“Chuyện dài kỳ” di dời nhà máy ra khỏi nội đô

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 3, 11/10/2022 | 16:00
0
Quy hoạch phải đi trước một bước và việc thực hiện đúng quy hoạch là vấn đề cần được chú trọng trong việc di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi nội đô.

Đất vàng hoá cao ốc

Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài khu vực nội thành đã được lãnh đạo Thành phố Hà Nội đặt ra từ đầu những năm 2000, cùng với đó là di dời các Sở, Ngành của thành phố và 26 cơ sở giáo dục ra khỏi khu vực nội đô.

Kỳ họp thứ 7 HĐND thành phố Hà Nội vừa qua đã thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố đợt 1. Theo đó, sẽ có 10 khu vực nhà máy sắp phải di dời khỏi nội thành Hà Nội.

Theo tìm hiểu của Người Đưa Tin, nhiều khu đất trống tại các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn Hà Nội sau khi di dời đã nhanh chóng được hô biến thành các dự án cao ốc.  

Điển hình tại quận Thanh Xuân – nơi trước đây được ví như thủ phủ của các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Sau khi di dời các cơ sở công nghiệp khỏi khu vực này, những chung cư, văn phòng ùn ùn mọc lên ngay lên giữa thành phố.

Tiêu biểu có thể kể đến khu đất tại 90 Nguyễn Tuân có diện tích 3,7ha trước đây do một Xí nghiệp xe buýt thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý, sử dụng. 

Vốn dĩ khu đất này được cho phép thực hiện dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên hậu di dời nhà máy. Tuy nhiên, tháng 7/2017, UBND Tp.Hà Nội đã ký quyết định thu hồi khu đất này và giao cho Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Dự án gồm 87 nhà thấp tầng và 2 tòa nhà cao tầng cao 29 tầng nổi.

Chỉ trên con đường Nguyễn Tuân dài 1km hiện đã có đến 3 dự án cao ốc mọc trên đất công nghiệp sau di dời nhà máy. Điển hình là dự án Thống Nhất Complex với tổ hợp nhà liền kề, trung tâm thương mại và căn hộ trên diện tích gần 18.000 m2 tại số 82 Nguyễn Tuân vốn là đất công nghiệp của Công ty TNHH MTV Thống Nhất, tiền thân là Nhà máy xe đạp Thống Nhất.

Tiếp đến là khu đất 2,2ha sau khi bị thu hồi của Công ty cổ phần dệt Mùa Đông đã được giao lại cho Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông-VID, một công ty do chính công ty dệt Mùa Đông sáng lập, để thực hiện dự án xây dựng Tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng gồm 4 toà cao từ 27 - 35 tầng với hơn 1.500 căn hộ.

Bất động sản - “Chuyện dài kỳ” di dời nhà máy ra khỏi nội đô

Hàng loạt các cao ốc thi nhau mọc trên đất di dời, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Ngoài ra, tình trạng hàng loạt các cao ốc thi nhau mọc trên đất di dời, cổ phần hóa doanh nghiệp còn rải rác quanh Hà Nội như tòa nhà 8B Lê trực, dự án công ty Dệt 8/3 (số 460 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); dự án của công ty cổ phần May Thăng Long (số 250 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng); dự án công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (229 Tây Sơn, quận Đống Đa); dự án nhà máy Bánh kẹo Tràng An (số 1 Phùng Chí Kiên, quận Cầu Giấy).

Nhiều vướng mắc

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Trần Đình Tùng - Chủ tịch Hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam nhận định, khi các nhà máy nằm trong nội đô ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường, quy hoạch, hạ tầng, kiến trúc tổng thể cũng như sự phát triển chung của toàn thành phố.

“Do đó, việc Hà Nội có chủ trương di dời các nhà máy ra khỏi khu vực nội thành là một điều tất yếu”, ông Tùng nói.

Theo ông Tùng, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội đô cần được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, cây xanh, bãi đỗ xe, công trình hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Các công trình này sẽ vừa không làm tăng chất thải cho khu vực nội thành, vừa đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị.

Vị Chủ tịch Hội Kỹ sư Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng, dù có quy hoạch rõ ràng nhưng để đi từ trên văn bản đến ra ngoài thực tiễn vẫn phát sinh ra nhiều vấn đề. Vì vậy việc tái thiết đô thị từ quỹ đất di dời các cơ sở công nghiệp cũ cần được lập quy hoạch tổng thể chi tiết, thiết kế đô thị, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế đầu tư, xây dựng công trình theo từng lô đất, khu đất.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam nhấn mạnh: Việc các bộ, ngành, nhà máy chậm di dời và giao lại đất cho Hà Nội quản lý, sử dụng là do đang vướng ở Luật Đất đai.

