Chỉnh sửa gen sẽ giúp giải quyết các thách thức trong nông nghiệp

Chỉnh sửa gen sẽ giúp giải quyết các thách thức trong nông nghiệp

Thứ 4, 29/09/2021 | 18:40
0
Chỉnh sửa gen khác với biến đổi gen (GM), vì chỉnh sửa gen không dẫn đến việc đưa DNA từ các loài khác vào.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường của Anh, George Eustice, đã thông báo hôm 29/9 rằng các quy định liên quan đến chỉnh sửa gen trong nghiên cứu nông nghiệp sẽ được nới lỏng ở Anh sau khi tham vấn cộng đồng.

Trọng tâm sẽ là cây trồng được sản xuất bằng công nghệ di truyền, nơi mà những thay đổi di truyền có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc có thể là kết quả của các phương pháp nhân giống thông thường.

“Chỉnh sửa gen có khả năng khai thác các nguồn gen mà thiên nhiên đã cung cấp”, Eustice cho biết trong một tuyên bố.

“Đây là một công cụ có thể giúp giải quyết một số thách thức lớn mà chúng ta đang phải đối mặt – liên quan tới an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học”.

Công nghệ này đã phải đối mặt với các quy tắc nghiêm ngặt tương tự áp dụng cho nghiên cứu liên quan đến biến đổi gen (GM).

Chỉnh sửa gen khác với GM, vì nó không dẫn đến việc đưa DNA từ các loài khác vào.

“Thay đổi cách thức quản lý các công nghệ chăn nuôi nông nghiệp mới, bằng cách nhấc công nghệ chỉnh sửa gen ra khỏi phạm vi của các quy tắc về sinh vật biến đổi gen (GMO), sẽ khuyến khích nghiên cứu và đổi mới nhằm phát triển thực phẩm lành mạnh hơn, bổ dưỡng hơn và làm cho các hệ thống canh tác bền vững hơn và có khả năng chống chịu khi đối mặt với biến đổi khí hậu”, Samantha Brooke, Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà chọn giống cây trồng Anh, cho biết.

Thế giới - Chỉnh sửa gen sẽ giúp giải quyết các thách thức trong nông nghiệp

Chỉnh sửa gen có khả năng khai thác các nguồn gen mà thiên nhiên đã cung cấp. Ảnh: Civil Eats

Những người ủng hộ cho rằng, chỉnh sửa gen có thể được coi là tương đương với việc nhân giống thông thường nhưng với tốc độ nhanh hơn nhiều lần.

Ví dụ, để cải thiện chất lượng dinh dưỡng hoặc khả năng chống lại bệnh tật của cây trồng bằng cách nhân giống thông thường có thể mất tới 15 năm. Nhưng nhờ có chỉnh sửa gen, khoảng thời gian đó có thể được rút ngắn đáng kể.

"Những công cụ này cho phép chúng tôi khai thác sự phong phú của các biến thể tự nhiên để xây dựng các loại cây trồng tốt hơn, đẩy nhanh quá trình con người đã thực hiện thông qua việc lai tạo trong hàng trăm năm", Gideon Henderson, cố vấn khoa học trưởng của Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn Anh (DEFRA), cho biết.

"Có những cơ hội thú vị để cải thiện môi trường và chúng tôi cũng có thể sản xuất ra những giống cây mới tốt cho sức khỏe và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tốt hơn".

Tuy nhiên, những người phản đối tin rằng, công nghệ này sẽ được sử dụng để thúc đẩy lợi ích doanh nghiệp hơn là giải quyết các vấn đề cơ bản mà nông nghiệp phải đối mặt, bao gồm sự thiếu đa dạng cây trồng và sự suy giảm của các loài côn trùng có ích.

“Thay đổi DNA của cây trồng và vật nuôi để chúng miễn dịch tạm thời với bệnh tật không phải là giải pháp lâu dài”, Joanna Lewis, Giám đốc chính sách và chiến lược tại Hiệp hội Đất cho biết.

“Chúng ta nên đầu tư vào các giải pháp xử lý nguyên nhân gây bệnh và dịch hại ngay từ đầu”.

Sự thay đổi trong các quy tắc sẽ không áp dụng cho việc tiếp thị các sản phẩm từ thực vật đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, một cuộc đánh giá sâu hơn đã được lên kế hoạch.

Thay đổi chỉ áp dụng cho các quy tắc ở Anh vì nền nông nghiệp được phát triển trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Scotland, Wales và Bắc Ireland có các quy tắc riêng của mình.

Minh Đức

Nguyên nhân nước Anh đối diện với nguy cơ khủng hoảng năng lượng?

Thứ 2, 27/09/2021 | 07:00
Sự tích tụ của trên cả phương diện kinh tế, chính trị, nguồn cung nước ngoài và dự trữ trong nước đã dẫn đến giá cả năng lượng tại nước Anh leo thang.

Nestlé sẽ đầu tư 1,3 tỷ USD vào nông nghiệp tái sinh

Thứ 3, 21/09/2021 | 07:55
Nestlé SA có kế hoạch đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD trong 5 năm tới để giúp nông dân và các nhà cung cấp chuyển đổi sang sử dụng các phương pháp nông nghiệp tái sinh.

Bức ảnh cây trụi một nửa bất ngờ thu hút sự quan tâm khắp nước Anh

Chủ nhật, 27/06/2021 | 18:15
Bức ảnh cây thông bị cắt trụi một nửa sau cuộc tranh chấp giữa những người hàng xóm đang nhận được sự chú ý lớn của cư dân mạng nước Anh.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

EU dự tính áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với LNG của Nga

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Đáng chú ý, các đề xuất mới sẽ không cấm các quốc gia thành viên mua LNG của Nga, mà thay vào đó sẽ nhắm vào các chuyến hàng quá cảnh các cảng của EU.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.