Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025

Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 10/02/2022 | 20:06
0
Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 - 2025 xác định 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khoẻ học sinh.

Chăm sóc cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường

Ngày 10/2,  tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025.

Thông tin về Chương trình Sức khoẻ học đường,Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, ngày 2/10/2021, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1660 phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 – 2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh thông qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trường chuyên biệt.

Tiêu điểm - Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh.

Việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của thế hệ trẻ. Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, sức khoẻ của học sinh hôm nay chính là sức khỏe của dân tộc Việt Nam mai sau.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, hiện nay, cả nước có trên 40.493 cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông với hơn 23 triệu học sinh. Bên cạnh sự quan tâm về giáo dục, học sinh cần được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật hay gặp và các bệnh do chính yếu tố học đường gây nên. Vì vậy, cần phải chăm sóc cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

“Việc xây dựng và triển khai Chương trình tổng thể về Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 Bộ GD&ĐT mong muốn sẽ huy động được các nguồn lực và sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp để triển khai các mục tiêu cụ thể nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh một cách toàn diện và hiệu quả nhất”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Hình 2).

Toàn cảnh buổi lễ công bố chương trình sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025.

Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021 - 2025 xác định 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khoẻ học sinh; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao học đường; tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học.

Mỗi nội dung được giao chỉ tiêu đánh giá cụ thể như: Đến năm 2025, 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định…; 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn; 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ…

Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 thể hiện sự quyết tâm và khát vọng của quốc gia vào việc chăm sóc cho thế hệ tương lai. Chương trình lựa chọn các nội dung ưu tiên đối với sức khỏe học sinh trên cả nước, tránh sự trùng lặp, triển khai chồng chéo.

Hơn 22 triệu học sinh (tương đương 25% dân số Việt Nam) được chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay từ trong trường học. Điều này sẽ tiết kiệm được khoản kinh phí lớn dành cho công tác điều trị, giảm bớt gánh nặng của bệnh tật cho gia đình và toàn xã hội, cải thiện tầm vóc, chất lượng giống nòi.

Tiêu điểm - Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Hình 3).

Các đại biểu tham dự thực hiện nghi thức công bố Chương trình sức khoẻ học đường.

Dành những gì tốt nhất cho trẻ em

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ, trong thời gian qua, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn được chú trọng. Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các Bộ ngành các địa phương triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe trẻ em, công tác y tế trường học và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việt Nam là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc, tình trạng thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi của trẻ em được cải thiện tích cực. Chiều cao trung bình của trẻ em, thanh niên đạt những kết quả rất tốt.

Tiêu điểm - Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Hình 4).

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Người đứng đầu ngành y tế cho biết, chương trình tiêm chủng mở rộng triển khai hiệu quả đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em. Đặc biệt, trong 2 năm đại dịch Covid-19 vừa qua, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục đào tạo để các địa phương sớm mở cửa trường học, đưa học sinh, sinh viên trở lại trường an toàn.

Hiện nay, có 95% học sinh trong độ tuổi 12- 18 tuổi được tiêm 1 mũi vắc-xin Covid-19 và 88,5% đã được tiêm đủ 2 mũi. Bộ Y tế cũng đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 5 - 12 tuổi.

Tiêu điểm - Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Hình 5).

Ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022 – 2026.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện các biến chủng mới. Dịch vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, trong đó có công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe trẻ em. Bên cạnh đó, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh lứa tuổi học đường vẫn có xu hướng gia tăng như tật khúc xạ 40%, sâu răng, đồng thời xuất hiện các bệnh mới nổi như thừa cân, béo phì, rối loạn tâm thần học đường. Công tác y tế trường học chăm sóc sức khỏe học sinh còn nhiều hạn chế, mạng lưới cán bộ làm công tác y tế tại các trường học còn thiếu và yếu….sự phối hợp giữa hệ thống y tế cơ sở nhất là trạm y tế cấp xã và trường học có nhiều nơi chưa hiệu quả.

Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, sinh viên, khắc phục những tồn tại, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 – 2025 và Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021- 2025. Đây là 2 văn bản quan trọng, cơ sở để các cấp ngành, cơ sở giáo dục đào tạo đẩy mạnh triển khai công tác y tế trường học đảm bảo sức khỏe học sinh, sinh viên. Chương trình ký kết thể hiện quyết tâm cao, sự cam kết mạnh mẽ của 2 bộ triển khai hiệu quả chương trình nêu trên cũng như các chương trình, đề án đã được phê duyệt, đặc biệt trong công tác phòng chống dịch tại các cơ sở giáo dục để mở cửa trường học an toàn…

Tiêu điểm - Công bố chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 (Hình 6).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe học sinh, thế hệ tương lai của đất nước bước đầu đã đi vào nề nếp và ngày càng có chất lượng. 

