Cần mở rộng đối tượng bảo vệ trẻ em

Cần mở rộng đối tượng bảo vệ trẻ em

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 2, 06/12/2021 | 18:04
0
Không chỉ giáo dục cho các em biết bảo vệ mình mà cần có những chương trình đào tạo cho nhà trường, thầy cô và cha mẹ.

Hôm nay (6/12), Tổ chức Good Neighbors International (GNI) phối hợp với Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh & Xã hội) tổ chức Hội thảo "Bảo vệ trẻ em: Từ phòng ngừa đến hỗ trợ" nhằm hưởng ứng thực hiện mục tiêu chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030.

Chương trình đề ra mục tiêu chung là bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Hoạt động của tổ chức quốc tế trong bảo vệ trẻ em

Trong bài phát biểu của mình, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng nhóm giáo dục và bảo vệ trẻ em GNI đã trích dẫn những con số biết nói: “Thông tin từ kỳ họp Quốc hội năm 2020, Việt Nam có gần 157 nghìn trẻ em bị bỏ rơi (bao gồm những trẻ em sống xa bố mẹ từ 6 tháng trở lên). Số trẻ em tảo hôn là hơn 13 nghìn trẻ (trẻ em từ 15 tuổi), hơn 8 nghìn trẻ em bị xâm hại và được phát hiện và hơn 790 nghìn trẻ em đang phải lao động”.

Trước thực trạng đáng báo động trên, các tổ chức phi Chính phủ đang có những hoạt động sôi nổi tại Việt Nam để bảo vệ trẻ em.

Giáo dục - Cần mở rộng đối tượng bảo vệ trẻ em

Hội nghị có sự tham gia của nhiều chuyên gia

Theo đó, các chương trình được xây dựng theo từng cấp học để phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Bà Mai cho biết: “Với chương trình bảo vệ trẻ em ở cấp độ phòng ngừa đối với khối tiểu học. Chúng tôi chú trọng giáo dục quyền trẻ em, nâng cao năng lực bảo vệ bản thân, nhằm cung cấp kiến thức về quyền trẻ em. Giúp trẻ nhận thức được các tình huống nguy hiểm, biết được 4 nhóm quyền của trẻ”.

Đối với khối THCS, triển khai phòng tham vấn học đường với mục tiêu phòng ngừa các vấn đề về bạo lực học đường, xâm hại, vấn đề sức khỏe tinh thần. Với tiêu chí chuyên nghiệp, chuyên môn, chuyên trách.

Đặc biệt, phát triển chương trình giáo dục giới tính toàn diện liên quan đến bình đẳng giới, xâm hại tình dục, giáo dục giới tính, kết hôn sớm.

Sau thời gian dài thự hiện, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai đã đúc kết những bài học kinh nghiệm và mong muốn cùng thảo luận trong chương trình.

Theo đó, bài học giáo dục cho trẻ em trong nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

“Mặc dù có những chính sách quy định, định hướng nhưng nhà trường, giáo viên đang gặp khó khăn trong việc triển khai Chương trình giáo dục phòng ngừa. Các Chương trình giáo dục phòng ngừa, chương trình bảo vệ trẻ em không được xây dựng và triển khai mang tính kế thừa theo các cấp học, khó giúp các em hệ thống được kiến thức để bảo vệ mình”, bà Mai bày tỏ.

Giáo dục - Cần mở rộng đối tượng bảo vệ trẻ em (Hình 2).

Nhiều trẻ em hiện nay đang rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Ngoài ra, chuyên gia cũng đánh giá rằng các chương trình hiện nay khó thu hút học sinh, đạt hiệu quả không cao do thiếu tính sáng tạo, đổi mới về mặt hình thức, cách tiếp cận học sinh. Và không nên chỉ tập trung giáo dục học sinh, mà cần đồng thời các đối tượng khác nhau như bố mẹ, thầy cô.

Giải pháp ở đây bà Mai cho rằng: “Các cơ quan ngành giáo dục cần xây dựng các chương trình cụ thể, có hướng dẫn triển khai rõ ràng. Ngoài ra, nên thiết lập các chương trình phòng ngừa.

