Có gì mới trong báo cáo của Mỹ về quân sự Trung Quốc?

Có gì mới trong báo cáo của Mỹ về quân sự Trung Quốc?

Thứ 5, 16/05/2013 | 13:37
0
Trung Quốc chính thức sản xuất hàng loạt các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại CSA-15 sao chép lậu từ hệ thống Tor-M1 của Nga.

Báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Trung Quốc không có quá nhiều chi tiết kỹ thuật quân sự mới. Đồng thời, theo chuyên gia của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Vasily Kashin, bản báo cáo này cung cấp một số đánh giá quan trọng và thú vị liên quan đến các ưu tiên quốc phòng và triển vọng tăng trưởng tiềm năng quân sự của Trung Quốc.

Một chi tiết kỹ thuật thú vị trong báo cáo này là khẳng định cuối cùng từ các nguồn chính thức của Mỹ về việc Trung Quốc bắt đầu sản xuất và triển khai trong quân đội các tổ hợp tên lửa phòng không "Tor-M1" sao chép của Nga. Năm 1990, Nga bán cho Trung Quốc 27 tổ hợp "Tor-M1", trong quân đội Trung Quốc nó có tên là HQ-17, Mỹ gọi là CSA-15. Vụ thử nghiệm trước đây cho thấy các bức ảnh tổ hợp này đăng trên Internet của Trung Quốc.

Thế giới - Có gì mới trong báo cáo của Mỹ về quân sự Trung Quốc?

Tổ hợp tên lửa phòng không "Tor-M1"

 Nếu dữ liệu của Mỹ là chính xác, và nếu các dự án của Trung Quốc đã được thực hiện mà không có trợ giúp của Nga thì chúng ta đang đối phó với một dự án thực sự thành công và quan trọng của Trung Quốc về chiếm đoạt sở hữu trí tuệ của Nga.

Theo truyền thống, Mỹ cáo buộc Trung Quốc không minh bạch trong ngân sách quân sự và hạ thấp giá trị thực tế chi tiêu quân sự trung bình khoảng 30-100%, và trong bản báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc lần này cũng không là ngoại lệ. Báo cáo nêu rõ rằng ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc năm 2012 là 106,2 tỷ $, trên thực tế con số này có thể lên tới 135-215 tỷ. Vì vậy, báo cáo của Mỹ về ngân sách quân sự của Trung Quốc chỉ là đoán mò mà thôi.

Báo cáo cũng đặc biệt quan tâm đến sự phát triển hệ thống phòng không của Trung Quốc. Theo ước tính của Mỹ, lực lượng tên lửa phòng không của Trung Quốc sử dụng kết hợp hệ thống phòng không hiện đại Nga và Trung Quốc là một trong những quân chủng mạnh mẽ nhất thế giới.

Thế giới - Có gì mới trong báo cáo của Mỹ về quân sự Trung Quốc? (Hình 2).

Quân đội Trung Quốc gọi tổ hợp tên lửa phòng không này là HQ-17, còn Mỹ gọi là CSA-15

Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc thiết lập hệ thống phòng thủ tích hợp phòng không có khả năng đối phó với các loại mục tiêu trên không, hoạt động ở độ cao khác nhau và theo những hướng khác nhau. Theo ước tính của Mỹ, ưu tiên xây dựng hệ thống phòng không của Trung Quốc nhằm đối phó các tên lửa hành trình có độ chính xác cao và tên lửa đạn đạo.

Có xét đến các bài viết công bố trong những năm gần đây ở Hoa Kỳ nói về việc quân đội Trung Quốc có nhiều cơ sở ngầm, được cho là nơi cất giấu tiềm năng hạt nhân không được công bố, bản báo cáo thường niên của Mỹ đặc biệt chú trọng về chủ đề này. Tài liệu nói rằng kể từ giữa những năm 1980 Trung Quốc đã mở rộng quy mô và nâng cao trình độ kỹ thuật của chương trình này để xây dựng cơ sở ngầm.

