Chi phí logistics vẫn đè nặng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

Chi phí logistics vẫn đè nặng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

Thứ 3, 20/06/2023 | 15:15
0
Chi phí logistics vẫn ở mức cao không chỉ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa mà còn trở thành rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu khi thâm nhập thị trường mới.

Chi phí logistics “thách thức” xuất nhập khẩu

Theo Kinh tế & Đô thị, Tập đoàn AEON, một trong những nhà bán lẻ lớn đầu tư vào Việt Nam, cũng là đơn vị tích cực đưa nông sản Việt vào hệ thống siêu thị tại Nhật Bản. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam Furusawa Yasuyuki than phiền, xoài Việt Nam chất lượng tương đương xoài Thái Lan, Philippines khi đưa vào Nhật giá bán đắt hơn gần 20% nên lượng tiêu thụ không cao. Một trong những nguyên nhân khiến loại trái cây này bị đội giá là chi phí logistics Việt Nam cao hơn Thái Lan, Philippines.

Theo các chuyên gia bán lẻ, trong quá trình xuất khẩu, hàng hóa Việt phải chịu quá nhiều chi phí logistics như vận tải nội địa, phí và phụ phí vận tải do các hãng tàu tự ý thu của chủ hàng.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, hiện chi phí logistics của hàng dệt may Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Trung Quốc 7%, Malaysia 12% và cao gấp 3 lần Singapore. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may trong nước so với các nước trong khu vực Đông Nam Á dù Việt Nam được cho là quốc gia có chi phí nhân công thấp. “Chi phí logistics cao không chỉ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa, mà còn trở thành vật cản đối với doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường mới”, ông Giang phân tích.

Kinh tế - Chi phí logistics vẫn đè nặng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu

Chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7%. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Đình Tùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng phản ánh, chi phí logistics trong ngành nông sản rất cao, chiếm khoảng 20-25% giá thành sản phẩm. Như vậy, khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế, sản phẩm của doanh nghiệp Việt có giá thành cao hơn, lợi thế cạnh tranh giảm xuống.

Với doanh nghiệp ngành gỗ, ông Đặng Quốc Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thủ công Mỹ nghệ gỗ Liên Minh thông tin với báo Đầu tư, tại Việt Nam, chi phí vận chuyển, lưu kho, kho bãi, thủ tục hải quan và các công việc giấy tờ khác… đang cao hơn 10-15% so với các quốc gia cạnh tranh mặt hàng này.

“Trong đó, chi phí logistics chiếm tới 20 - 30% giá trị mỗi container gỗ xuất khẩu đã bào mòn hết lợi nhuận của doanh nghiệp. Không chỉ bị cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp ngành gỗ còn chịu tác động từ nhu cầu thị trường, dẫn đến tình trạng "tiến thoái lưỡng nan" khi đơn hàng hạn chế nhưng chịu nhiều loại phí cao”, ông Hùng chia sẻ

Số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho thấy, chi phí logistics so sánh với tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam đang ở mức 16,8%, so với bình quân thế giới là 10,7%. Tính trong ASEAN, chi phí logistics Việt Nam cao hơn các nước Singapore đang ở mức 8,5%, Malaysia 13% và Thái Lan là 15,5%.

Đề cập đến nguyên nhân khiến chi phí logistics khó giảm giá trong thời gian qua, Trưởng ban Hải quan và Tạo thuận lợi thương mại (VLA) Trần Việt Huy cho biết, chi phí logistics của Việt Nam tăng cao là do các tuyến hàng container đều nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu doanh nghiệp trong nước lấy được một phần nhỏ thị phần này thì giá sẽ giảm.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhận định, kết nối hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp còn bất cập. Tại nhiều địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - nơi được coi là vựa lúa, vựa nông thủy sản lớn nhất đất nước, dịch vụ này lại chậm phát triển.

“Khi doanh nghiệp thu mua nông sản tại vườn, các phương tiện vận chuyển loại lớn không thể đến tận nơi, doanh nghiệp phải sử dụng xuồng, ghe, xe máy, xe ba gác, xe tải loại nhỏ… làm phương tiện trung gian mới có thể đưa nông sản đến nhà máy”, ông Tùng trao đổi với báo Đầu tư.

