“Cuộc chiến hôn nhân” của những cô gái trẻ tại Ấn Độ

“Cuộc chiến hôn nhân” của những cô gái trẻ tại Ấn Độ

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:44
0
Tại bang Tây Bengal (Ấn Độ) tảo hôn là một hủ tục đã có từ cổ xưa. Mặc dù hủ tục này là bất hợp pháp nhưng đến nay nó vẫn tồn tại ở các khu vực nông thôn.

Chiến thắng hủ tục

Bithika Das (15 tuổi) là một trong những tấm gương đáng ngưỡng mộ cho các cô gái trong huyện Murshidabad (Tây Bengal) vì dám chống lại cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt.

Bithika cho biết "Cha mẹ đã chuẩn bị tất cả để em kết hôn vào năm ngoái, khi em mới 14 tuổi và đang học lớp 9. Nhưng em biết rằng mình còn quá nhỏ để kết hôn và em muốn được tiếp tục đi học. Vì vậy em đã nói với cha mẹ rằng em sẽ không kết hôn sớm như vậy".

Trước sự phản kháng của con gái, cha mẹ Bithika đã rất tức giận và một mực không chấp nhận vì đối với gia đình họ, việc gả con gái sớm được xem như một cơ hội để thoát khỏi đói nghèo.

Pháp luật - “Cuộc chiến hôn nhân” của những cô gái trẻ tại Ấn Độ

Cô bé Bithika lại được tiếp tục học tập sau khi dũng cảm đứng lên chống lại cuộc hôn nhân quá sớm.

Cuối cùng không thể thay đổi được ý định của cha mẹ, Bithika đã quyết định liên lạc với văn phòng quỹ bảo trợ trẻ em Ấn Độ tại Murshidabad. Đây là văn phòng điều hành một đường dây nóng hoạt động 24 giờ có nhiệm vụ tư vấn và trợ giúp trẻ em trong các trường hợp khó khăn.

Debika Ghoshal người đứng đầu văn phòng đã cùng các thành viên đứng ra giàn xếp việc hủy bỏ cuộc hôn nhân cho cô bé 14 tuổi. Nhóm đã làm việc với cảnh sát địa phương để tiến hành khiếu nại hình sự nếu các bậc cha mẹ không thực hiện theo quy định cấm trẻ em vị thành niên kết hôn.

Trong vài năm qua, Tây Bengal đã chứng kiến ít nhất 50 cô gái dưới 18 tuổi thành công trong việc chống lại nạn tảo hôn với sự hỗ trợ từ đường dây nóng giúp đỡ trẻ em, trong đó có cô bé 15 tuổi Adori Pradhan. Adori Pradhan kể lại: "Tại các làng quê mọi người đều nghĩ rằng hôn nhân là mục tiêu cuối cùng trong cuộc đời người phụ nữ. Phụ nữ có nhiệm vụ sinh con, chăm sóc gia đình và làm việc nội trợ. Em muốn thay đổi hoàn toàn suy nghĩ này.

Em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng người phụ nữ không chỉ sinh ra để làm các công việc đó. Họ có thể đi học và làm việc ngoài xã hội nếu họ có tham vọng. Em muốn cho mọi người thấy phụ nữ không yếu đuối, chúng em cũng phải được bình đẳng như nam giới. Chính vì vậy khi cha mẹ bắt em kết hôn em đã nhất quyết không đồng ý".

Cơ hội "cởi trói"

Các bậc cha mẹ ở Tây Bengal cho rằng con gái họ lấy chồng càng sớm thì họ càng phải trả ít của hồi môn hơn vì đàn ông thường thích những cô dâu trẻ. Tuy nhiên họ không nhận thức được việc kết hôn sớm sẽ khiến các em phải chịu những hậu quả khôn lường. Trước hết họ sẽ bị lạm dụng lao động và tình dục. Sau đó là những hệ quả do việc sinh nở khi cơ thể chưa trưởng thành, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhận thức được vấn đề này, trong năm 2007, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một luật kiểm soát chặt chẽ việc tảo hôn. Tuy nhiên 2 năm sau đó, một cuộc khảo sát phát hiện ra rằng gần 50% số cô dâu của nước này là trẻ vị thành niên.

