Châu Á vẫn ảnh hưởng từ khủng hoàng tài chính 1997

Châu Á vẫn ảnh hưởng từ khủng hoàng tài chính 1997

Thứ 5, 06/07/2017 | 10:29
0
Ba thị trường chứng khoán Đài Loan, Thái Lan và Nhật Bản chưa bao giờ trở lại vị thế mà họ đã đạt được trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ năm 1997.
Tài chính - Ngân hàng - Châu Á vẫn ảnh hưởng từ khủng hoàng tài chính 1997

 Nền tài chính Thái Lan vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng 20 năm trước.

Ở thời điểm trước khủng hoảng, Topix Index- chỉ số đo đo lường cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) đạt mức kỉ lục tính theo đồng USD vào tháng 12/1989. Vào hôm thứ ba tuần này, chỉ số này giảm thấp hơn mức kỉ lục 28 năm trước là 27%.

Hai nền tài chính lớn khác của châu Á là Thái Lan và Đài Loan cũng chưa bao giờ trở lại thời hoàng kim trước năm 1997 bất chấp những nỗ lực cải cách không ngừng của các chính phủ.

Một thị trường chứng khoán lớn tăng trưởng hiếm hoi ở châu Á là Hàn Quốc. Chỉ số Kospi Index đạt ngưỡng trước khủng hoảng vào năm 2006 và dần tăng lên trong những năm sau đó. Mặc cho căng thẳng leo thang với Triều Tiên cùng hàng loạt bê bối của chính phủ, ngành chứng khoán Hàn Quốc vẫn tiếp tục sinh lời và đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm vào ngày 30/6 vừa qua.

Nhiều chỉ số lớn khác của châu Á như Hang Seng của Hồng Kông, S&P BSE Sensex và NSE Nifty 50 của Ấn Độ, JCI của Indonesia hay KLCI của Malaysia cũng đã vượt ngưỡng đạt được năm 1997.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối thế kỷ trước bắt nguồn từ Thái Lan. Sự đổ vỡ dây chuyền đã được tiên báo từ trước sau nhiều thập kỉ tăng trưởng nóng của quốc gia Đông Nam Á. Cuối năm 1996, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lên tiếng cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể sớm đổ vỡ.

Ngày 14/5 và ngày 15/5 năm 1997, đồng Baht Thái bị đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30/6, thủ tướng Thái Lan thời điểm đấy Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá Baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2/7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%, đánh dấu một thời kỳ đen tối của nền tài chính Thái Lan.

Khủng hoảng nhanh chóng lan ra nhiều thị trường chứng khoán, trung tâm tài chính lớn của châu Á, chấm dứt chuỗi nhiều thập kỉ tăng trưởng kinh tế không bị gián đoạn của “những con hổ châu Á”.

Không chỉ lây lan ở khu vực châu Á, nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Nga và Brasil. Một số nước không bị suy thoái, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do việc xuất nhập khẩu bị đình trệ.

Khủng khoảng tài chính châu Á đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hàng triệu người bị rơi vào cảnh thất nghiệp trong các năm 1997-1998.

Võ Quyền

Cùng tác giả

Lộ diện “ông lớn” thâu tóm Tổng công ty Licogi

Thứ 5, 24/08/2017 | 07:00
Nếu mua lại thành công phần vốn nhà nước từ SCIC, nhóm Công ty Khu Đông – Gia Cường sẽ sở hữu tới 98% Tổng công ty Licogi.

Sai phạm nghìn tỷ ở các dự án BOT, "ông trùm" thu phí CII nói gì?

Thứ 5, 24/08/2017 | 06:00
CII khẳng định sẽ không bị truy thu số tiền hơn 1.400 tỷ đồng sai phạm tại dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội như một số tin đồn trên thị trường.

CII sai phạm nghìn tỷ tại các dự án BOT ra sao?

Thứ 4, 23/08/2017 | 06:00
UBND TP. HCM nhiều lần chỉ định CII làm chủ đầu tư các dự án BOT lớn. Những dự án này chiếm phần nhiều số tiền sai phạm bị kiến nghị xử lý bởi Thanh tra Chính phủ.

Mức giá nào cho “đại gia” xăng dầu Thanh Lễ?

Thứ 7, 19/08/2017 | 06:50
Doanh thu liên tục sụt giảm cùng dấu hỏi lớn về hiệu quả kinh doanh phần nào giảm bớt sự hấp dẫn của Thalexim trong mắt nhà đầu tư.

Đại gia 9X Vĩnh Phúc mang tiền đi làm đường, lập trạm BOT Cai Lậy

Thứ 6, 18/08/2017 | 09:50
Các pháp nhân trong liên danh đầu tư dự án đường tránh Cai Lậy đều là những ông lớn ít nhiều có tiếng trong ngành cầu đường.
Cùng chuyên mục

Eximbank biến động thượng tầng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:53
HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank có 7 thành viên, với Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Chủ tịch VietinBank: Chúng tôi tự tin về chất lượng tín dụng hiện nay

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:38
Theo ông Trần Minh Bình, mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn theo dự kiến 2024 là mức thấp nhất, VietinBank sẽ cố gắng thực hiện cao hơn.

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử để ngăn vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp Chức năng cảnh báo sử dụng Hóa đơn điện tử để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Eximbank biến động thượng tầng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:53
HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank có 7 thành viên, với Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.