Khi vận chuyển qua nhiều phương tiện, không những chất lượng hàng hóa, nông sản bị ảnh hưởng, mà phí vận chuyển cũng đội lên cao. Theo ông Hùng, tác động đến chi phí này là cả một hệ thống, trong đó hải quan, kho cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu… chưa có sự liên kết, dẫn đến có nhiều loại chi phí không hợp lệ.

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ tình hình thế giới, nguyên nhân chủ quan là hầu hết các doanh nghiệp logistics Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động thiếu liên kết, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, chưa có tính kết nối cao giữa các loại hình vận tải, giao nhận…

Trong khi đó, giải thích về sự lép vế của doanh nghiệp logistics Việt Nam trước doanh nghiệp nước ngoài, Phó Cục trưởng Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Trần Thanh Hải chia sẻ, hiện công tác quy hoạch giữa các ngành liên quan đến logistics chưa có sự kết nối chặt chẽ. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa kết nối được với các nước trong khu vực, đồng thời nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn không đáp ứng được yêu cầu.

Cần giải pháp để logistics phát triển và cạnh tranh với các nước

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, nếu muốn nâng cao chất lượng dịch vụ logistics theo hướng hiện đại, Chính phủ cần có lộ trình rõ ràng về xây dựng hệ thống logistics.

Liên quan đến mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trung tâm dịch vụ logistics khu vực Đông Nam Á, Chủ tịch VLA Lê Duy Hiệp kiến nghị, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng, trung tâm dịch vụ logistics bởi đầu tư lĩnh vực này cần kinh phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro cao. “Phải có cơ chế chính sách, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển, đặc biệt xây dựng các trung tâm logistics cấp khu vực và quốc tế”, ông Hiệp đề xuất.

Dưới góc độ doanh nghiệp Chủ tịch Công ty CP Giao nhận Vận tải Con Ong Đinh Hữu Thạnh hiến kế, Chính phủ sớm cho thử nghiệm hình thức kinh doanh đại lý của các doanh nghiệp logistics, qua đó tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

“Để logistics phát triển và cạnh tranh với các nước, cần phải tạo sự liên kết giữa các yếu tố trong chuỗi cung ứng như hải quan, kho cảng, hãng vận tải đường bộ, hãng tàu,…qua đó giúp giảm thời gian giao nhận hàng. Đồng thời, cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử”, ông Thạch nêu rõ.

Theo Kinh tế & Đô thị, tại Diễn đàn Logistics khu vực châu Âu - châu Mỹ do Bộ Công Thương vừa tổ chức, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Sam Mo cũng kiến nghị, Việt Nam nên hình thành hệ thống EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử).

Cụ thể, các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất để giúp doanh nghiệp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí. “Chính phủ tiêu chuẩn hoá dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hoá, thống nhất hệ thống thu phí, giúp nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, doanh nghiệp”, ông Mo hiến kế.

Ngoài ra, để giảm chi phí không đáng có khi xuất khẩu hàng Việt ra thế giới đòi hỏi cơ quan quản lý cần hoàn thiện cơ chế phát triển logistics. Doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, các địa phương, cơ quan chức năng trong quá trình triển khai Luật Quy hoạch phải chú ý sự kết nối hạ tầng giao thông với các trung tâm logistics để có quy hoạch toàn diện trong phát triển lĩnh vực này.

