Chứng nhận nghề nghiệp: Nâng cao trình độ hay thêm gánh nặng nhà giáo?

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 5, 25/01/2024 | 14:35
1
Các chuyên gia cho rằng việc xây dựng Luật Nhà giáo cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, lấy ý kiến từ thực tế những người giảng dạy tránh phiền toái cho người giáo viên.

Vừa qua, tại hội thảo tham vấn chuyên môn về việc xây dựng Luật Nhà giáo, đại điện Bộ GD&ĐT thông tin  dự kiến quy định nhà giáo là người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo theo quy định, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều đáng chú ý, chính sách này quy định chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, chức danh nhà giáo, giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo. Trong đó, giấy chứng nhận nghề nghiệp nhà giáo là điểm mới dự kiến được đưa vào Luật Nhà giáo.

Trước đề xuất này, nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc có hay không nên nhà giáo cần thêm một giấy chứng nhận nghề nghiệp?

Chứng nhận nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS. Hoàng Ngọc Vinh -  nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT đánh giá yêu cầu có giấy phép hoặc chứng nhận để trở thành giáo viên được nhiều quốc gia yêu cầu nhất là đối với các trường công lập.

“Việc cấp phép đảm bảo rằng giáo viên đáp ứng các tiêu chí giáo dục và đào tạo cụ thể, chứng tỏ họ có khả năng giảng dạy và quản lý lớp học. Giấy chứng nhận này phản ánh trình độ học vấn, kinh nghiệm thực hành giảng dạy, năng lực chuyên môn theo vị trí chức danh nghề dạy học, việc nâng cao năng lực qua các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ. Đôi khi giáo viên muốn có giấy chứng nhận này phải vượt qua các kỳ thi cấp giấy phép”, ông Vinh bày tỏ.

Theo chuyên gia, nhiều ý kiến cho rằng việc cấp chứng nhận làm phiền hà thủ tục hành chính, giấy phép “con”,…dư luận có phản ứng như vậy là do những người tham gia soạn thảo nội dung này chưa thật sự làm rõ được mục đích, ý nghĩa và giá trị của giấy phép này.

Giáo dục - Chứng nhận nghề nghiệp: Nâng cao trình độ hay thêm gánh nặng nhà giáo?

TS. Hoàng Ngọc Vinh -  nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT.

Về mục đích của việc cấp giấy chứng nhận, ông Vinh cho biết: “Điều này phù hợp với chính sách đổi mới giáo dục và mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học sinh.

Giúp đảm bảo rằng những người bước vào nghề có kiến thức và kỹ năng cần thiết để giáo dục học sinh một cách hiệu quả qua khả năng hiểu biết về môn học, phương pháp giảng dạy và kỹ năng quản lý lớp học góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục”.

Ngoài ra, đây cũng thể hiện một bộ tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức mà các nhà giáo dục phải tuân thủ. Thể hiện mức độ chuyên nghiệp theo chức danh và sự cam kết của nhà giáo trong một lĩnh vực quan trọng và ảnh hưởng lớn như giáo dục.

Cũng theo ông Vinh ngay cả khi các giáo viên đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng sư phạm, nhưng vẫn luôn tồn tại khoảng cách giữa năng lực đầu ra của người tốt nghiệp về mặt học thuật và kỹ năng giảng dạy thực tế.

“Nhiều kỹ năng thực hành sư phạm, ứng dụng công nghệ trong thiết kế bài giảng, giảng dạy... quản lý lớp học, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp giáo sinh ra trường còn thiếu hụt so với yêu cầu dạy học với sự đa dạng về cách học của học sinh, về nhu cầu vùng miền cụ thể”, ông Vinh bày tỏ.

Giáo dục - Chứng nhận nghề nghiệp: Nâng cao trình độ hay thêm gánh nặng nhà giáo? (Hình 2).

Có nên hay không việc cần cấp phép chứng chỉ hành nghề giáo viên (Ảnh: Hữu Thắng).

Nhiều băn khoăn về cơ quan cấp phép giấy chứng nhận

Là một giáo viên phổ thông đã có 12 năm tham gia giảng dạy ở các môi trường công lập và ngoài công lập, chia sẻ với Người Đưa Tin, ông Hồ Như Hiển - Trường liên cấp Đông Bắc Ga, Thanh Hoá bày tỏ: “Tôi thấy dự thảo cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho giáo viên là chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế của giáo dục Việt Nam hiện nay”.

Theo ông Hiển, kinh phí để cấp giấy chứng nhận sẽ rất tốn kém, dù Bộ GD&ĐT có chủ trương cấp miễn phí nhưng để được cấp giấy chứng nhận sẽ phải qua nhiều công đoạn và nguồn lực.

“Việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp là sự chồng chéo lên các loại bằng cấp, chứng chỉ, giấy tờ, mà giáo viên đã có. Bằng đại học sư phạm, các chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, các giấy tờ liên quan đến biên chế, hợp đồng lao động đều đã quy định rõ ràng nghề nghiệp của người tham gia quá trình giáo dục đào tạo là gì, không có lý do gì bày thêm giấy chứng nhận để làm nhiêu khê, phức tạp, chồng chéo thêm”, ông Hồ Như Hiển bày tỏ quan điểm.

