Cần khoan thư sức doanh nghiệp để nuôi dưỡng niềm tin và phục hồi

Lê Mạnh Quốc
Thứ 2, 15/01/2024 | 20:25
0
Năm 2024 là lúc cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của DN cũng như tổng thể nền kinh tế.

Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) mới đây đã có báo cáo chuyên đề gửi Thủ tướng Chính phủ về khảo sát tình hình doanh nghiệp cuối năm 2023 và nhận định bối cảnh kinh doanh năm 2024.

Sức lực của DN cần được vun đắp kịp thời

Theo đó, trên cơ sở kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp, Ban IV đánh giá mặc dù thời kỳ khó khăn của các doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại.

Cụ thể, so với các con số của khảo sát tháng 4/2023, tình hình của doanh nghiệp đã lạc quan hơn, thể hiện niềm tin đã quay trở lại. Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực/rất tích cực tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay gấp 2,7 lần so với khảo sát tháng 4; tỉ lệ đánh giá tích cực/rất tích cực về kinh tế ngành hiện tại gấp 2,5 lần; tỉ lệ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô 12 tháng tới gấp gần 3 lần.

Tỉ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô mạnh tăng gấp 2 lần; tỉ lệ mở rộng quy mô vừa phải tăng gấp 2,5 lần. Các chỉ số, chỉ báo khác về triển vọng tiếp cận vốn, triển vọng thị trường, đánh giá hiệu quả hỗ trợ của chính quyền địa phương đều có tỉ lệ, điểm đánh giá cao hơn khảo sát tháng 4; phản ánh rõ nét niềm tin của doanh nghiệp đã dần quay trở lại.

Kinh tế vĩ mô - Cần khoan thư sức doanh nghiệp để nuôi dưỡng niềm tin và phục hồi

Ban IV đánh giá mặc dù thời kỳ khó khăn của các doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại.

Tuy nhiên, tình hình và triển vọng kinh tế qua góc nhìn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong tổng số 2.734 doanh nghiệp tham gia khảo sát, vẫn có 82,4% doanh nghiệp đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm 2023; 69,1% đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế năm 2024.

Về sức mạnh nội tại và dự kiến kinh doanh, có 72,8% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh trong năm 2024. 

Trong số các doanh nghiệp dự kiến còn hoạt động năm 2024, có 58,9% có thể giảm quy mô lao động trên 5%, trong đó có 16,6% giảm trên 50%. Có 60,2% doanh nghiệp dự kiến giảm doanh thu, trong đó tỉ lệ giảm trên 50% doanh thu là 17,3%.

“Số liệu khảo sát và thống kê cho thấy rằng, doanh nghiệp kiệt sức là sự thật, đặc biệt sau 2 năm Covid-19 và 2 năm phải đối mặt với những bất ổn của kinh tế vĩ mô toàn cầu. Nếu không được vun đắp kịp thời, sức lực của doanh nghiệp sẽ cạn kiệt.

Vì thế, năm 2024 là thời điểm cần tiếp tục khoan thư sức dân, sức doanh nghiệp hơn bao giờ hết để nuôi dưỡng niềm tin và năng lực phục hồi của doanh nghiệp cũng như tổng thể nền kinh tế”, Ban IV khẳng định.

5 khó khăn chính của doanh nghiệp

Trong bối cảnh nêu trên, Ban IV cho biết nhiều chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã nhận được một tỉ lệ nhất định doanh nghiệp đánh giá hiệu quả; hoạt động điều hành của chính quyền địa phương cũng đã nhận được sự đánh giá tích cực.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh năm 2024 nhiều biến số, bên cạnh tinh thần chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phải nỗ lực hơn, đặc biệt trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ 5 khó khăn chính: (1) Khó khăn về đơn hàng; (2) Khó khăn về dòng tiền; (3) Khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và đáp ứng các quy định của pháp luật; (4) Nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế; (5) Khó khăn về tiếp cận vốn vay.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và qua kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp, Ban IV cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu vượt qua khó khăn, niềm tin và nội lực của doanh nghiệp vì thế đã trở lại.

Tuy nhiên, 2024 vẫn là một năm nhiều biến số do bối cảnh toàn cầu còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nội tại quốc gia, trong khi nội lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn, do đó, sự quyết liệt, kịp thời phải liên tục được duy trì, lan tỏa từ Thủ tướng, Chính phủ đến các Bộ ngành, cấp cơ sở nhằm tiếp tục đồng hành hiệu quả, trợ lực, vun đắp niềm tin để người dân và doanh nghiệp vượt khó.