Ứng dụng công nghệ trong xuất nhập khẩu
Theo VTV, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến cũng được coi là một trong những giải pháp trọng yếu để giảm chi phí logistics. Trong bối cảnh khó khăn về thị trường như hiện nay, mới đây, nhiều giải pháp đã được các doanh nghiệp logistics trong nước đề xuất để cùng chia sẻ với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Nhà kho được coi là yếu tố quan trọng nhất của các doanh nghiệp logistics. Vì vậy, doanh nghiệp đã đầu tư 500 triệu USD để phát triển mô hình kho thông minh tại Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ như chia chọn hàng hóa, xây dựng hệ thống nhà kho phù hợp với các loại xe vận tải… đã giúp khách hàng tiết kiệm tới hàng chục % khi lưu chuyển và bốc dỡ hàng hóa tại hệ thống kho vận này.
"Tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy thu hút thêm các nhà đầu tư và giúp các đơn vị tại Việt Nam phát triển tốt hơn, tập trung chuyên môn hóa vào công việc của họ như bán lẻ và thương mại điện tử thay vì phải phân bố, lãng phí vào việc phân bố đất đai và xây dựng", ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc phát triển kinh doanh, Tập đoàn SLP tại Việt Nam, cho biết.
Là đơn vị đang vận hành hệ thống cảng biển lớn nhất cả nước, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động giao nhận hàng hóa từ tàu biển, nhờ đó đã giảm 50% thời gian xe chờ, tiết kiệm chi phí và tăng lượng xe giao nhận hàng. Đồng thời, doanh nghiệp còn ứng dụng giải pháp để các bộ phận liên quan đến vận chuyển có thể cập nhật tiến độ liên quan đến hàng hóa của mình.
"Chúng tôi cung cấp dịch vụ logistics xanh, logistics bền vững, mang lại thuận lợi, mang lại nhiều giá trị cho khách hàng. Xác định là cảng xanh, cảng thông minh, chúng tôi cũng phải đầu tư cho trang thiết bị, triển khai ứng dụng các phần mềm để hướng tới cảng xanh, cảng thông minh", ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, thông tin.
Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hàng năm của ngành logistics đạt khoảng 15%, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2022 đạt trên 730 tỷ USD. Mục tiêu của ngành công thương năm nay là xuất nhập khẩu sẽ đạt trên 775 tỷ USD.

Minh Hoa (t/h)

Bộ trưởng GTVT: Còn nhiều dư địa để giảm chi phí logistics

Thứ 5, 08/06/2023 | 09:16
Tư lệnh ngành GTVT cam kết sẽ tiếp tục cố gắng, phối hợp các bộ, ngành liên quan tập trung một số giải pháp giảm chi phí logistics trong thời gian tới.

Ưu tiên hình thành hệ thống giao thông kết nối giữa các lĩnh vực giúp giảm chi phí logistics

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:05
Theo Bộ GTVT, trong quá trình thực hiện phát triển giao thông sẽ ưu tiên hình thành hệ thống giao thông kết nối giữa các lĩnh vực, qua đó giúp giảm chi phí logistics

Tối ưu chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu

Thứ 4, 21/12/2022 | 11:07
Đó là một trong những nội dung được thảo luận tại “Diễn đàn Logistics với khu vực châu Âu - châu Mỹ 2022” do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM ngày 20/12.

Doanh nghiệp bị hạn chế sức cạnh tranh vì chi phí logistics “neo” cao

Thứ 3, 15/11/2022 | 07:00
Giá xăng dầu leo thang, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy do tình trạng thiếu container rỗng… khiến chi phí logistics bị “đội” lên mức cao.
Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Khởi công dự án FDI hơn 35 triệu USD tại KCN Sông Khoai

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Đây là dự án sản xuất máy dò góc tuyệt đối cho động cơ ô tô điện của nhà đầu tư đến từ Nhật Bản triển khai tại KCN Sông Khoai ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

LPBank được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 33.576 tỷ đồng

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:16
Việc tăng vốn của ngân hàng phải thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thoái vốn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tại LPBank.

Nirva – Land tin tưởng hợp tác sử dụng nền tảng số Meey CRM

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:46
Ngày 16/05/2024, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nirva – Land (Nirva – Land) trong việc cung cấp giải pháp công nghệ bất động sản Meey CRM.

Vincom Retail góp 99,99% vốn thành lập công ty BĐS quy mô 3.620 tỷ

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:46
Tên công ty con dự kiến thành lập là Công ty TNHH Bất động sản Vincom NCT, địa chỉ trụ sở chính tại số 54A Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

Vợ chồng Chủ tịch thoái hết vốn, điều gì đang xảy ra ở Cà phê Gia Lai?

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:45
Trong bối cảnh công ty kinh doanh sa sút với nhiều cảnh báo, vợ chồng Chủ tịch HĐQT Cà phê Gia Lai Trịnh Đình Trường đã cùng nhau thoái vốn, thu về hơn 19 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Việt Nam thúc đẩy sáng tạo số vì mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững

Thứ 6, 17/05/2024 | 15:00
Việt Nam đang có những bước chuyển mình quan trọng từ hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số, từ hạ tầng thông tin liên lạc sang hạ tầng nền kinh tế số và từ công nghệ..

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Giá vàng 17/5: Vàng SJC giảm nhẹ, mất mốc 90 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 17/05/2024 | 09:46
Cùng chiều giảm của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 17/5 giảm nhẹ, trong đó vàng miếng SJC mất mốc 90 triệu đồng/lượng.