Chuyên gia chỉ cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 05/03/2024 | 17:19
0
Nhiễm khuẩn tai mũi họng là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp và các biến chứng.

Tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là hiện tượng El Nino khắc nghiệt hiện nay càng làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân gây ra gần 20% tổng số ca tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của trẻ em trên thế giới. Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến bao gồm: Viêm mũi họng cấp, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang.

Sức khỏe - Chuyên gia chỉ cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ

Tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em.


BS.CKII Lâm Hoàng Yến – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ, tai, mũi và họng là những cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp và có liên quan đến nhau. Do vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, tai mũi họng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí và thức ăn hàng ngày, đồng thời với cả các tác nhân gây bệnh như khói bụi, vi khuẩn, virus… Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến thường gặp như viêm mũi họng cấp, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang,…

Nhiễm trùng tai mũi họng phổ biến ở đối tượng trẻ em và thường xuyên tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị dứt điểm, chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng não, viêm xương chũm, biến chứng nội sọ,...

BS.Lâm Hoàng Yến chỉ ra nguyên nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng cao ở trẻ, cụ thể là: Do những khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch: Theo các nghiên cứu, trẻ em trong độ tuổi dưới 12 tuổi có nguy cơ cao nhiễm trùng do sự chưa hoàn thiện hệ thống miễn dịch.

Các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch có liên quan đến viêm đường hô hấp thường xuyên. Nghiên cứu đã được chứng minh rằng 57% trẻ em bị viêm đường hô hấp tái phát (ít nhất ba đợt một năm trong ít nhất 2 năm) bị thiếu một trong các kháng thể IgG và 17% bị thiếu IgA. Thiếu kháng thể IgG khá nổi bật ở trẻ nhỏ, cho thấy sự non nớt của hệ thống miễn dịch và là một trong những yếu tố có thể gây bệnh.

Các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch và thiếu hụt IgA được biết là có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên do vi khuẩn và virus gây ra.

Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: Môi trường ô nhiễm, khí hậu thay đổi cộng thêm những tổn thương do Covid-19 làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng.

Sức khỏe - Chuyên gia chỉ cách phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ (Hình 2).

BS.CKII Lâm Hoàng Yến chỉ ra nguyên nhân mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng cao ở trẻ (Ảnh: BSCC).

Theo BS. Lâm Hoàng Yến, hiện nay, biện pháp điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến là điều trị triệu chứng và sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Đối với những nguyên nhân là virus thì việc lựa chọn điều trị bằng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả.

Đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, nguyên nhân chủ yếu có thể là virus. Nếu viêm đường hô hấp do nguyên nhân là virus thì có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để phòng ngừa. Còn đối với nguyên nhân là vi khuẩn hiện nay mới chỉ có phế cầu là có vắc-xin đặc hiệu, đây cũng là loại vi khuẩn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Vắc-xin có vai trò quan trọng phòng ngừa nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng mà chưa có vắc-xin đặc hiệu như Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogene. Đối với những chủng vi khuẩn này, ly giải vi khuẩn sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng thủ.

Theo bác sĩ, ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi một hỗn hợp các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý tai mũi họng.… Ly giải vi khuẩn chính là những mảnh vỡ của tế bào vi khuẩn nên không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ được các đặc trưng của vi khuẩn; khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Đây là cơ chế gần giống với các dạng vắc-xin.

“Sử dụng ly giải vi khuẩn với dạng viên ngậm kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tại vị trí dùng như niêm mạc mũi họng, khoang miệng, chống lại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng. Việc sử dụng ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C dẫn đến sự gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Nếu sử dụng kết hợp 2 yếu tố này đều đặn sẽ giảm hơn 50% tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp”, BS.CKII Bác sĩ Lâm Hoàng Yến cho biết.

Các chuyên gia y tế cho rằng các phụ huynh lưu tâm phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp sẽ giúp làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới, giảm tỉ lệ tử vong, giảm chi phí điều trị và gánh nặng y tế. Đồng thời, giảm tình trạng kháng kháng sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Uống 1 lít rượu, người phụ nữ sùi bọt mép, suy hô hấp

Thứ 6, 05/01/2024 | 09:05
Người phụ nữ nhập viện trong tình trạng hôn mê, thở ngáy, sùi bọt mép, da niêm mạc nhợt, đồng tử 2 bên co nhỏ, người lạnh, huyết áp tụt, suy hô hấp.

Giám sát trọng điểm lồng ghép Covid, cúm và các tác nhân đường hô hấp

Thứ 6, 15/12/2023 | 20:48
Kết quả 10 năm giám sát hội chứng cúm tại Việt Nam, cho thấy các virus cúm lưu hành quanh năm với tỉ lệ mắc cúm hàng năm khoảng 21%.

Bộ Y tế khuyến cáo gì khi dịch bệnh đường hô hấp ở nhiều nước tăng?

Thứ 2, 04/12/2023 | 17:10
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là.
Cùng tác giả

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Bảo đảm Kỳ họp thứ 7 diễn ra an toàn, hiệu quả, chất lượng cao nhất

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:26
Ông Trần Thanh Mẫn đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo, tờ trình, đảm bảo chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét 39 nội dung

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:31
Dự kiến Kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều ngày 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội với 2 đợt.

Nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số trong truyền thông pháp luật

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:09
Sáng kiến nâng cao cơ hội được tiếp cận hoạt động truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho người lao động phi chính thức ở 5 xã thuộc Nghệ An.

Ứng dụng CNTT trong tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý là xu thế tất yếu

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:07
Sau 12 tháng triển khai thí điểm, sáng kiến đã xây dựng được mạng lưới truyền thông pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trên nền tảng kỹ thuật số.
Cùng chuyên mục

Bộ Y tế cấp phép vắc-xin phòng sốt xuất huyết

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:31
Cục Quản lý Dược cấp phép cho 40 vắc-xin, sinh phẩm y tế, trong đó có vắc-xin sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. 

Quảng Ninh: “Mạnh tay” với vi phạm về an toàn thực phẩm

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:26
Chỉ trong vòng 1 tháng, các cơ quan chức năng và địa phương tỉnh Quảng Ninh xử phạt hơn 90 tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm số tiền gần 700 triệu đồng.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn và giải pháp từ men vi sinh Subatona

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Tình trạng con biếng ăn, chậm lớn đang là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn là do đâu? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé.

Đà Nẵng: Ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:36
Chiều 15/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức ký kết Hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan giữa 2 bệnh viện.

Phẫu thuật khẩn cho người phụ nữ thủng ruột non do nuốt nhầm tăm tre

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:49
Nữ bệnh nhân 43 tuổi không biết bản thân nuốt nhầm tăm tre, tự mua thuốc uống không thuyên giảm, nhập viện cấp cứu được chỉ định phẫu thuật lấy dị vật khẩn cấp.
     
Nổi bật trong ngày

Khúc gỗ “sần sùi” nhưng từng được rao bán đến 10 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Có dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết khúc gỗ này được rao bán với giá lên đến 10 tỷ đồng.

Ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:30
Tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Tp.HCM: Xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tiêm filler và botox trái phép

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:56
Thanh tra 2 Sở phối hợp kiểm tra, phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình.

Tin tức Đời sống 15/5: Uống thuốc bổ não trước mùa thi có hiệu quả?

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:01
Cập nhật tin tức đời sống ngày 15/5: Không nên lạm dụng thuốc bổ não trước mùa thi; Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng...

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.