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Covid-19 đang bước sang năm thứ 3. Điều này dẫn tới tác động không nhỏ tới tâm lý, tinh thần của trẻ em, học sinh. Theo UNICEF cứ 7 trẻ em thì có 1 em bị ảnh hưởng trực tiếp do các lệnh phong toả. Nhiều vấn đề khác nảy sinh ảnh hưởng tới thế hệ tương lai. Do đó, chúng ta phải phân tích, đề ra giải pháp để xử lý.

Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương triển khai chương trình sức khoẻ học đường theo chức năng, quyền hạn. Đồng thời, phát huy trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó ngành giáo dục và y tế là nòng cốt.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ có hiệu quả, cần coi sức khoẻ học sinh là đối tượng đặc biệt. Gia đình và nhà trường phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ, chung tay đưa ra thông điệp, quyết tâm hành động mạnh mẽ để quan tâm, chăm lo cho thế hệ trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ bày tỏ sự băn khoăn, trăn trở vì đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh, sinh viên.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm đặt giáo dục là ưu tiên, là quốc sách hàng đầu và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm tới giáo dục, tới trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước.

“Phải hành động quyết tâm hơn, mạnh mẽ hơn hiệu quả hơn, có những chương trình phân tích kỹ lưỡng ảnh hưởng tâm sinh lý sức khoẻ của trẻ em. Từ đó, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp chăm sóc sức khoẻ cho các cháu, cải thiện điều kiện vật chất cơ sở trường học đảm bảo hợp lý khoa học chất lượng, cải thiện nhà vệ sinh trường học bếp ăn…", Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT thực hiện tốt vai trò đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cá nhân, tổ chức liên quan để triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu của Chương trình. Đặc biệt chú trọng việc nâng cao năng lực chuyên môn; thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và hành động đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về vấn đề chăm sóc Sức khỏe học đường.

Cùng với đó, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ VHTT&DL, UBND các tỉnh, thành phố và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng Chương trình Sức khoẻ học đường nói riêng và các chương trình, dự án bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, HSSV nói chung trên tinh thần huy động sức mạnh của cộng đồng để dành những gì tốt nhất cho trẻ em.

Tại sự kiện cũng đã diễn ra lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế về công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên giai đoạn 2022 – 2026 và lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với Bộ VHTT&DL giai đoạn 2022 – 2026.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỉ lệ trẻ em thừa cân, béo phì ở Việt Nam tăng gấp 2,2 lần (từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020). Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở tuổi học đường và tiền học đường gồm thiếu và thừa dinh dưỡng là cửa ngõ của nhiều bệnh mãn tính không lây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ em.

Cả nước vẫn còn gần 40% số trường có bếp ăn tập thể, căng tin chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Đội ngũ cán bộ cấp dưỡng trong trường học chưa được đào tạo bài bản, thực đơn bữa ăn chưa đảm bảo khoa học. Công tác tổ chức bữa ăn bán trú còn nhiều khó khăn đặc biệt các trường, điểm trường vùng sâu, vùng xa, miền núi, do điều kiện kinh tế còn hạn chế.

Trong năm học 2018 - 2019, tại các trường học mầm non và phổ thông, vẫn còn 22,8% nhà vệ sinh bán kiên cố, xuống cấp; Số lượng nhà vệ sinh đủ nước sạch và xà phòng rửa tay chỉ chiếm khoảng 65,6%; Số trường có đủ nước uống và nước sinh hoạt chỉ chiếm khoảng 62,8%. Vệ sinh môi trường kém là nguyên nhân dẫn đến gia tăng các bệnh lây nhiễm trong trường học.

Việc gia tăng gánh nặng học tập, ô nhiễm môi trường, những thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh học đường. Hiện nay, hơn 40% học sinh mắc tật khúc xạ; Gần 90% học sinh mắc bệnh răng miệng; 7 đến 15 % học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống... Những căn bệnh này ảnh hưởng đến khả năng học tập, hoạt động sinh hoạt, vui chơi và chất lượng sống của các em học sinh và để lại hậu quả lâu dài…

Về giáo dục thể chất và thể thao trường học, năm học 2019 – 2020 có 69% số học sinh chưa tham gia hoạt động thể dục thể thao; 76,5% số học sinh không đạt tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực theo tuổi. Việc thiếu đầu tư cơ sở vật chất cũng là một trong những nguyên nhân chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao.

Kỷ luật Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ 4, 09/02/2022 | 19:06
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ thi hành kỷ luật đối với: ông Cao Minh Quang nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Bộ Y tế: Kiên quyết không để vắc-xin Abdala phải huỷ bỏ do hết hạn

Thứ 2, 07/02/2022 | 12:11
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 thần tốc hơn nữa để hoàn thành việc tiêm đủ 3 mũi vắc-xin Abdala trong tháng 2/2022.

Info: Bộ Y tế khuyến cáo đón Tết 2022 an toàn

Chủ nhật, 30/01/2022 | 10:35
Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp xây dựng các Infographic khuyến cáo đón Tết an toàn.
Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.