Chính phủ cần vay gần 680.000 tỷ đồng trong năm 2024

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 08/10/2023 | 18:54
0
Trong năm 2023, Chính phủ dự kiến vay hơn 676.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 27,5 tỷ USD để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và vay về cho vay lại.

Chính phủ mới gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công năm 2023, dự kiến năm 2024 và sơ kết 3 năm kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Trả nợ đầy đủ theo cam kết

Năm 2023, Quốc hội phê chuẩn tổng mức vay của ngân sách Trung ương là 621.015 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi là 430.500 tỷ đồng (bằng 4,18% GDP), vay để trả nợ gốc là 190.515 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Chính phủ phê duyệt vay về cho vay lại vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài của Chính phủ là 23.394 tỷ đồng.

Trên cơ sở thực hiện 9 tháng đầu năm, Chính phủ dự kiến nhu cầu huy động cả năm 2023 ước đạt 604.379 tỷ đồng (bằng 93,8% kế hoạch), trong đó vay về cho vay lại là 14.626 tỷ đồng (62,5% kế hoạch).

Vay trong nước dự kiến sẽ huy động khoảng 547.085 tỷ đồng, trong đó chủ yếu phát hành trái phiếu Chính phủ. Kỳ hạn phát hành bình quân đạt mức 12,6 năm, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là từ 9-11 năm tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021.

Kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục trái phiếu Chính phủ là 9 năm, giảm 0,14 năm so với năm 2022; lãi suất phát hành bình quân là 3,7-4%/năm, tăng 0,22 - 0,52 điểm phần trăm so với năm 2022 (3,48%/năm).

Vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài khoảng 57.294 tỷ đồng, chiếm khoảng 10%, trong đó vay cho hỗ trợ ngân sách chung phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế ước 15.000 tỷ đồng, vay về cho vay lại ước 14.6262 tỷ đồng.

Tài chính - Ngân hàng - Chính phủ cần vay gần 680.000 tỷ đồng trong năm 2024

Ngân sách năm 2023 bội chi ước khoảng 4% GDP.

Theo báo cáo, tổng trả nợ của Chính phủ năm 2023 ước đạt 311.537 tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp ước đạt 279.742 tỷ đồng, bằng 95,3% dự toán; trả nợ vay nước ngoài về cho vay lại ước đạt 31.795 tỷ đồng, bằng 93,8% kế hoạch.

Báo cáo nêu rõ, việc trả nợ của Chính phủ năm 2023 được thực hiện đầy đủ theo cam kết, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong năm, tỉ giá các đồng tiền có biến động dẫn đến việc sử dụng dự toán bằng tiền đồng ít hơn khi mua ngoại tệ để trả nợ.

Về tình hình vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến thực hiện hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2023 bằng 100% hạn mức được Thủ tướng phê duyệt.

Cụ thể, ước thực hiện hạn mức vay thương mại nước ngoài trung, dài hạn 7.500 triệu USD, dư nợ vay ngắn hạn tăng khoảng 20% so với cuối năm 2022. 

Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP đến cuối năm 2023 dự kiến khoảng 37-38% GDP, đảm bảo mục tiêu trong phạm vi mức trần nợ nước ngoài của quốc gia 50% GDP được Quốc hội phê duyệt. Quy mô vay nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả chiếm khoảng 26 - 27% GDP.

Về trả nợ, chỉ tiêu trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ năm 2023 (không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng) dự kiến ở mức 7 - 8%, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội cho phép là 25%.

Chính phủ dự kiến các các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2023 nằm trong giới hạn trần và ngưỡng cảnh báo an toàn đã được Quốc hội quyết định.

Cụ thể nợ công/GDP ước thực hiện 39 - 40%. Nợ Chính phủ/GDP 36-37%; nợ nước ngoài cuả quốc gia/GDP 37 - 38%. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước 20 - 21%, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/kim ngạch xuất khẩu 7 - 8%.

Ngân sách năm 2024 bội chi khoảng 3,6% GDP

Căn cứ các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch năm 2024 của Chính phủ trình cấp có thẩm quyền, dự kiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 khoảng 6-6,5%. 

