Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản

Phạm Hồng Nhung
Thứ 6, 17/03/2023 | 15:15
0
Mỏ là tài nguyên của Nhà nước, nhưng người dân xung quanh chịu ảnh hưởng lớn nhất, do đó cần công khai minh bạch báo cáo các dự án để dân cùng tham gia giám sát.

Còn nhiều bất cập trong khâu quản lý, giám sát mỏ tài nguyên

Việt Nam là một quốc gia phục thuộc khá nhiều vào việc khai thác tài nguyên, tuy nhiên, chất lượng thể chế còn thấp sẽ dẫn tới việc quản lý chuỗi giá trị của toàn bộ quá trình khai thác kém hiệu quả.

Do tính chất đa chiều của ngành khai thác khoáng sản, mới đây Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) đã thực hiện nghiên cứu “Hướng tới một hệ thống quản trị tài nguyên tốt hơn – Cách tiếp cận kinh tế chính trị học” nhằm đánh giá một cách khái quát về vị trí, vai trò, đóng góp của ngành công nghiệp khai thác, hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành và hiện trạng quản trị của ngành công nghiệp khai thác tại Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế chính trị.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản

Thạc sĩ Phạm Văn Long, đại diện nhóm nghiên cứu trình bày.

Theo nghiên cứu, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1.935 doanh nghiệp khai thác đá (chiếm tỉ trọng 50,87% toàn ngành khai thác), 873 doanh nghiệp khai thác cát sỏi (22,95%), 330 doanh nghiệp khai thác kim loại (8,68%) và 181 doanh nghiệp khai thác than (4,76%), trong đó 60% là doanh nghiệp Nhà nước.

Số liệu từ năm 2019 đã cho biết, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp khai khoáng đạt 5.200 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp khai thác đá có lợi nhuận cao nhất, đạt 1.988,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận 11 tỷ đồng, còn doanh nghiệp khai thác than có lợi nhuận đạt 1.860,5 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp lãi khoảng 5,64 tỷ đồng.

Chính vì thế, trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012, ngành khai khoáng đã đóng góp 18.600 tỷ đồng, xấp xỉ 4,37% GDP năm 2005, tăng lên hơn 77.500 tỷ đồng, xấp xỉ 5,14% GDP của Viêt Nam năm 2012. Giai đoạn từ 2012 – 2020, mức đóng góp có xu hướng giảm còn 73.100 tỷ đồng, tuy nhiên vẫn chiếm 2,49% GDP của cả năm 2020.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản (Hình 2).

Tổng giá trị và đóng góp vào GDP (cơ cấu %) của ngành khai khoáng tại Việt Nam từ 2005-2020 (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của TCTK và Báo cáo kiểm toán của PVN).

Tuy nhiên, nghiên cứu của VESS cho thấy, quá trình quản trị ngành công nghiệp khai thác tại Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Về thể chế, vẫn còn nhiều hoạt động khoáng sản chưa được quy định trong Luật khoáng sản; Luật khoáng sản vẫn chưa đồng bộ với các luật khác.

Thêm vào đó, việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi thành còn chậm, hệ thống chính sách, luật pháp chưa thật sự quan tâm đến phát triển các hoạt động khoáng sản phía hạ nguồn. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan liên quan chưa tốt, điều này một phần do tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là nhân lực ở cấp cơ sở.

Liên quan đến công tác thu, quản lý và phân bổ nguồn thu, mặc dù đã được quy định trong Luật Khoáng sản năm 2010 nhưng vẫn tồn tại tranh cãi về các quy định, về bản chất của tiền cấp quyền khai thác và thuế tài nguyên.

Mặc dù các cơ quan quản lý đã tìm cách giám sát hoạt động khai thác của doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc kê khai đúng và đủ, nhưng việc triển khai trên thực tế còn nhiều bất cập, gây phiền hà, tốn kém và khó khăn cho doanh nghiệp và trên thực tế doanh nghiệp không khó để có thể lách hay đưa ra các lý do để có thể không thực hiện các quy định này.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản (Hình 3).

Số lượng doanh nghiệp trong ngành khai khoáng tại Việt Nam phân theo loại hình sở hữu từ 2011-2019 (Nguồn: Tính toán từ dữ liệu VEC 2011-2019).

Ngoài ra, việc phân bổ và sử dụng nguồn thu từ hoạt động khai thác khoáng sản cũng chưa hợp lý; thiếu quy định trong phân bổ nguồn thu giữa các địa phương. Đặc biệt với các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khai khoáng (nơi có mỏ khai thác), tại những nơi mà nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát cho biết, gần như không nhận được lợi ích trực tiếp nào được để lại từ hoạt động khai thác tài nguyên.

Thậm chí, hiện chưa có cơ chế phân bổ để các địa phương nơi có mỏ khoáng sản được hưởng lợi nhiều hơn và trực tiếp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Từ phía doanh nghiệp, ông Tống Minh Hiểu, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An đã cho hay: “Nhà nước không có lối hành lang cho doanh nghiệp, doanh nghiệp biết vi phạm pháp luật nhưng vẫn phải làm, vì biết lúc này mới có lãi".

Ông Hiểu cũng cho biết thêm, doanh nghiệp khai thác bị tính thuế không sòng phẳng, khi Bộ áp thuế doanh nghiệp 5% trong khi tỉnh tính thuế 15% - 25%.

