Chuyên gia y tế:

Chuyên gia y tế: "Sự việc tại Trường Ischool Nha Trang là một bài học"

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 02/12/2022 | 19:00
0
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, chỉ cần lơ đễnh hay thiếu chặt chẽ tại bất kỳ khâu nào, hậu quả sẽ rất khôn lường.

Thời gian qua, sự việc hơn 600 học sinh trường Ischool Nha Trang bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú chưa kịp lắng xuống thì tại một trường học ở Tiền Giang, 16 em học sinh sau khi ăn bánh, dưa hấu và uống sữa đã xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc phải nhập viện theo dõi và điều trị.

Sau sự việc, nhiều cơ sở giáo dục, các cơ quan chức năng tại các tỉnh thành đã kiểm tra, rà soát lại các quy trình sản xuất bữa ăn bán trú tại trường học. Câu chuyện là làm thế nào để kiểm soát được chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh?

Về vấn đề này, Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký - Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Phải thực hiện đúng quy trình

NĐT: Thưa ông, vừa qua vụ ngộ độc tập thể của hơn 600 học sinh tại trường học Ischool Nha Trang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, ông nhận định thế nào về vụ việc này?

TS.BS Trương Hồng Sơn: Có thể thấy, hiện nhiều trường duy trì phương án tự nấu, hoặc ký kết nhận cung ứng thức ăn từ đơn vị bên ngoài hoặc kết hợp thuê một công ty về thực phẩm thực hiện nấu ăn trong trường.

Dù sử dụng phương án nào trong cung ứng bữa ăn bán trú, các bếp ăn tập thể cũng phải bảo đảm nguyên tắc bếp ăn một chiều từ chế biến thức ăn sống, làm sạch, nấu chín, chia các suất ăn đến tận bàn ăn cho các em học sinh. Trong quy trình đó bảo đảm vệ sinh toàn bộ.

Nếu quy trình nào đó mất an toàn sẽ có vấn đề về thực phẩm, tôi lấy ví dụ nếu người nấu có tụ cầu vàng, bàn tay không sạch sẽ thì sẽ gây ngộ độc.

Nguyên tắc bếp ăn thực phẩm phải lưu mẫu thực phẩm trước khi nấu và thực phẩm sau khi đã nấu chín để nếu xảy ra sự cố có thể đánh giá nhiễm khuẩn giai đoạn nào và nhiễm khuẩn loại gì. Nhưng hiện nay, nhiều cơ sở chế biến thức ăn không thực hiện nghiêm túc, có nhiều bước làm không chặt chẽ.

Sức khỏe - Chuyên gia y tế: 'Sự việc tại Trường Ischool Nha Trang là một bài học'

Hơn 600 học sinh trường Ischool Nha Trang bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú.

Trong vụ việc tại trường iSchool Nha Trang, khi cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm phát hiện trong thức ăn có 3 loại vi khuẩn, nghĩa là nhiều khả năng thức ăn nhiễm khuẩn sau khi nấu.

Các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở 80 độ C. Nếu vi khuẩn có trong thức ăn chín thì chỉ xảy ra một vài khả năng: Một là khâu bảo quản sau nấu chín không tốt; hai là thức ăn có thể nấu từ hôm trước và được để thời gian quá dài; ba là, có thể thức ăn sau khi nấu chín nhưng lại sử dụng chung các dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống, khi đó vi khuẩn sẽ có cơ hội nhân lên nhanh gây ra ngộ độc. Sự việc tại Trường Ischool Nha Trang là một bài học.

Vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm, không chỉ ở khâu lựa chọn thực phẩm tươi ngon, mà còn phải thực hiện đúng quy trình về bảo quản, vận chuyển tới các em học sinh. Chỉ cần lơ đễnh hoặc không chặt chẽ bất kỳ khâu nào, hậu quả xảy ra sẽ khôn lường.

NĐT: Được biết, quy trình giám sát an toàn thực phẩm đã có những văn bản quy định rõ ràng, nhưng nhiều vụ ngộ độc bữa ăn bán trú vẫn xảy ra, theo bác sĩ nguyên nhân do đâu?

TS. BS Trương Hồng Sơn: Chúng ta đưa ra khuyến nghị theo chuẩn thế giới qua Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm 2008, có Nghị định, Thông tư của Bộ Y tế và liên tịch Bộ Y tế-Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chuẩn bữa ăn một chiều đã có, nhưng do các trường học, cơ sở cung cấp, chế biến thực phẩm thực hiện không nghiêm túc các văn bản bản, quy định của pháp luật.

Như vụ việc xảy ra tại Trường Ischool Nha Trang, nhà trường thậm chí còn không nắm được nguồn thực phẩm mua từ đâu. Về nguyên tắc trường chịu trách nhiệm vấn đề nuôi và dạy. Nhà trường có thể ký kết với các đơn vị nhưng ký kết không có nghĩa là khoán trắng, bỏ qua tất cả mà vẫn phải có người giám sát hoạt động.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

NĐT: Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm bếp ăn bán trú, theo ông các trường học cần phải làm gì? 

