Cân đối giữa hai hệ thống ngành giáo dục mới “bay cao”

Thứ 2, 20/11/2023 | 14:28
0
Theo TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Nhà nước phải kiên trì chủ trương xã hội hóa giáo dục để đảm bảo nhu cầu học tậ

Hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập đang phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và đóng góp không nhỏ cho đảm bảo sự công bằng tiếp cận giáo dục bậc cao ở nước ta. Nhờ có các trường đại học tư mà các em học sinh được tiếp cận đào tạo đại học từ đó tham gia vào lực lượng lao động chấtcao sau khi ra trường.

Trước vai trò trên, TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng cần phải có những chính sách phù hợp đối với khu vực giáo dục đại học ngoài công lập nhất là các trường đại học phát triển không vì lợi nhuận.

Cánh tay nối dài của giáo dục công lập

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS.Lê Viết Khuyến đánh giá có một thực tế rất rõ ràng là ngay cả ở những nước giàu có, Nhà nước cũng không thể đầu tư tối đa vào giáo dục, ở mọi cấp độ, để thỏa mãn nhu cầu học tập của người dân.

Do đó, cần có sự chia sẻ chi phí từ phía xã hội, kinh nghiệm thế giới cũng như thực tế Việt nam hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải kiên trì chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đối với giáo dục đại học, thông qua hai giải pháp tự chủ hóa tối đa về mặt tài chính đối với hệ thống trường công lập hiện tại và mở rộng quy mô hệ thống trường ngoài công lập.

“Trong điều kiện cụ thể nước ta, chúng ta nên có quan điểm xem giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập giống như hai chiếc cánh của hệ thống giáo dục quốc dân. Cả hai cánh đều phải khỏe, cân đối thì giáo dục Việt Nam mới có thể bay cao, bay xa”, ông Lê Viết Khuyến bày tỏ.

Giáo dục - Cân đối giữa hai hệ thống ngành giáo dục mới “bay cao”

TS.Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam.

Cùng với đó, khi ra đời các trường ngoài công lập, không chỉ mục đích xã hội hoá. Chuyên gia cho rằng thành lập các trường tư nhằm đối trọng về chất lượng đào tạo trong hệ thống và rõ ràng thấy được trong các bảng xếp hạng của thế giới trường tư thường xếp hạng cao hơn trường công.

TS.Lê Viết Khuyến nhận định: “Tuy nhiên, các chính sách ban hành nói chung còn thiếu, thậm chí còn mâu thuẫn. Để huy động được đông đảo người dân tham gia, người dân mong đợi một hệ thống chính sách đồng bộ, ổn định và minh bạch”.

Ví dụ ở đây là quan niệm trường dân lập đã bị thay đổi đến 3 lần (ở các Quyết định 196 của Bộ GD&ĐT, Quy chế 86 của Thủ tướng và ở Luật Giáo dục 2005). Tính chất sở hữu của trường dân lập khi thành lập được xác định theo văn bản này nhưng khi chuyển loại hình sau đó lại phải xác lập lại theo một văn bản khác.

Một ví dụ khác chuyên gia chỉ ra Nghị quyết 05 khẳng định Nhà nước chấp nhận cả 2 loại hình trường tư thục vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận, trong đó khuyến khích trường không vì lợi nhuận.

“Nhưng, trong hơn 10 năm Nhà nước chỉ ban hành quy chế cho loại trường vì lợi nhuận, đến nỗi cho tới nay ở Việt Nam vẫn chưa hề có một trường tư thục không vì lợi nhuận đích thực nào. Ngoài ra các trường ngoài công lập cũng rất lo ngại về “chính sách mở trên khép dưới” dẫn tới kết cục là chỉ cần một câu trong văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT là đã vô hiệu hoá hoàn toàn quyền tự chủ của các trường đã được định chế ở những văn bản cấp cao hơn”, ông Khuyến đánh giá.

Giải pháp cho vấn đề này, đại diện Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng: “Để khuyến khích sự tham gia của người dân vào việc phát triển giáo dục ngoài công lập, Nhà nước cần đưa ra những tiêu chí thực tế hơn, chí ít là cũng giống với các trường công lập mới được thành lập. Những tiêu chí đáng lẽ cần ưu tiên quan tâm ngay từ đầu  là chất lượng cao (thông qua kết quả giám sát, kiểm định) và sự minh bạch về tài chính”.

Đối với vấn đề đất đai, cơ sở hạ tầng và thuế, “đây là vấn đề khó nhưng để có sự tham gia tích cực của người dân (góp tiền bạc, của cải) thì Nhà nước cũng nên có phần góp của mình (dưới dạng cho mượn đất hoặc  cho thuê đất với giá ưu đãi) và giảm thuế cho các trường ngoài công lập. Nếu công việc này không thể thực hiện cho tất cả các trường ngoài công lập thì trước hết Nhà nước nên áp dụng ngay cho các trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận”, ông Lê Viết Khuyến đưa ra giải pháp.

