Chủ tịch Hạ viện Mỹ mất ghế, tương lai viện trợ Ukraine ngày càng u ám

Chủ tịch Hạ viện Mỹ mất ghế, tương lai viện trợ Ukraine ngày càng u ám

Thứ 4, 04/10/2023 | 12:02
0
Việc loại ông McCarthy khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ do chính các thành viên cực hữu trong đảng của ông – vốn phản đối viện trợ cho Ukraine – khởi xướng và thúc đẩy.

Tình huống kịch tính một lần nữa lại xảy ra trên Đồi Capitol hôm 3/10, khi Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy mất chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau cuộc bỏ phiếu “chưa từng có tiền lệ”.

Nghị quyết loại ông McCarthy khỏi vị trí hàng đầu Hạ viện Mỹ do Hạ nghị sĩ Matt Gaetz khởi xướng, đã được thông qua với tỉ lệ 216-210. Trong số 216 phiếu ủng hộ có lá phiếu của ông Gaetz và 7 đảng viên Đảng Cộng hòa khác, cùng với 208 đảng viên Đảng Dân chủ.

Hạ viện Mỹ hiện có nhiệm vụ bầu ra một người đứng đầu mới trước khi có thể tiến hành bất kỳ hoạt động nào khác.

Quá trình lựa chọn lãnh đạo mới cho cơ quan dân biểu này sẽ gợi nhớ đến cuộc bầu cử kéo dài 15 ngày với 15 vòng bỏ phiếu hồi tháng 1, dẫn đến việc ông McCarthy giành được chiếc ghế mà ông vừa bị buộc phải từ bỏ.

Vì đâu nên nỗi?

Trong lịch sử 234 năm của Hạ viện Mỹ, việc các nhà lập pháp bãi nhiệm và thay thế người đứng đầu như thế này là chưa từng xảy ra trước đây.

Lần gần nhất cơ quan này bỏ phiếu về kiến nghị loại bỏ Chủ tịch Hạ viện diễn ra vào năm 1910 nhằm vào Chủ tịch Hạ viện lúc bấy giờ là ông Joe Cannon của Đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, nghị quyết đã không thành công.

Lần này, đáng chú ý, quá trình tước quyền lực của ông McCarthy do chính các thành viên cực hữu trong đảng của ông khởi xướng và thúc đẩy.

Một số đảng viên Đảng Cộng hòa cực hữu đã phản đối ông McCarthy nhậm chức Chủ tịch Hạ viện ngay từ đầu, nhưng nguyên nhân ngay lập tức là do ông McCarthy đã làm việc với Đảng Dân chủ để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời hôm 30/9 nhằm tránh việc chính phủ đóng cửa.

Thế giới - Chủ tịch Hạ viện Mỹ mất ghế, tương lai viện trợ Ukraine ngày càng u ám

Ông Kevin McCarthy nói chuyện với các phóng viên, vài giờ sau khi ông bị cách chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, ngày 3/10/2023. Ảnh: Al Jazeera

Mặc dù biện pháp tạm thời đó, sẽ hết hạn vào ngày 17/11, không bao gồm thêm viện trợ cho Ukraine, ông McCarthy đã đồng ý đưa ra một biện pháp riêng để phân bổ thêm tiền cho Kiev, khiến các thành viên cực hữu trong phe của ông tức giận.

Hạ viện Mỹ hiện đang ở trong tình huống chưa bao giờ gặp phải trước đây. Ông McCarthy hôm 3/10 cho biết ông sẽ không tái tranh cử chức Chủ tịch Hạ viện, đồng thời cũng chưa nghĩ đến việc rời bỏ Quốc hội. Nhưng không rõ ai sẽ thay thế ông đảm nhận chiếc “ghế nóng” này.

Trong tương lai, nhóm cực hữu nói trên của Đảng Cộng hòa, dù nhỏ, có thể sẽ không ủng hộ bất kỳ nhà lập pháp nào mà họ không coi trọng, và vì vậy không rõ ai sẽ có thể giành được 218 lá phiếu cần thiết để trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ tiếp theo.

Ai tạm thời thay thế ông McCarthy?

Hậu quả của việc Hạ viện Mỹ trong cảnh “rắn mất đầu” là rất lớn. Vì Quốc hội kiểm soát “hầu bao”, Hạ viện và Thượng viện phải thông qua các dự luật phân bổ ngân sách để tài trợ cho chính phủ liên bang trước khi biện pháp tạm thời hiện tại hết hiệu lực vào giữa tháng 11. Nếu không, chính phủ sẽ phải đóng cửa, gây ra tổn thất lớn cho nền kinh tế Mỹ.

Do tính chất “chưa từng có tiền lệ” của tình hình, không rõ các Hạ nghị sĩ sẽ mất bao lâu để tìm ra chủ nhân mới cho chiếc búa quyền lực của Chủ tịch Hạ viện. Hạ nghị sĩ Patrick McHenry – một đồng minh trung thành của ông McCarthy – sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch lâm thời cho đến khi Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát bầu được lãnh đạo mới.

Ông McHenry được chọn vì tên của ông đứng đầu danh sách những người thay thế mà ông McCarthy được yêu cầu cung cấp cho Ban Thư ký Hạ viện hồi tháng 1.