Dự toán thu NSNN năm 2024 là 1.650 nghìn tỷ đồng, bội chi ngân sách Nhà nước khoảng 3,6% GDP, nhu cầu vay, trả nợ để triển khai dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Tài chính - Ngân hàng - Chính phủ cần vay gần 680.000 tỷ đồng trong năm 2024 (Hình 2).

Chính phủ cần vay gần 680.000 tỷ đồng trong năm 2024.

Về huy động vốn, Chính phủ cho hay, tổng nhu cầu vay của Chính phủ năm 2024 là 676.057 tỷ đồng. Bao gồm, vay bù đắp bội chi ngân sách Trung ương là 372.900 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách Trung ương khoảng 287.034 tỷ đồng; vay về cho vay lại là 16.123 tỷ đồng. 

Nguồn huy động kết hợp linh hoạt các công cụ phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và trong trường hợp cần thiết sẽ huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Căn cứ danh mục nợ Chính phủ hiện hành, nhiệm vụ huy động vốn vay của Chính phủ năm 2024, Chính phủ dự kiến nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 395.874 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc khoảng 287.034 tỷ đồng và trả nợ lãi khoảng 108.840 tỷ đồng. Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại khoảng 58.245 tỷ đồng (trả gốc khoảng 50.502 tỷ đồng, trả lãi khoảng 7.743 tỷ đồng).

Dự kiến đến cuối năm 2024, chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước đảm bảo trong mức trần 25% Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 23/2021/QH15.

Theo Chính phủ, trong trường hợp tăng trưởng GDP tích cực đạt chỉ tiêu Quốc hội giao, dự báo đến cuối năm 2024, dư nợ công khoảng 39 - 40% GDP, nợ Chính phủ khoảng 37 - 38% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 38 - 39% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước khoảng 24 - 5%, đảm bảo trong mức trần, ngưỡng được Quốc hội cho phép.

Giám đốc ADB tại Việt Nam: Mục tiêu GDP 6% hoàn toàn có thể đạt được

Thứ 5, 05/10/2023 | 19:38
Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc ADB tại Việt Nam đã có chia sẻ về những lý do ADB đưa ra dự báo tăng trưởng 5,8% đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Tiết kiệm 500.000 tỷ đồng cải cách tiền lương, nỗ lực đạt GDP ở mức 6%

Thứ 7, 30/09/2023 | 17:31
Với 3 kịch bản tăng trưởng được đưa ra, Thủ tướng yêu cầu lựa chọn kịch bản tăng trưởng GDP cả năm khoảng 6% để tiếp tục phấn đấu đạt kết quả cao nhất có thể.

Nghiên cứu vay vốn ODA đầu tư đồng bộ đường sắt đô thị tại Hà Nội

Thứ 5, 20/07/2023 | 15:26
Thủ tướng nhấn mạnh tính liên kết giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đề ra nhiều nhiệm vụ trong đó có triển khai đường sắt kết nối các tỉnh.
Cùng tác giả

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Samsung sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:05
Mong muốn và tin tưởng Việt Nam sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh, phía Samsung cho biết sẽ đầu tư thêm khoảng 1 tỷ USD mỗi năm thời gian tới.

Trình Chính phủ ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp trước 15/5

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:11
Bộ Công Thương được giao trình Chính phủ Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn trước 15/5.

Thủ tướng chỉ rõ 12 "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
12 chữ mang tính chất "từ khóa" trong phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng được Thủ tướng chỉ rõ là truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững.

Thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:25
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Đồng bằng sông Hồng ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng, đứng đầu cả nước trong năm 2023.
Cùng chuyên mục

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Nhận loạt thông tin tích cực, một cổ phiếu họ dầu khí tăng “bốc đầu” cả chục phiên

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:09
Tăng liên tiếp cả chục phiên, đưa thị giá của PLX đã vượt qua vùng đỉnh hồi tháng 9 năm ngoái và cũng là mức giá cao nhất trong vòng 9 tháng (từ tháng 8/2023).

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.

Khối ngoại thẳng tay bán ròng 2.200 tỷ đồng mã VHM trong 2 phiên

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:30
Trái ngược với động thái xả hàng của khối ngoại ở VHM, điểm số mã này tăng 0,12% lên mức 40.950 đồng/cổ phiếu và dư mua 226.600 đơn vị trong phiên 9/5.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.