Còn phân biệt đối xử trong quản lý thương mại điện tử

Còn phân biệt đối xử trong quản lý thương mại điện tử

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 15/01/2021 | 15:24
0
LS Nguyễn Thanh Hà - người tư vấn pháp lý cho nhiều sàn thương mại điện tử cho hay, dự thảo Nghị định 52 còn nhiều điểm chủ quan, không rõ ràng và phân biệt đối xử.

Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tăng nhanh

Ngày 14/1, bộ Công Thương phối hợp với phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử”.

Tại Hội thảo, bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, bộ Công Thương cho biết, dự thảo Nghị định sửa đổi tập trung vào 4 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết 144/NQ-CP.

Cụ thể: Thu gọn đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; minh bạch hóa thông tin hàng hóa và dịch vụ trong TMĐT; quản lý hoạt động TMĐT trên mạng xã hội và quản lý hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài.

Tiêu dùng & Dư luận - Còn phân biệt đối xử trong quản lý thương mại điện tử

Đóng góp về dự thảo sửa đổi về thương mại điện tử nhận nhiều ý kiến từ giới chuyên môn.

Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhận định Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển nhanh chóng về thương mại điện tử với tốc độ tăng trưởng thuộc top 3 khu vực Đông Nam Á. Hoạt động giao dịch trên các sànthương mại điện tử diễn ra sôi động và tăng trưởng nhanh về khối lượng cũng như quy mô. Đến nay,thương mại điện tử đã lan tỏa rộng rãi đến mọi người, mọi nhà nhưng còn nhiều vấn đề cần quan tâm như hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Đại diện bộ Công Thương cho biết dự thảo được xây dựng với mục tiêu khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Nghị định 52, đảm bảo môi trường lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng cho hoạt độngthương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trongthương mại điện tử, không bị lợi dụng trở thành phương thức thực hiện các hành vi mua bán, lưu thông hàng hóa vi phạm pháp luật.

Tranh cãi về trách nhiệm liên đới

Đóng góp ý kiến cho dự thảo, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch hội Bảo vệ người tiêu dùng - cho rằng, thương mại điện tử càng phát triển thì niềm tin của người tiêu dùng càng giảm với loại hình này, bởi có quá nhiều người bị lừa theo kiểu "quảng cáo trên mạng thì long lanh nhưng hàng giao thật lại rất vớ vẩn".

Do đó, theo ông Hùng, kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử cũng phải thực hiện theo luật Bảo vệ người tiêu dùng, như việc phải thông tin đầy đủ, chính xác về sản phẩm. “Cho nên rất cần phải bổ sung các quy định để giảm thiểu rủi với người tiêu dùng”, ông Hùng bày tỏ.

Bình luận về quy định này trong dự thảo, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách phát triển và truyền thông, cho rằng sẽ là bất công với các chủ sàn. “Nhìn sang chợ truyền thống, chúng ta đâu quy trách nhiệm cho chủ chợ hay ban quản lý chợ nếu có gian hàng hay ki ốt nào đó bán hàng lậu, hàng gian”, ông Đồng nói.

Còn theo luật sư Nguyễn Thanh Hà - Giám đốc điều hành công ty Luật SBLaw - người tư vấn pháp lý cho nhiều sàn thương mại điện tử trong nước - nhấn mạnh quy định dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 52 ràng buộc sàn phải cung cấp công cụ để cơ quan quản lý tra cứu theo dõi hoạt động làm khó chủ sàn.

Cũng với đó, cần làm rõ và tách biệt 2 loại trách nhiệm pháp lý cho từng đối tượng liên quan chứ không nên quy định trách nhiệm liên đới.

“Trách nhiệm của sàn và người bán cần phải được xem xét một cách độc lập với nhau theo các quy định pháp luật hiện hành. Nếu người bán vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh thông qua sàn giao dịch thì tùy mức độ, hành vi vi phạm mà phải chịu trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính theo quy định pháp luật có liên quan”, ông Hà nói.

Tiêu dùng & Dư luận - Còn phân biệt đối xử trong quản lý thương mại điện tử (Hình 2).

Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, cần làm rõ và tách biệt 2 loại trách nhiệm pháp lý cho từng đối tượng liên quan chứ không nên quy định trách nhiệm liên đới cho sàn thương mại điện tử.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến hoạt động vận hành hàng ngày của doanh nghiệp như kiểm soát hệ thống công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc quyền quyết định ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh của doanh nghiệp… cũng có thể phải thông qua thủ tục thẩm định của bộ Quốc phòng, bộ Công an.

Trong một thời gian dài, các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng rằng mình được quyền tiếp cận thị trường theo các khuôn khổ pháp lý đã được thiết lập bởi luật Đầu tư 2014, Nghị định 52. Nhưng với quy định trong dự thảo thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn nhiều cơ hội để tiếp cận thị trường theo các khuôn khổ đã được thiết lập trước đó.

