hoạt động có tính chuyên nghiệp cao hơn. Có thể nói Đại hội thành viên VNWP lần thứ IV đã thành công tốt đẹp.

Linh Linh

Bi hài liều thuốc 'cầm máu' vàng và tài nguyên Việt

Thứ 4, 04/09/2013 | 14:32
Theo nhận định của các chuyên gia, xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản đã và đang mang về cho Việt Nam hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm.

Tài nguyên nước Việt Nam đối mặt với thách thức lớn

Thứ 4, 28/08/2013 | 09:43
Hiện ở Việt Nam, tình hình nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, trong khi nguồn lực lại có nguy cơ suy giảm, với khoảng 1 tỷ m3 nước thải chưa qua xử lý.

Nguy cơ suy giảm tài nguyên sinh vật biển ở Việt Nam

Thứ 6, 16/08/2013 | 10:02
Sau hơn 30 năm đổi mới chính sách, nền kinh tế Việt Nam nói chung và tại vùng ven biển nói riêng đã phát triển mạnh mẽ. Phát triển kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa có xu thế tiến ra biển.

Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội bị đánh giá tiêu cực nhất

Chủ nhật, 07/04/2013 | 11:56
Gần 90% người được hỏi không hài lòng với thái độ giải quyết công việc của Sở Tài nguyên Môi trường một trong 5 sở được Thành ủy Hà Nội khảo sát.

Nhân lực tài nguyên môi trường đang mất cân đối

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:56
Cơ cấu nhân lực giữa các ngành tài nguyên môi trường của Việt Nam đang rất mất cân đối. Nhân lực quản lý đất đai chiếm 52,2%, nhân lực tài nguyên nước, khí tượng thủy văn chỉ chiếm 1%; địa chất khoáng sản chiếm 1,8%...

Trung Quốc đang tàn phá môi trường biển Đông

Thứ 4, 18/09/2013 | 13:36
Không những “gặm” sâu vào phần lãnh thổ của các nước trong khu vực, chính trên những vùng biển mà Trung Quốc tự nhận “chủ quyền” tại biển Đông, nước này cũng đang tàn phá và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách nghiêm trọng.

Thách thức môi trường xuyên biên giới Đông Nam Á

Thứ 3, 20/08/2013 | 09:38
Đông Nam Á có một vị trí chiến lược. Đất đai và tài nguyên của vùng đất này có vai trò quan trọng không chỉ với châu Á mà với cả thế giới. Tuy nhiên, ngoài những vấn đề phức tạp về chính trị, kinh tế và xã hội với tác động không dừng lại ở một quốc gia, khu vực này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường xuyên biên giới.