Kinh tế vĩ mô - Cần khoan thư sức doanh nghiệp để nuôi dưỡng niềm tin và phục hồi (Hình 2).

2024 được dự báo vẫn là một năm nhiều biến số do bối cảnh toàn cầu còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ tới nội tại quốc gia. 

Bên cạnh đó, khi bối cảnh thế giới nhiều biến số nhưng vai trò của Việt Nam không ngừng được củng cố trên trường quốc tế, đây là “thời điểm vàng” của cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như của mô hình phát triển để tạo ra các động lực phát triển mới.

Mô hình phát triển kinh tế dựa trên thâm dụng tài nguyên, nguồn lực đã đến lúc chuyển đổi sang nền kinh tế dựa trên hiệu quả, sáng tạo với các xu hướng xanh và số. Việt Nam đang có thế và lực để tận dụng cơ hội, phát triển kinh tế dựa trên sáng tạo và công nghệ.

Do đó, Ban IV đề xuất Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công để nâng cao chất lượng các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia và cơ sở hạ tầng kết nối nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh dài hạn.

 

Đặc biệt Xây dựng các chính sách hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân một cách thực chất; hình thành và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt vì đây là động lực quan trọng để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và đạt được mục tiêu trở thành nước thu nhập cao vào năm 2045.

Chuyển đổi nền kinh tế theo hướng xanh và tuần hoàn để hòa nhịp xu hướng phát triển bền vững của thế giới.

Kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm trong năm thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 12/01/2024 | 07:00
Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại trong năm thứ ba liên tiếp, từ 2,6% vào năm 2023 xuống 2,4% trong năm 2024.

Công nghiệp mất vai trò chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thứ 5, 11/01/2024 | 14:13
Trong giai đoạn 2019-2023, dù là 2 năm khủng hoảng lớn, công nghiệp vẫn có đóng góp giá trị cao, nhưng năm nay công nghiệp mất vai trò động lực.

Thủ tướng: Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn

Thứ 6, 05/01/2024 | 10:51
Cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém… là một trong những định hướng phát triển kinh tế năm 2024.
Cùng tác giả

Điều chỉnh Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:32
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 401/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành (Dự án).

Đầu tư hơn 385 triệu USD để nâng cấp 3 tuyến quốc lộ ở ĐBSCL

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:32
Việc sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) để nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ nhằm kết nối vùng, thích ứng biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tiến độ 36 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông ra sao?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 10:32
Trong tổng số 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau hiện mới chỉ có 9 trạm đã và đang đầu tư xây dựng.

Thông xe toàn tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt vào ngày 30/6

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ GTVT đang đốc thúc Ban Quản lý dự án, các doanh nghiệp thi công cao tốc Diến Châu - Bãi Vọt hoàn thành các hạng mục còn lại của dự án vào 30/6.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
Cùng chuyên mục

Những giá trị bất ngờ từ sản xuất cà phê bền vững

Thứ 6, 10/05/2024 | 22:23
Nhờ việc liên kết, sản xuất bền vững đã giúp nhiều nông dân trồng cà phê thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản lượng, chất lượng cà phê cũng được nâng cao.

Bình Thuận đạt chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất trong 15 năm trở lại

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:00
Trong bảng xếp hạng PCI 2023, tỉnh Bình Thuận đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố, tăng 24 bậc, đạt 68,06 điểm, tăng 3,67 điểm so với năm 2022.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

Nhiều điểm mới trong quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2030

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:00
Tỉnh Lâm Đồng có 7 mục tiêu phát triển để trở thành điểm đáng đến, đáng sống, khẳng định vị thế và vai trò đối với vùng Tây Nguyên từ nay đến năm 2030.

Vĩnh Phúc là địa phương doanh nghiệp FDI lạc quan nhất trong năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:08
Năm 2023, mức độ lạc quan của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam bị giảm sút do những biến động trong bối cảnh thế giới cộng hưởng với các lực thị trường giảm sút.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Nhiều yếu tố kìm hãm sự phục hồi của ngành chả cá và surimi Việt Nam

Thứ 7, 11/05/2024 | 08:38
Tháng 3, xuất khẩu chả cá và surimi vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng 12/5: Vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới kết thúc tuần tăng giá. Giá vàng trong nước giảm mạnh cuối tuần nhưng vàng SJC vẫn trên 91 triệu đồng/lượng.