Đáng nói, dự thảo cũng đặt các nhà đầu tư nước ngoài đứng trước rủi ro có khả năng mất một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư tại Việt Nam nếu không thể thoái vốn cho một bên thứ ba do các rào cản về đầu tư nước ngoài - đặc biệt trong bối cảnh phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ sàn thương mại điện tử vẫn đang trong tình trạng lỗ (với số lỗ năm sau cao hơn năm trước) và một số doanh nghiệp đã phải tính đến phương án mua bán, sáp nhập doanh nghiệp để tiếp tục có vốn hoạt động.

Tương tự, bà Chu Thị Hoa - Phó Viện trưởng viện khoa học pháp lý (bộ Tư pháp), đề nghị nên quy định rõ mức độ liên đới thế nào chứ không thể nói một cách mập mờ, chung chung. “Pháp luật thương mại coi sàn thương mại điện tử là trung gian thương mại và không quy định sàn phải bồi thường khi người tiêu dùng mua hàng gian, hàng giả”, bà Hoa thông tin.

Vị chuyên gia pháp lý này chia sẻ rằng, bà hiểu do sức ép bảo vệ người tiêu dùng nên dự thảo Nghị định xây dựng theo hướng “siết” và quản lý chặt hơn các sàn thương mại điện tử.

Thuế phòng vệ: Giải pháp cho thâm hụt thương mại ngành đường

Thứ 7, 02/01/2021 | 08:00
Thuế phòng vệ được cho là chìa khóa "3 trong 1" tháo gỡ vấn đề về thâm hụt thương mại, an ninh lương thực quốc gia, việc làm và an sinh xã hội cho gần 37 vạn người.

Xử nghiêm hành vi lợi dụng thương mại điện tử để vi phạm pháp luật

Thứ 3, 13/10/2020 | 20:16
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa xây dựng kế hoạch tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
Cùng tác giả

Chính phủ đồng ý Luật Kinh doanh BĐS, Nhà ở có hiệu lực sớm 6 tháng

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:56
Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch.

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:33
Hiện nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều KCN như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An có tỉ lệ thực hiện nhà ở xã hội thấp so với mục tiêu của Đề án.

Trình Quốc hội xem xét cho Luật Đất đai có hiệu lực trước 6 tháng

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:04
Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.
Cùng chuyên mục

Nông dân Bình Định chế “máy bay nông sản”, vươn tầm hội nhập

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:36
Rồng dài 9m đến xe đạp, tàu và cả máy bay được các nông dân Bình Định “chế tạo” từ chính nông sản của mình, nhằm đa dạng hóa, vươn tầm hội nhập, xuất khẩu.

Thanh Hóa: Thúc đẩy dự án đưa cây tre vươn ra thế giới

Thứ 7, 18/05/2024 | 10:00
Dự án sản xuất ván tre OSB staBOO với sự hợp tác từ Công ty staBOO Holdings AG hứa hẹn sẽ giúp đưa các sản phẩm từ cây tre Thanh Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Giá cà phê biến động: Xuất khẩu cà phê có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD?

Thứ 6, 17/05/2024 | 20:31
Nhu cầu cà phê thế giới tăng trong khi sản lượng cà phê tại nhiều nước giảm mạnh đang đẩy giá cà phê xuất khẩu lên cao.

Giá nông sản hôm nay 17/5: Vải thiều Tân Yên hút khách, hoa cúc Đà Lạt giá cao, ngô giảm

Thứ 6, 17/05/2024 | 12:26
Giá hồ tiêu đồng loạt tăng, ngô giảm phiên thứ 3, hoa cúc dịp lễ Phật đản tăng vọt, vùng vải sớm Tân Yên hút khách, rau mác đồng Cà Mau đắt hàng.

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,
     
Nổi bật trong ngày

Lần đầu tổ chức Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế Tp.HCM

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:31
Lễ hội Sâm và Hương liệu dược liệu quốc tế Tp.HCM 2024 nhằm tăng cường kết nối, thúc đẩy giao lưu thương mại, góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa Việt Nam nói chung,

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Giá cà phê biến động: Xuất khẩu cà phê có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD?

Thứ 6, 17/05/2024 | 20:31
Nhu cầu cà phê thế giới tăng trong khi sản lượng cà phê tại nhiều nước giảm mạnh đang đẩy giá cà phê xuất khẩu lên cao.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Giá nông sản hôm nay 17/5: Vải thiều Tân Yên hút khách, hoa cúc Đà Lạt giá cao, ngô giảm

Thứ 6, 17/05/2024 | 12:26
Giá hồ tiêu đồng loạt tăng, ngô giảm phiên thứ 3, hoa cúc dịp lễ Phật đản tăng vọt, vùng vải sớm Tân Yên hút khách, rau mác đồng Cà Mau đắt hàng.