Tiến tới giáo dục không vì lợi nhuận

Chuyên ra cũng cho rằng cần làm rõ, hiểu đúng và đẩy mạnh phát triển hình thức đại học tự thục không vì lợi nhuận.

Theo đó, Điều lệ trường đại cần được điều chỉnh theo các định hướng cả hai loại hình trường đại học tư thục (vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận) đều do các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân (gọi tắt là các thành phần góp vốn) đứng tên xin thành lập, cùng góp vốn xây dựng cơ sở vật chất, đều được đảm bảo kinh phí hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Giáo dục - Cân đối giữa hai hệ thống ngành giáo dục mới “bay cao” (Hình 2).

Cần tạo hành lang pháp lý cho giáo dục đại học (Ảnh: Trọng Tùng).

Ông Lê Viết Khuyến giải thích sự khác biệt giữa hai loại hình trường này, không phải chỉ ở chỗ nhà đầu tư được hưởng lợi tức nhiều hay ít như đã giải thích ở Luật Giáo dục Đại học mà chủ yếu ở “bản chất” sở hữu của nhà trường.

“Ở các trường tư thục vì lợi nhuận, sau khi thành lập trường, các cổ đông lớn trực tiếp nắm quyền quản trị trường; còn ở các trường tư thục không vì lợi nhuận các nhà góp vốn sau khi hoàn thành nghĩa vụ đứng tên thành lập và xây dựng cơ sở vật chất của trường, phải tự nguyện chấp nhận chuyển quyền quản trị của mình cho các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội”, ông Khuyến bày tỏ.

Hồng Bích

[E] Chuyện người mở đường “phi quốc lập”

Chủ nhật, 19/11/2023 | 12:05
Ông giáo xứ Nghệ - Nguyễn Xuân Khang quyết định mở trường tư, chiêu mộ những học sinh rồi trở thành người đặtviên gạch đầu tiên cho cách làm giáo dục kiểu mới.

Xã hội hoá giáo dục - nhiều vấn đề dang dở chưa thực hiện

Chủ nhật, 19/11/2023 | 08:45
Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, để xã hội chung tay phát triển giáo dục là điều cần thiết, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện.

[E] Kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến giáo dục

Thứ 7, 18/11/2023 | 14:17
Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen cho rằng, thực học thực làm sẽ là những yếu tố then chốt để thu hút học sinh quốc tế đến với Việt Nam.
Cùng tác giả

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:07
Có số lượng đông đảo và nghề nghiệp đặc thù, tuy nhiên nhiều chính sách hiện nay vẫn chưa phù hợp với các thầy cô giáo.

Tạo động lực cho người trẻ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:23
Với khả năng thích ứng, luôn tìm tòi, ham học hỏi, các em học sinh, sinh viên là lực lượng quan trọng để phát triển, đổi mới đất nước.

Bộ GD&ĐT lưu ý thí sinh sau khi kết thúc đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:30
Kết thúc thời gian đăng ký theo quy định đã có 1.067.391 thí sinh đăng ký dự thi trên hệ thống đăng ký thi của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.
Cùng chuyên mục

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.

Hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến nhà giáo

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:07
Có số lượng đông đảo và nghề nghiệp đặc thù, tuy nhiên nhiều chính sách hiện nay vẫn chưa phù hợp với các thầy cô giáo.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:00
Năm nay hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Học sinh thủ đô lan tỏa kiến thức tới trẻ vùng cao

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:36
“Tựa gió hoạ mây” được tổ chức dưới hình thức buổi hoạt động ngoại khoá kết hợp tân trang thư viện trường đã nhận được sự ủng hộ và đón tiếp nồng nhiệt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia tại Cần Thơ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:30
Ngày 12/5, tại Tp.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 6.
     
Nổi bật trong ngày

Bão từ mạnh nhất trong vòng 20 năm ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?

Thứ 2, 13/05/2024 | 20:02
Bão Mặt Trời (hay còn gọi là bão từ) có thể tác động đến tàu vũ trụ, lưới điện, sinh vật trên Trái Đất, con người cũng có thể cảm nhận rõ tác động của nó.

Bản tin 14/5: Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm

Thứ 3, 14/05/2024 | 06:00
Gần 2.000 trẻ dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước mỗi năm; Xe đầu kéo bốc cháy sau va chạm liên hoàn, nhiều người bị thương...

Dự báo thời tiết ngày 14/5/2024: Miền Bắc có nơi trở mưa to

Thứ 3, 14/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (14/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Triệu tập tài xế taxi "chặt chém" khách Tây đi 50m mất 500.000 đồng

Thứ 2, 13/05/2024 | 17:05
Tài xế taxi có hành vi chặt chém du khách nước ngoài được triệu tập đến Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Bộ GD&ĐT cho biết tuỳ từng điều kiện của mỗi địa phương để tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2024.