Cuộc đời “nổi loạn” của nữ hoàng quyền lực

Cuộc đời “nổi loạn” của nữ hoàng quyền lực

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:09
0
Nữ hoàng Eleanor là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử các triều đại trên thế giới. Bà từng được phong làm hoàng hậu hai lần tại hai đế quốc hùng mạnh ở Tây Âu là Pháp và Anh thế kỷ 12.

Và cả hai lần, bà đều từ bỏ người đàn ông đang ở trên đỉnh cao của quyền lực của mình để theo đuổi những thứ bà cho là đúng mà không nề hà sự chỉ trích của dư luận. Bởi làm nhiều điều khác thường nên bà đã bị nhiều người cùng thời không ưa, trong mắt họ, bà có biệt danh là "Nữ hoàng xấu xa".

Dòng dõi trâm anh

Eleanor là con gái đầu tiên của công tước xứ Aquitaine: William X và vợ là Aenor. Vào thời điểm lúc bấy giờ, Aquitaine là vùng đất giàu có và rộng lớn nhất của nước Pháp với lãnh thổ bao gồm cả những vườn nho rộng lớn của vùng Bordeaux. Ngay từ nhỏ, Eleanor đã chứng tỏ mình là một người thông minh, mạnh mẽ và có tinh thần hướng ngoại rất lớn.

Chân dung của nữ hoàng Eleanor (người ngồi)

Ông nội của Eleanor là William IX, vốn là công tước kiêm nhà thơ cực kỳ nổi tiếng của xứ Aquitaine- người đã từng được mệnh danh là "Thi nhân của nữ giới" vì sức hút của ông đối với tất cả giới nữ châu Âu khi đó. William IX cũng đã bị người đời khi đó khinh miệt bởi vì tình yêu mà ông đã khiến vợ của một công tước khác trở thành bồ của mình. Vì quá uất ức mà bà nội của Eleanor đã rời bỏ gia đình và đi tu tại tu viện.

Nếu như không có cái chết của người anh trai thì có lẽ Eleanor đã không thể trở thành người kế vị vùng đất Aquitaine từ người cha của mình. Năm 1130, khi bước sang tuổi 15, Eleanor đã chính thức trở thành Nữ công tước xứ Aquiaine và bà là người thừa kế giàu có nhất của châu Âu lúc bấy giờ.

Vào thời điểm đó, tại Pháp việc "bắt cóc" một người thừa kế có thể thực hiện được dễ dàng và đó là một cách hợp lý để "kiếm" được một danh hiệu. Lo lắng cho sự an nguy của cô con gái nhỏ, công tước William X đã nhờ đức vua Louis VI trông nom và để mắt tới cô. Thay vì trở thành người bảo hộ cho nữ công tước giàu có nhất Tây Âu, vua Louis VI mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn bố trí một cuộc hôn nhân giữa người kế vị mình và Eleanor. Ngày 25/7/1134, đám cưới giữa người kế vị vua Louis VI và nữ công tước xinh đẹp xứ Aquiaine đã diễn ra. Chỉ vài tháng sau đó, hoàng đế Louis VI qua đời, chính vì vậy, Eleanor đã trở thành nữ hoàng của nước Pháp.

Mạnh mẽ hơn người

Năm 1144, việc quân Hồi giáo uy hiếp Jerusalem đã dẫn đến cuộc Thập tự chinh thứ hai do Thánh Bernard tích cực phát động. Đoàn thập tự chinh gồm hai đội quân, một do vua Louis VII của Pháp, một do vua Konrad III của Đức chỉ huy lên đường chiếm Damascus (Syria) để tạo tiền đồn phòng thủ tốt hơn cho Jerusalem. Trong cuộc thập tự chinh này, cái tên nữ hoàng Eleanor đã bị chỉ trích mạnh mẽ do tư tưởng muốn tham chiến của bà.