Chính vì vậy Chính phủ đã lên kế hoạch làm việc với hàng chục tổ chức phi chính phủ trên toàn quốc để cung cấp các đường dây nóng cứu trợ những trẻ em bị ép buộc kết hôn. Anindya Chaudhury, phụ trách bộ phận phúc lợi xã hội ở Murshidabad cho biết: "Ban đầu chúng tôi không nhận được phản ứng tốt từ phía người dân nhưng sau khi bắt đầu hành động với các bên liên quan và các tổ chức phi chính phủ khác nhau, dần dần chúng tôi đã nhận được phản ứng tốt từ mọi người.

Hiện nay chúng tôi nhận được nhiều hơn các cuộc gọi của những cô bé vị thành niên bị ép kết hôn từ những làng quê xa xôi. Chúng tôi từng bước thực hiện thành công chương trình chống tảo hôn".

Bithika vừa đỗ vào kỳ thi lớp 10, em muốn trở thành giáo viên và mong muốn góp sức trong hoạt động chống tảo hôn. "Em muốn theo đuổi việc học và muốn trở thành một giáo viên tốt có thể giúp đỡ những em gái đang sống trong bóng tối. Em muốn dạy cho các em rằng tài sản giá trị nhất của các em là quyền tự do, bình đẳng", Bithika chia sẻ.

Hiện nay, mẹ của Bithika cũng đã tin rằng việc chấm dứt cuộc hôn nhân của con gái mình là hoàn toàn đúng đắn.

Đinh Nhung (Theo Voanews)


Tag: hủ tục
Cùng chuyên mục

Khởi tố, tạm giam đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Thứ 4, 01/05/2024 | 16:15
Cơ quan công an vừa khởi tố, tạm giam một đối tượng tổ chức cho hai người khác sử dụng trái phép chất ma túy tại nhà rẫy của mình.

Tạm giữ nữ đối tượng môi giới mại dâm để hưởng hoa hồng

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:31
Cơ quan công an vừa tạm giữ nữ đối tượng gọi hai cô gái đến nhậu cùng và bán dâm cho khách để hưởng hoa hồng.

Lâm Đồng: Làm việc với 3 trường hợp đưa tin sai sự thật

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:10
3 trường hợp đăng thông tin cho rằng có phản động ở đường Trúc Lâm Yên Tử và biến ở Đà Lạt, đã bị công an mời làm việc.

Đồng Nai: Bắt đối tượng giả danh công an để chiếm đoạt tài sản

Thứ 4, 01/05/2024 | 14:04
Công an Tp.Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) đã khởi tố, tạm giam một đối tượng giả danh cán bộ công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác với thủ đoạn cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm đoạt tài sản

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:00
Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đã có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt đối tượng người nước ngoài trộm xe máy ở Đà Lạt

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau khi trộm cắp xe máy tại Đà Lạt, đối tượng đang chạy về Tp.Hồ Chí Minh thì bị Công an Lâm Đồng bắt giữ.

Lâm Đồng: Triệu tập người đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội

Thứ 4, 01/05/2024 | 08:18
Người phụ nữ tung tin sai sự thật “Đà Lạt có biến lớn, bạo động” đã bị công an triệu tập làm việc.

Thành viên hội ‘vỡ nợ muốn làm liều’ rủ nhau đột nhập biệt thự, cướp 1,1 tỷ đồng

Thứ 3, 30/04/2024 | 18:09
Chỉ vì lười lao động, nhóm của Tiến tham gia “Hội những người vỡ nợ muốn làm liều” trên Facebook rồi rủ nhau đi cướp và bị bắt quả tang khi đang cướp 11, tỷ đồng.

Cảnh giác với thủ đoạn cài đặt ứng dụng giả mạo để chiếm đoạt tài sản

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:00
Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, đã có nhiều trường hợp rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo, tài sản bị chiếm đoạt lên đến hàng trăm triệu đồng.

Công an Lâm Đồng bác bỏ thông tin sai sự thật “Đà Lạt xảy ra biến lớn”

Thứ 4, 01/05/2024 | 06:09
Chiều 30/4, Công an tỉnh Lâm Đồng phát đi thông báo trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin về việc “Đà Lạt xảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra bạo động”... là sai sự thật.