Nên có nội dung liên quan đến quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em có tính kế thừa ở các cấp học. Cần đổi mới sáng tạo hình thức, nâng cao năng lực của nhà trường và giáo viên trong giáo dục bảo vệ trẻ em”.

Giáo dục - Cần mở rộng đối tượng bảo vệ trẻ em (Hình 3).

Trẻ em cần được chăm sóc và bảo vệ

Vai trò của ngành giáo dục

TS.Nguyễn Thị Bích Thủy, Vụ Giáo dục, chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) đã thông tin những nhóm giải pháp mà Bộ đã triển khai bảo vệ quyền trẻ em.

Có 5 nhóm giải pháp đã được đưa ra bao gồm: Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục, đào tạo; Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo.

Trong thời gian tới, ngành giáo dục đang chú trọng triển khai giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng, đạo đức, chính trị, lối sống, kỹ năng sống nhằm bảo vệ trẻ em về mặt tư tưởng, tập trung vào hoạt động phòng ngừa ngay trong nhà trường.

Bà Thủy chia sẻ: “Năm học 2021-2022 Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra những chính sách, văn bản liên quan đến các chương trình giáo dục tập trung và phương hướng liên quan đến bảo vệ trẻ em.

Nhiệm vụ thực hiện quyền và luật trẻ em được lồng ghép vào những nhiệm vụ cụ thể mà Bộ GD&ĐT hướng tới”.

Trước mắt, là đảm bảo việc không ngừng học tập trong hoàn cảnh dịch bệnh. Chuyển đổi trạng thái ngành giáo dục thích ứng với trạng thái dịch bệnh. Tận dụng tối đa việc học trực tiếp để trang bị kiến thức tối đa cho học sinh.

Tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em, Cục trẻ em cũng đưa ra những thông tin về hệ thống bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Năm 2011, lần đầu tiên hệ thống bảo vệ trẻ em được đưa vào Chương trình quốc gia về bảo vệ trẻ em. Hệ thống bảo vệ trẻ em là hệ thống thống nhất gồm ba thành phần: Pháp luật, tổ chức, cung cấp dịch vụ.

Từ hệ thống này, chúng ta có 3 cấp độ bảo vệ trẻ em.

Cấp độ 1: Dịch vụ phòng ngừa và bảo vệ trẻ em

Cấp độ 2: Hỗ trợ phát hiện sớm những trẻ em, gia đình có nguy cơ bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt,

Cấp độ 3: Can thiệp, hỗ trợ trẻ khi bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại.

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa cho biết: “Dịch vụ bảo vệ trẻ em nhằm tăng cường khả năng của xã hội, cộng đồng, gia đình nhằm đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

Hỗ trợ là những dịch vụ giảm thiểu nguy cơ đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Can thiệp là những hoạt động ngăn chặn ngay lập tức để giảm thiểu nguy cơ cho trẻ”.

 

 

Học sinh lớp 12 tại Thủ đô hào hứng đến trường

Thứ 2, 06/12/2021 | 09:49
Sáng 6/12, học sinh khối 12 trên địa bàn Hà Nội đã được đi học trực tiếp tại trường sau nhiều tháng học trực tuyến do ảnh hưởng Covid-19.

Hà Nội: Trường học nội đô tất bật dọn dẹp đón học sinh đến trường

Chủ nhật, 05/12/2021 | 19:05
Sau nhiều tháng học trực tuyến, những ngay qua, nhiều trường trên địa bàn Thủ đô đã gấp rút dọn dẹp đón học sinh đến trường vào ngày 06/12

Những trẻ em đầu tiên ở Hà Nội được tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Thứ 3, 23/11/2021 | 11:54
Sáng 23/11, Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 15-17 tuổi.
Cùng tác giả

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Tp.HCM: Tinh gọn trường chuyên lớp chọn, phát huy hiệu quả bồi dưỡng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:31
Từ năm học 2025-2026, Sở GD&ĐT Tp.HCM sẽ dừng tuyển lớp 10 chuyên ở các trường THPT đại trà, hướng đến sắp xếp lại trường chuyên.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Mưa dông kéo dài, miền Bắc thời tiết mát trời đến khi nào?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:33
Dự báo từ chiều tối và đêm mai, mưa tiếp tục gia tăng ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Hình thái thời tiết này kéo dài nhiều ngày tới.