Cần địa phương

Cần địa phương "góp gạo thổi cơm chung" trong quản lý, bảo trì quốc lộ

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 05/11/2021 | 16:40
0
Việc phân cấp cho cấp tỉnh tham gia quản lý, bảo trì quốc lộ góp phần phát huy vốn, nguồn lực tại chỗ của các địa phương và giảm gánh nặng cho ngân sách Trung ương.

Trong tờ trình gửi Bộ GTVT về Đề án Phân cấp và phân quyền trong công tác quản lý và khai thác kết cầu hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết theo quy hoạch mạng lưới đường bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng đường cao tốc khoảng 2,5 triệu tỷ đồng.

Nhu cầu đầu tư cho các tuyến quốc lộ bao gồm nâng cấp đảm bảo nhu cầu vận tải từng tuyến, nâng cấp đạt quy mô quy hoạch, đầu tư bổ sung cho các đoạn tuyến quốc lộ kéo dài được xác định vào khoảng 655.031 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hàng năm vốn bảo trì cần khoảng 25.000 tỷ đồng, tuy nhiên ngân sách Trung ương cấp khoảng 10.000 tỷ đồng, mới đáp ứng 40%.

Kinh tế vĩ mô - Cần địa phương 'góp gạo thổi cơm chung' trong quản lý, bảo trì quốc lộ

Hàng năm vốn bảo trì cần khoảng 25.000 tỷ đồng, nhưng ngân sách Trung ương cấp khoảng 10.000 tỷ đồng, mới đáp ứng 40% tổng nhu cầu. 

Trong những năm tới, theo quy hoạch chiều dài quốc lộ tăng thêm hơn 4.800km, đồng thời các dự án cao tốc phía Đông, các cao tốc khác đầu tư bằng ngân sách Trung ương hoàn thành, ông Huyện thừa nhận nhu cầu vốn bảo trì và quản lý khai thác sẽ còn tăng cao.

Do đó, ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương, các nguồn vốn do Bộ GTVT huy động, cần có sự tham gia từ nguồn vốn ngân sách của các địa phương, hoặc địa phương huy động để thực hiện quy hoạch.

“Giải pháp phân cấp, phân quyền để UBND cấp tỉnh tham gia quản lý, khai thác quốc lộ là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế. Việc này sẽ giúp tăng cường huy động vốn và các nguồn lực của địa phương, thành phần kinh tế để tham gia đầu tư phát triển, quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống đường bộ quốc gia; tạo điều kiện cho địa phương tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực vận tải đường bộ”, ông Huyện khẳng định.

Phía Tổng cục Đường bộ cũng khuyến nghị cần có giải pháp để việc quản lý, tổ chức giao thông và bảo trì trên hệ thống quốc lộ phải thống nhất, đồng bộ, hiệu quả đồng thời cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật để có căn cứ thực hiện.

Làm sao để địa phương có trách nhiệm trong quản lý, khai thác sử dụng quốc lộ?

Cụ thể về giải pháp phân quyền, phân cấp trong quản lý, khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xây dựng 2 phương án.

Phương án 1: Phân quyền, trách nhiệm quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì triệt để đối với toàn bộ quốc lộ, đường cao tốc hiện nay Bộ GTVT đang quản lý (gồm các tuyến đường sử dụng ngân sách Nhà nước bảo trì và các tuyến đường BOT), các dự án giao thông đang đầu tư, sau khi hoàn thành bàn giao cho tỉnh quản lý, khai thác.

Với phương án này, ông Huyện đánh giá những hạn chế về việc phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Giao thông đường bộ và nhiều Nghị định, Thông tư.

Mặt khác, hệ thống quốc lộ không được quản lý thống nhất dẫn đến hạn chế trong việc liên kết vùng, miền, kết nối giữa các địa phương, các phương thức vận tải và các khu vực hải cảng, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các hiệp định vận tải đường bộ, các hợp tác quốc tế về giao thông vận tải và phát triển hạ tầng đường bộ.

Kinh tế vĩ mô - Cần địa phương 'góp gạo thổi cơm chung' trong quản lý, bảo trì quốc lộ (Hình 2).

Huy động vốn và nguồn lực địa phương vào quản lý, bảo trì tuyến quốc lộ sẽ giúp nâng cao kết câu hạ tầng đường bộ. 