Chiến dịch không kích của Mỹ đối với Iraq năm 1991 thành công khiến Trung Quốc tiếp tục mở rộng quy mô xây dựng công trình ngầm lớp sâu, là nơi bố trí các cơ sở chỉ huy, quân trang quân bị, cũng như các hệ thống vũ khí quan trọng, bao gồm cả tên lửa và vũ khí hải quân.

Tuy nhiên, báo cáo không nói gì về sự hiện diện của số vũ khí hạt nhân không công bố của Trung Quốc: theo báo cáo, cơ sở của lực lượng hạt nhân Trung Quốc là khoảng 50-75 tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong đó chỉ có một phần nhỏ có thể bắn trúng mục tiêu ở phần lớn lãnh thổ nước Mỹ. Như vậy, vũ khí hạt nhân “ngầm” của Trung Quốc có thể được coi là chủ đề đã kết thúc.

Liên quan đến tàu "Liêu Ninh" - hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, báo cáo lưu ý rằng trong tương lai gần, con tàu này có thể sẽ được bố trí tại căn cứ Yuichi tại Thanh Đảo, nơi đã xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho nó, trong tương lai cũng không loại trừ việc chuyển tàu đến căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam.

Như vậy, người Mỹ thừa nhận rằng Trung Quốc sử dụng thành tựu "Liêu Ninh" để phô trương lực lượng và cảnh báo trong khu vực xung đột ở Biển Đông.

Theo ước tính của Mỹ, nhiều người Trung Quốc ủng hộ chính sách đối ngoại năng động và ảnh hưởng của họ dần dần được phản ánh trong học thuyết quân sự. Hải quân Trung Quốc đang gia tăng sự hiện diện của mình ở nước ngoài và tích cực liên hệ với lực lượng vũ trang của các nước khác.

Trong năm 2011-2012 quân đội Trung Quốc đã tổ chức 21 cuộc tập trận chung với lực lượng vũ trang các nước khác, so với toàn bộ Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2006-2010) chỉ có 32 cuộc tập trận chung như vậy.

Như vậy, Báo cáo phản ánh một cách sinh động quá trình nổi lên của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc quân sự lớn, có tác động đáng kể nhất lên cán cân lực lượng thế giới trong thế kỷ 21.

Tường Bách (Theo News.ruvr.ru)

Sau xe tăng, tới lượt Radar Trung Quốc bị sỉ nhục ở Trung Mỹ

Thứ 5, 16/05/2013 | 13:18
Bộ Quốc phòng Ecuadorа đã hủy hợp đồng cung cấp, lắp đặt, hiệu chỉnh các đài radar YLC-2V và YLC-18 trị giá 60 triệu USD với công ty CETC (Trung Quốc) vì các radar này không thể hoạt động.

Những vũ khí 'khủng' có thể trang bị cho tàu ngầm Kilo Việt Nam

Thứ 3, 14/05/2013 | 10:49
Tàu ngầm kilo mà Việt Nam mua có thể mang ngư lôi nhanh nhất thế giới, sát thủ tàu sân bay, đạn tiêu diệt tàu mặt nước...

Hải quân Nga ‘ghen tị’ với Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Việt Nam

Thứ 6, 10/05/2013 | 08:13
Trung tâm huấn luyện tàu ngầm Kilo đang được xây dựng và lắp ráp ở Cam Ranh, nơi có một căn cứ của Hải quân Việt Nam. Một trong những bố thiết bị cuối cùng đã được chuyển đến trong tháng 4. Tờ Izvestia tiết lộ.
Cùng chuyên mục

Lý do hàng trăm đô thị của Nhật Bản có nguy cơ biến mất

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:00
Theo nghiên cứu của Hội đồng Chiến lược Dân số vừa công bố, tổng cộng 744 đô thị ở Nhật có khả năng biến mất trong tương lai do dân số giảm mạnh vì tỉ lệ sinh thấp.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.

Từ chối khí đốt Nga, các nước châu Âu yêu cầu Algeria “tăng viện”

Thứ 3, 30/04/2024 | 16:02
Cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục tác động và làm xáo trộn chuỗi phân phối năng lượng trong khu vực.