Quản trị mỏ khoáng sản, cần người dân góp sức

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chính sách kinh tế và môi trường phát biểu: “Chúng ta quá lãng phí tài nguyên, chỉ đến khi trái đất diệt vong và hình thành lại mới sinh ra lượng khoáng sản này. Vậy nên cần phải quản trị những mỏ khoáng sản này thật tốt”.

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VESS, hệ thống quản trị cần được thiết kế vững vàng hơn, và nhà quản lý, người khai thác cần hiểu rõ về bản chất của tài nguyên khoáng sản thay vì chú trọng lợi ích kinh tế, để đảm bảo cho chi phí mà xã hội phải chịu ở mức thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng, khai thác.

Bởi mỏ là tài nguyên thiên nhiên của Nhà nước, nhưng người dân xung quanh mới là người chịu ảnh hưởng lớn nhất, chưa kể đến nhà ở và xã hội trong quá trình khai thác, và sau quá trình khai thác.

Đối thoại - Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản (Hình 4).

PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VESS.

Ông Thành cũng khuyến nghị cần có sự thiết chế, quản lý các mỏ tốt hơn, đồng thời cần công khai minh bạch báo cáo của các dự án, để người dân, nhà nghiên cứu, nhà tổ chức xã hội đều được biết, nhằm mục đích cùng tham gia giám sát với Nhà nước, đồng thời giảm tải gánh nặng cho địa phương, tạo mội trường xã hội xung quanh mỏ được tốt hơn.

Ngoài ra, ông Phạm Văn Long, đại diện nhóm nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp, cần điều chỉnh các quy định liên quan đến cấp giấy phép khai thác nhằm giảm thiểu khai thác trái phép và cho phép sự linh hoạt hơn trong việc tăng giá trị sản phẩm khai thác.

Quảng Nam: Nhiều doanh nghiệp vi phạm khai thác, kinh doanh khoáng sản

Thứ 4, 15/03/2023 | 09:19
Một số doanh nghiệp có dấu hiệu bán hàng không xuất hóa đơn, xuất hóa đơn giá trị thấp hơn giá trị thực tế thanh toán; không niêm yết công khai giá bán khoáng sản…

Nguy cơ lạm dụng tận thu khai thác khoáng sản ở miền núi xứ Thanh

Thứ 3, 14/03/2023 | 10:30
Việc dễ dàng thủ tục cho phép tận thu khoáng sản tại các công trình cải tạo mặt bằng, nạo vét... có nguy cơ "tiếp tay", hợp pháp hóa khai thác khoáng sản "giá rẻ".

Các mỏ khai thác khoáng sản nếu để xảy ra tai nạn lao động sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Thứ 5, 20/10/2022 | 16:07
Đó là nội dung trong văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi các đơn vị tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Cùng tác giả

Áp lực bán hạ nhiệt, cổ phiếu chứng khoán chuyển hướng tăng mạnh

Thứ 6, 27/10/2023 | 15:36
Lực bán tháo đã giảm với tổng giá trị khớp lệnh trong phiên đạt 15.629 tỷ đồng, giảm 43% so với phiên trước, trong đó riêng sàn HoSE đạt 13.700 tỷ đồng, giảm 40%.

Lăng kính chứng khoán 27/10: Rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh vẫn còn

Thứ 6, 27/10/2023 | 06:00
Nhà đầu tư nên duy trì thận trọng, tránh bắt đáy, và tận dụng các nhịp hồi kỹ thuật để cơ cấu lại danh mục trong giai đoạn hiện tại.

Cổ phiếu nhà Vingroup kéo toàn thị trường lao dốc

Thứ 5, 26/10/2023 | 15:37
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/10, VN-Index giảm 46,21 điểm, tương đương 4,19% xuống 1.055 điểm. Toàn sàn có 24 mã tăng, 505 mã giảm và 114 mã giảm kịch biên độ.

Lăng kính chứng khoán 26/10: Thị trường khó bứt phá khỏi mốc 1.100 điểm

Thứ 5, 26/10/2023 | 06:00
Nhà đầu tư vẫn cần thận trọng và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại thị trường, tạm thời cân nhắc khả năng hồi phục của thị trường để cơ cấu danh mục.

Thị trường lình xình, VN-Index không thoát nổi 1.100 điểm

Thứ 4, 25/10/2023 | 15:42
Thị trường tăng điểm trong phiên sáng nhưng vẫn đuối sức vào cuối phiên chiều, thanh khoản heo hút khiến VN-Index gặp lực cản mạnh tại ngưỡng kháng cự 1.100 điểm.
Cùng chuyên mục

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Quốc lộ 51 sẽ được bảo trì, sửa chữa

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Ngày 26/4, trên cổng thông tin điện tử, Bộ GTVT thông tin cập nhật kết quả giải quyết kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan đến dự án BOT Quốc lộ 51.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây bị ngập, trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:16
Bộ GTVT cho biết, theo báo cáo của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn độc lập đã hoàn thành công tác khảo sát, tính toán các mô hình thủy văn.

Triệu tập kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:33
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Vì sao không bỏ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe?

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:55
Bộ GTVT cho biết, thời gian qua Cục Đường bộ đã điều chỉnh phần thi mô phỏng tình huống giao thông trong sát hạch lái xe cho phù hợp thực tế.

Tuyên Quang: Níu chân du khách bằng sắc màu thổ cẩm

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:43
Vừa qua, chương trình trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch, làng nghề đã được tổ chức tại tỉnh Tuyên Quang.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:37
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.