Cùng với đó, giấy chứng nhận chưa chứng minh được việc có nâng cao chất lượng giảng dạy và giảm bớt thủ tục hành chính cồng kềnh, phiền toái cho giáo viên.

Giáo dục - Chứng nhận nghề nghiệp: Nâng cao trình độ hay thêm gánh nặng nhà giáo? (Hình 3).

Ông Hồ Như Hiển lo lắng những bất cập xung quanh giấy chứng nhận nghề nghiệp giáo viên.

Thầy giáo cho rằng giấy chứng nhận nghề nghiệp do ai cấp, căn cứ nào để cấp, giá trị pháp lý như thế nào, thời gian hiệu lực bao lâu, thu hồi, xóa bỏ ra sao vẫn chưa cụ thể. Với những nội dung chưa cụ thể, nhất thiết không đưa ra để gây dư luận.

Cuối cùng, việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp đã đồng thời với việc đưa nghề giáo trở thành nghề kinh doanh có điều kiện, điều này rất bất hợp lý trong các chính sách về giáo dục hiện nay.

Trước đề xuất này, ông Hồ Như Hiển đề xuất: “Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu thật kỹ, đi lên từ thực tế, cơ sở để nắm bắt những hạn chế, tồn tại, yếu kém và tìm cách khắc phục bằng hành động cụ thể chứ không phải bằng cách ban hành các giấy tờ, thủ tục để làm trầm trọng thêm các khó khăn của ngành giáo dục nói chung và thầy cô giáo nói riêng”.

Đồng thời, nên có những hệ thống chính sách thật sự cần thiết, đúng với thực tiễn, đơn giản, minh bạch, đảm bảo cho các thầy, cô giáo "sống được" với nghề dạy học.

“Đối với việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp thì đơn vị cấp phải là hội/hiệp hội nhà giáo, trong khi đó, hội này chưa tồn tại trên thực tế ở Việt Nam.

Nếu muốn tổ chức cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho giáo viên, Nhà nước cần ban hành quy định việc giáo viên tổ chức hiệp hội/hội nhà giáo. Hội nhà giáo phải có tư cách pháp nhân, độc lập và tự chủ hoàn toàn về mọi mặt chứ không phải do Bộ GD&ĐT lập ra, là cánh tay của bộ để quản lý giáo viên”, ông Hồ Như Hiền đưa ra ý kiến.

Hội nhà giáo sẽ làm những nhiệm vụ riêng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhà giáo mà Bộ GD&ĐT không thể can thiệp, khi đó, việc cấp giấy chứng nhận mới có hiệu quả thực chất.

Nhằm thể chế đầy đủ các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và vai trò, vị trí quan trọng của đội ngũ nhà giáo, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, ngày 29/6/2023, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề pháp luật tháng 6 năm 2023, trong đó xem xét Tờ trình của Bộ GD&ĐT về đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo.

Tại cuộc họp. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết luận: thống nhất với Tờ trình của Bộ GD&ĐT về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, về các chính sách dự kiến đưa vào nội dung của Luật. Thủ tướng giao Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ; phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để rà soát, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, đưa việc xây dựng Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng pháp luật.

Xây dựng Luật Nhà giáo không phải để quản lý giáo viên

Thứ 6, 19/01/2024 | 17:52
Việc xây dựng luật nhằm đáp ứng phát triển về số lượng, chất lượng, nâng cao đời sống giáo viên nhằm đáp ứng việc đào tạo nhân lực hiện nay.

Xem xét bổ sung Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng Luật năm 2024

Chủ nhật, 10/12/2023 | 18:16
Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi)... là các dự án luật sẽ được xem xét bổ sung vào chương trình xây dựng luật năm 2024.

Thông qua Luật Nhà ở, Tổng Liên đoàn Lao động được làm nhà ở xã hội

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:09
Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) với 423/468 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Luật gồm 13 chương và 198 điều.
Cùng tác giả

Tạo động lực cho người trẻ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:23
Với khả năng thích ứng, luôn tìm tòi, ham học hỏi, các em học sinh, sinh viên là lực lượng quan trọng để phát triển, đổi mới đất nước.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia tại Cần Thơ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:30
Ngày 12/5, tại Tp.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 6.

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.

Địa phương nào có thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 cao nhất cả nước?

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:39
Kết thúc thời gian đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024, đã có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký trên hệ thống thi của Bộ GD&ĐT, Hà Nội nhiều nhất 109.078 thí sinh.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 11/5/2024: Nắng nhẹ trước khi mưa dông tiếp diễn

Thứ 7, 11/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (11/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 11/5: Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh; Dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp, lo ngại thiên tai cực đoan...

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia tại Cần Thơ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:30
Ngày 12/5, tại Tp.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 6.

Hội đồng Anh lên tiếng về việc cấp sai phép hơn 90.000 chứng chỉ IELTS

Thứ 7, 11/05/2024 | 19:40
Hội đồng Anh chính thức lên tiếng về kết luận của Thanh tra Bộ GD-ĐT cho rằng đơn vị này cấp sai quy định hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis trong năm 2022.