TS.BS Trương Hồng Sơn: Để đảm bảo quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm cần kiểm soát chặt từ nguồn nguyên liệu cho đến khâu chế biến, bảo quản, đóng gói, phân phối. Nếu nguồn nguyên liệu bị nhiễm độc, có thành phần kim loại nặng… chẳng may ăn vào dễ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, hoặc giả sử có nguồn thực phẩm tốt nhưng chế biến không đảm bảo vệ sinh cũng khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn.

Sức khỏe - Chuyên gia y tế: 'Sự việc tại Trường Ischool Nha Trang là một bài học' (Hình 2).

TS.BS Trương Hồng Sơn cho rằng cần thành lập các ban kiểm tra tiếp nhận thực phẩm bán trú, có sự góp mặt của ban lãnh đạo nhà trường, đại diện phụ huynh học sinh.

Hoặc nếu khâu kiểm soát nguyên liệu, chế biến đã được kiểm tra chặt chẽ nhưng việc bảo quản thức ăn không tốt cũng gây ra vấn đề mất an toàn thực phẩm. Bảo quản thực phẩm sau khi nấu xong, vận chuyển đến trường thế nào, nhiệt độ bao nhiêu là hợp lý, đó là cả một vấn đề.

Câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm là cả một chu trình từ ngoài đồng ruộng cho đến bàn ăn học sinh. Tất cả khâu, quy trình đều phải được kiểm soát chặt chẽ, chỉ cần lơ đễnh trong một khâu là sẽ có vấn đề ngay.

NĐT: Vậy ông có lời khuyên gì với các trường học khi ký kết hợp tác với các cơ sở cung cấp thực phẩm, bữa ăn bán trú?

TS.BS Trương Hồng Sơn: Đích cuối cùng của chúng ta là làm sao học sinh được ăn bữa ăn bán trú dinh dưỡng và an toàn. Nếu nhà trường tự tổ chức bữa ăn bán trú thì phải có bếp ăn theo đúng quy chuẩn (đủ diện tích, cắt cử giám sát), nhà trường không có bếp ăn có thể ký kết với đơn vị bên ngoài.

Tuy nhiên, cần chọn đơn vị có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và có phương án giám sát chặt chẽ. Cùng với đó, thành lập các ban kiểm tra tiếp nhận thực phẩm bán trú, có sự góp mặt của ban lãnh đạo nhà trường, đại diện phụ huynh học sinh, kiểm tra về số lượng, chất lượng thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm ghi trên bao bì, nhãn mác.

Nhiều trường học chưa "rộng cửa" để phụ huynh được góp mặt trong kiểm soát bếp ăn, bên cạnh đó phụ huynh đôi khi cũng bận rộn, không có thời gian để sát sao được hết.

Ngoài nguồn gốc thực phẩm, cũng cần kiểm tra, giám sát, thực hiện quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với người trực tiếp sơ chế, chế biến thực phẩm, với cơ sở vật chất, dụng cụ chế biến, nguồn nước…

Nhân viên y tế nhà trường thường xuyên kiểm tra, test nhanh mẫu thực phẩm hàng ngày tại các bếp ăn tập thể. Triển khai test chuyên sâu định kỳ nhằm phục vụ công tác giám sát an toàn thực phẩm.

NĐT: Xin cảm ơn ông.

Thực phẩm sạch đảm bảo an toàn cho mâm cơm của người dân cần giải pháp đồng bộ

Thứ 7, 22/10/2022 | 19:00
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, an toàn, minh bạch nguồn thực phẩm giai đoạn mới.

Tuyệt chiêu chọn mua thực phẩm tươi ngon, an toàn

Thứ 5, 25/08/2022 | 10:00
Dưới đây là mẹo giúp người tiêu dùng chọn mua được những thực phẩm tươi ngon, an toàn và bổ dưỡng nhất.

Đẩy mạnh xử lý các vi phạm trong an toàn thực phẩm, bia rượu

Thứ 2, 01/08/2022 | 21:40
Để tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm và bia rượu, các bộ, ngành liên quan cùng các địa phương cần tăng cường, phối hợp rà soát, truyền thông hơn nữa.
Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Món ăn phổ biến trong bữa cơm người Việt khiến nhiều người mắc u dạ dày

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Cà muối, dưa muối là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt. Tuy nhiên, những món ăn lên men này có thể gây ra ung thư nếu bạn không biết cách chế biến.
     
Nổi bật trong ngày

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Đồng Nai: Phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận 0,6kg

Thứ 7, 27/04/2024 | 16:10
Các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai 2 đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối bướu thận phải kích thước 8cm

Đồng Nai: Cảnh báo sản phẩm Detox Táo, Táo Vip Slim không đảm bảo an toàn

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:00
Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.