Xuất hiện tại nhà thờ Vezelay trong trang phục của các chiến binh Amazon, cưỡi trên con bạch mã đi vòng quanh nhà thờ, với tài hùng biện của mình, nữ hoàng Eleanor đa thuyết phục mọi người để bà và 300 phụ nữ khác cùng tham gia vào cuộc Thập tự chinh thứ hai. Mục đích của nữ hoàng Eleanor khi đó là khẳng định quyền bình đẳng của nữ giới, đồng thời bà cũng muốn đóng góp công sức của mình vào cuộc thánh chiến có sự tham gia của Pháp. Cảnh tượng những thương binh rên la đau đớn mà không có đủ người chăm sóc đã đánh động tâm can của vị nữ hoàng. Bà đã quyết định vượt qua rào cản dư luận khi cho rằng phụ nữ không thể tham gia chiến tranh.

Sự xuất hiện của nữ hoàng Eleanor cùng những người hầu cận của mình vào thời điểm đó đã bị chỉ trích rất mạnh mẽ. Mặc áo giáp và cầm cương là điều mà chưa người phụ nữ hoàng tộc nào làm trước đó. Rất nhiều người phản đối đã gọi nữ hoàng Eleanor khi đó là "Nữ hoàng xấu xa" và cho rằng hành động của bà đã làm xấu bộ mặt của hoàng tộc.

Tình yêu "nổi loạn"

Cũng chính vì tham gia chiến đấu tại cuộc Thập tự chinh thứ hai, mà vị nữ hoàng trẻ tuổi Eleanor đã phát sinh tình cảm với người chú của mình là Raymond. Khi đó bà là đương kim hoàng hậu của Pháp. Ở mối tình ngắn ngủi này, sự nồng nàn và mãnh liệt trong tình yêu của cặp trời sinh Eleanor và Raymond đã khiến hoàng đế Louis VII rất tức giận. Tuy nhiên, sau đó Raymond tử trận và hoàng hậu Eleanor đã tự ý đệ đơn ly hôn với hoàng đế Louis VII.

Chuyện một hoàng hậu xin ly hôn với một vị hoàng đế là một việc làm chưa hề có tiền lệ trong lịch sử nước Pháp cũng như toàn thế giới ở thế kỷ 12. Là một người phụ nữ mạnh mẽ, Eleanor đã không cam chịu cả đời phải sống với người chồng không có tình yêu. Hơn nữa, sau khi phát hiện cuộc tình "nổi loạn" giữa Eleanor và Raymond, mối quan hệ giữa hoàng hậu Eleanor và hoàng đế Pháp Louis VII đã không thể nào hàn gắn. Sau khi đệ đơn ly hôn, Eleanor đã quay trở về xứ Aquitaine - nơi bà sinh ra và lớn lên để lại bắt đầu những cuộc “phiêu lưu” mới.

Cuộc đời của Nữ hoàng Eleanor đã được dựng thành nhiều bộ phim điện ảnh

Sau khi ly hôn được một thời gian ngắn, với sắc đẹp và tài sản khổng lồ của mình, Eleanor đã kết hôn với vị công tước xứ Anjou, Henry- một người kém bà tới 11 tuổi, năm đó Eleanor đã bước sang tuổi 30. Giới quý tộc khi đó đều dị nghị với đám cưới này và cho rằng Henry chỉ là một kẻ đào mỏ. Tuy nhiên, năm 1154, người chồng thứ hai của bà trở thành vua của nước Anh, lúc này mọi dị nghị ban đầu đã bị xóa bỏ và ai cũng hiểu rằng: Đám cưới này xuất phát từ tình yêu. Tuy nhiên, với một người phụ nữ có khí chất mạnh mẽ, tình yêu giữa Eleanor và vua Henry - người bị bà cho là "yếu đuối" cũng nhanh chóng qua đi, thay vào đó là sự lãnh đạm của cả hai phía.