Danh sách kế nhiệm không công khai được yêu cầu lập kể từ năm 2003, một phần của kế hoạch dự phòng sau sự kiện ngày 11/9, nhằm duy trì hoạt động của chính phủ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ nước ngoài hoặc thảm họa khác.

Thế giới - Chủ tịch Hạ viện Mỹ mất ghế, tương lai viện trợ Ukraine ngày càng u ám (Hình 2).

Hạ nghị sĩ Patrick McHenry – một đồng minh trung thành của ông McCarthy – đảm nhận vai trò Chủ tịch lâm thời cho đến khi Hạ viện Mỹ bầu được lãnh đạo mới. Ảnh: Getty Images

Với tư cách là Chủ tịch lâm thời, ông McHenry sẽ chỉ có quyền giải tán Hạ viện, hoãn họp và công nhận các đề cử cho vị trí chính thức đang bị để trống.

Ông McHenry hôm 3/10 đã lên tiếng bảo vệ ông McCarthy, kêu gọi các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của ông xem xét lại việc bỏ phiếu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện.

Trong khi sự hỗn loạn này làm giảm khả năng Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu trước thời hạn giữa tháng 11, nó cũng khiến tương lai viện trợ của Mỹ cho Ukraine ngày càng u ám. Đó là bởi vì các thành viên cực hữu của Đảng Cộng hòa phản đối kịch liệt dòng viện trợ đang chảy tới Ukraine. Và tân Chủ tịch Hạ viện Mỹ có thể không muốn thúc đẩy vấn đề sau khi đã chứng kiến những gì diễn ra với ông McCarthy.

Mặc dù thực tế là đa số các nhà lập pháp Mỹ ủng hộ viện trợ liên tục cho Ukraine, nhưng Chủ tịch Hạ viện Mỹ mới là người quyết định dự luật nào sẽ được đưa ra bỏ phiếu.

Khi nào Hạ viện Mỹ chọn lãnh đạo mới?

Sau cuộc bỏ phiếu “soán ngôi” của ông McCarthy, Chủ tịch lâm thời McHenry đã giải tán Hạ viện, nhưng các nhà lập pháp có thể triệu tập lại bất cứ lúc nào.

Trong cuộc họp kín của Đảng Cộng hòa tối 3/10, ông McHenry thông báo rằng ông có kế hoạch giữ nguyên Hạ viện cho đến tuần sau. Một diễn đàn cho các ứng cử viên chức Chủ tịch Hạ viện sẽ được tổ chức vào ngày 10/10, và một cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng tại Hạ viện sẽ được tổ chức vào ngày 11/10.

Bất cứ khi nào Hạ viện triệu tập lại, các nhà lập pháp có thể đề cử bất kỳ cá nhân nào họ muốn vào vị trí Chủ tịch, theo sau đó là cuộc bỏ phiếu đề cử.

Các thành viên Hạ viện không bắt buộc bỏ phiếu cho các cá nhân được đề cử. Nhưng để giành được đề cử, ứng viên phải có được đa số đơn giản.

Những ứng viên có khả năng được đề cử bao gồm ông Steve Scalise Lãnh đạo Đa số Hạ viện, ông Tom Emmer Phó lãnh đạo Đa số Hạ viện, ông Tom Cole Chủ tịch Ủy ban Nội quy Hạ viện, và ông Jodey Arrington Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện. Nhưng vẫn chưa rõ những ai trong số những ứng viên tiềm năng này sẽ ra ứng cử.

Minh Đức (Theo NY Post, GZero Media, Bloomberg)

Bước ngoặt then chốt về viện trợ quân sự cho Ukraine đang đến gần

Thứ 3, 03/10/2023 | 14:34
Chuyên gia chỉ ra rằng đã xuất hiện các dấu hiệu cho thấy các nước phương Tây “có giới hạn của họ” khi nói đến viện trợ quân sự cho Ukraine.

Tình huống kịch tính trên Đồi Capitol và niềm tin của Ukraine

Thứ 2, 02/10/2023 | 15:13
Các quan chức chính quyền Tổng thống Zelensky vẫn không mất niềm tin, bất chấp việc dự luật chi tiêu mới của Mỹ đã loại trừ hàng chục tỷ USD viện trợ cho Ukraine.

Chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ vẫn bị bỏ trống

Thứ 5, 05/01/2023 | 12:21
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Kevin McCarthy hôm 4/1 đã lần thứ sáu thất bại trong việc giành đủ phiếu bầu cho phép ông ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Hạ viện Mỹ.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị cho yếu tố chiến thuật bất ngờ?

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:00
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một lượng lớn quân được cho là đã được tập trung. Điều này cho thấy sự nghiêm túc của Nga trong các hoạt động ở Kharkov.

Thủ tướng Armenia gặp ông Putin sau lễ nhậm chức của Tổng thống Nga

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:35
Trong cuộc hội đàm, ông Putin mời Thủ tướng Armenia thảo luận về các vấn đề an ninh trong khu vực, ám chỉ tư cách thành viên CSTO của Yerevan.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.

Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị cho yếu tố chiến thuật bất ngờ?

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:00
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một lượng lớn quân được cho là đã được tập trung. Điều này cho thấy sự nghiêm túc của Nga trong các hoạt động ở Kharkov.

Hoan nghênh Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:15
Việt Nam hoan nghênh Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức phiên điều trần ngày 8/5 vừa qua và đây là một bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.