Ông nói rằng, dù nhiều đơn vị đã được Hà Nội bố trí quỹ đất xây dựng trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ vì còn thời hạn giao đất, đây được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến những trì trệ như hiện nay.Đồng thời còn một vấn đề quan trọng đặt ra nữa là mục đích sử dụng của khu đất sau khi di dời như thế nào cũng cần phải được chú trọng, giám sát nghiêm túc theo đúng quy hoạch. 

Bất động sản - “Chuyện dài kỳ” di dời nhà máy ra khỏi nội đô (Hình 2).

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam.

Ông Nghiêm kiến nghị, để đảm bảo quỹ đất trống sẽ được khai thác theo đúng quy hoạch tổng thể đề ra trước đó, các cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát chặt chẽ quá trình xây dựng. Đất đó khi thu hồi phải có quy hoạch rõ ràng, kỹ lượng, tổng thể dựa trên đánh giá nhu cầu của đô thị không chỉ là hiện tại mà là tương lai, đảm bảo các yếu tố cân bằng dân cư với môi trường.

“Trong đó ưu tiên cao nhất là làm công viên, công trình tiện ích công cộng. Còn nếu quá thiếu đất ở thì mới tính đến phương án xây chung cư”, ông Nghiêm nói và cho rằng, thời gian tới, Hà Nội cần mở rộng thanh tra, kiểm tra các khu vực để làm rõ những bất cập tồn đọng trong quản lý quy hoạch, xây dựng.

Song song, để thực hiện tốt chủ trương này, theo ông Nghiêm, Hà Nội cần xem xét tổng thể về khung pháp lý, về cơ chế chính sách để phát hiện các vấn đề còn vướng mắc. Đối với các vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền thì Hà Nội cần đề xuất phương án để tháo gỡ một cách kịp thời. Đối với các vấn đề vượt quá thẩm quyền, Hà Nội cần chủ động báo cáo lên các cấp có thẩm quyền để tìm hướng giải quyết.

Những nhà máy trên "đất vàng" ở Hà Nội sắp được di dời

Chủ nhật, 10/07/2022 | 10:05
Nhà máy Bia Hà Nội, công ty Thuốc lá Thăng Long, nhà máy xe lửa Gia Lâm... là những nhà máy sẽ được di dời khỏi "đất vàng" Thủ đô theo quy hoạch thành phố.

Di dời Nhà máy bia Hà Nội khỏi “đất vàng” Thủ đô

Thứ 6, 24/06/2022 | 15:03
Nhà máy Bia Hà Nội và 8 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên sẽ di dời theo quy hoạch trong 5 năm tới.

Cao ốc mọc trên "đất vàng": Hiện trạng khu đất 13.000m2 hậu di dời nhà máy May Thăng Long

Thứ 3, 23/03/2021 | 11:17
Khu đất đắc địa nằm trên mặt đường Minh Khai của CTCP May Thăng Long đến nayvẫn còn một toà nhà xây dang dở, với những khối bê tông, sắt thép đã hoen gỉ, nhếch nhác.
Cùng tác giả

Công ty của "vua hàng hiệu" báo lãi lớn, đưa dư nợ trái phiếu về 0

Thứ 4, 15/05/2024 | 16:02
Công ty của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết trong năm 2023 đã thực hiện 3 đợt thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho lô IPP_BOND_2016_001 để đưa dư nợ về 0.

Công ty Đường Man báo lỗ năm thứ 4 liên tiếp

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:23
Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của CTCP Đường Man ghi nhận ở mức 73,8 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với năm liền kề trước đó.

Đất Xanh đổi phương án dùng vốn từ trả lương sang trả nghĩa vụ thuế

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:02
Tháng 1/2024, Đất Xanh đã chào bán thành công 101,6 triệu cổ phiếu (chưa trừ chi phí phát hành) thu về hơn 1.220 tỷ đồng để bổ sung vốn cho hoạt động công ty.

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.

Giá bật tăng, thị trường cho thuê căn hộ chung cư Hà Nội “nóng” trở lại

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:15
Chung cư cho thuê tại Hà Nội thời gian qua tăng giá mạnh. Xu hướng nhà đầu tư mua chung cư sau đó cho thuê lại để bảo toàn dòng tiền đang trở lại.
     
Nổi bật trong ngày

Mua dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, “may ít rủi nhiều”

Thứ 5, 16/05/2024 | 18:58
Việc dự án chưa đủ điều kiện pháp lý, nhưng các chủ đầu tư đã huy động vốn qua hình thức đặt cọc giữ chỗ, phiếu thu có thể khiến khách hàng gặp rủi ro.

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Loạt doanh nghiệp bất động sản "nặng gánh" với khoản nợ trái phiếu

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:51
Trong năm 2024 có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, trong đó, nhiều “ông lớn” bất động sản có nợ trái phiếu đáo hạn lên tới nghìn tỷ.