Tầm nhìn vượt trội

Elearnor đã cho rằng, Henry là một vị hoàng đế không thể lãnh đạo được đất nước vì yếu đuối nên bà muốn đưa người con trai thứ 3 lên làm hoàng đế. Đây là một việc làm cũng bị xếp vào hạng "xấu xa" đối với một vị hoàng hậu khi hoàng đế vẫn đương chức. Tuy nhiên, đối với suy nghĩ của hoàng hậu Eleanor thì đó là suy nghĩ hoàn toàn hợp lý, bởi vì mục đích duy nhất của bà chỉ muốn có một đất nước hùng mạnh hơn.

Với suy nghĩ đó, hoàng hậu Eleanor đã kết hợp với 3 người con trai của mình chống lại người chồng - cũng là đương kim hoàng đế Henry của nước Anh. Cuộc nổi dậy của mẹ con hoàng hậu Eleanor đã bị hoàng đế Henry phát hiện ra và ông đã quyết định trừng phạt đương kim hoàng hậu bằng cách giam lỏng trong vòng 15 năm. Tuy nhiên, ngôi vị hoàng hậu nước Anh của Eleanor đã không bị tước mất. Vì thế vào năm 1189 khi vua Henry qua đời, quyền lực lại trở về với Eleanor.

Sau khi giành quyền lực về tay mình, tất cả những mong muốn của Eleanor khi đó chỉ là vun đắp cho sự nghiệp và hạnh phúc của những người con trai. Mặc dù khi ở tuổi gần đất xa trời, nhưng vị hoàng hậu này luôn lo lắng cho những người con của mình. Chính bà là người đi tìm vợ cho các con và chính bà cũng là người đã cứu Richard- người con mà bà yêu quý nhất thoát khỏi sự giam giữ của kẻ thù. Sự khéo léo của Eleanor trong việc giải cứu người con trai yêu quý đã khiến cho toàn thể triều đình phải nghiêng mình thán phục.

Hải Hiền

Cùng chuyên mục

Phúc thẩm Việt Á: Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long được giảm án

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và một số bị cáo đã được xem xét chấp nhận kháng cáo và giảm án so với phiên sơ thẩm trước đó.

Mánh khoé của người đàn ông lừa bạn góp vốn đầu tư chiếm đoạt tiền tỷ

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:03
Chơi cờ bạc nợ nần nhiều, Thịnh lên kế hoạch lừa bạn góp tiền tỷ đầu tư làm ăn. Khi bạn yêu cầu trả tiền, Thịnh đưa ra nhiều lý do với mục đích trốn nợ.

Quảng Ngãi: Khởi tố vụ chìm sà lan làm 4 người chết, 5 người mất tích

Thứ 6, 17/05/2024 | 17:02
Sà lan chìm trên biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) khiến 4 người tử vong nhưng không trùng danh sách đăng ký khi hoạt động.

Công an Quảng Bình truy nã đặc biệt đối tượng giết người rồi bỏ trốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:20
Sau khi giết "vợ hờ", đối tượng Thông đã nhắn tin cho người nhà rồi bỏ trốn từ ngày 6/5, không xác định được đang ở đâu.

Bình Thuận: Bắt đối tượng cưa trộm 1.100 cây keo lá tràm

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:18
Đối tượng khai nhận đã thực hiện hành vi cưa trộm keo lá tràm nhiều lần từ giữa tháng 4/2024. Thời gian thực hiện hành vi thường vào khoảng 20h đến 22h tối.
     
Nổi bật trong ngày

Cảnh báo nhóm tội phạm người nước ngoài đang phát triển ở Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:57
Liên tiếp các vụ trộm cắp, lừa đảo là người nước ngoài bị Cơ quan Công an khởi tố, triệt phá.

Cảnh giác các thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Thủ đoạn của các đối tượng này ngày càng tinh vi, am hiểu chính sách, người dân cần đặc biệt nêu cao cảnh giác, liên hệ với các kênh chính thống của BHXH Việt Nam.