Phương án 2: Phân quyền cho cấp tỉnh quản lý, bảo trì các quốc lộ liên kết các tỉnh, quốc lộ có vị trí ít quan trọng hơn với tổng số 144 tuyến quốc lộ và tổng chiều dài 16.006km (chiếm 53,8%).

Với các phương án này, cấp tỉnh sau khi nhận phân cấp, phân giao nhiệm vụ hoặc phân cấp lại cho cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải trực thuộc (các Sở GTVT) để trực tiếp tổ chức quản lý, khai thác, bảo trì; lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu để thực hiện; tiếp nhận dự toán từ Bộ GTVT để tổ chức thực hiện dự toán và quản lý theo quy định.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Đường bộ kiến nghị Bộ GTVT xem xét lựa chọn phương án 2 định hướng phân quyền cho cấp tỉnh tổ chức quản lý, bảo trì 16.000km của các tuyến quốc lộ liên kết các tỉnh, quốc lộ không đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng và các quốc lộ khác.

Trong thời gian xây dựng các Luật và văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện phân quyền theo định hướng trên, Bộ GTVT xây dựng ban hành Thông tư phân cấp quản lý, khai thác quốc lộ cho các tỉnh đối với các quốc lộ hiện nay đang ủy quyền quản lý cho các Sở GTVT; Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập và quản lý thực hiện dự toán kinh tế sự nghiệp đường bộ từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Trung ương bảo trì quốc lộ.

Nếu mọi việc tiến triển thuận lợi, Bộ GTVT sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục để triển khai thực hiện phân cấp và phân quyền cho các tỉnh trong công tác quản lý và khai thác kết cầu hạ tầng giao thông ngay trong quý 3/2022.

Thứ trưởng Bộ GTVT nói về bài học từ dự án Cát Linh - Hà Đông

Thứ 5, 04/11/2021 | 16:30
Hiện nay, Bộ GTVT và UBND Tp. Hà Nội đang chuẩn bị những khâu cuối cùng để bàn giao khai thác dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ngày 6/11 sắp tới.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc

Thứ 3, 26/10/2021 | 20:44
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT hoàn thiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025.
Cùng tác giả

Cần đến hơn 174.500 tỷ đồng đầu tư các tuyến đường kết nối cao tốc

Thứ 4, 08/05/2024 | 13:55
Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bố trí nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư hệ thống nút giao, đường kết nối với các cao tốc.

Biểu đồ “thăng” dần lên của quan hệ Việt Nam - Brazil sau 35 năm

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Trong 35 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Brazil đã và đang phát triển tích cực trên tất cả các lĩnh vực, ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn.

Phó Thủ tướng: Sớm thể chế hóa các chính sách cho xe điện 4 bánh

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:42
Dù đã được thí điểm ở nhiều địa phương, nhưng do chưa có quy định cụ thể nên hoạt động của xe 4 bánh chạy bằng điện hoạt động vận tải chở khách còn nhiều bất cập.

Dự án còn 1 hộ dân chưa di dời, Bí thư tỉnh phải trực tiếp làm việc

Thứ 3, 07/05/2024 | 18:40
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi thị sát dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang và vấn đề GPMB chưa được giải quyết dứt điểm vì 1 hộ dân chưa di dời.

Kênh tiếp nhận thông tin phản ánh việc giá vé máy bay cao bất thường

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:49
Cục Hàng không Việt Nam vừa có đề nghị các khách hàng mua vé máy bay phản ánh thông tin, tài liệu xác thực trong trường hợp mua phải vé có giá cao so với quy định.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng rất tốt: Kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm 2024

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:31
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu rau quả tiếp tục là "điểm sáng" năm nay.

Nghệ An: 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:39
Trong 4 tháng năm 2024, tỉnh Nghệ An có tới 888 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 21,31% so với cùng kỳ.

Kinh tế Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

Thứ 3, 07/05/2024 | 14:55
Kinh tế - xã hội Tp.HCM tiếp tục đà tăng trưởng nhưng có dấu hiệu chậm lại và xuất hiện một số biểu hiện khó khăn, cần tìm giải pháp hiệu quả.

Đẩy mạnh tín dụng, khơi thông nguồn vốn cho doanh nghiệp Tp.HCM

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:05
Cùng với lãi suất ngân hàng điều chỉnh giảm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp Tp.HCM được kỳ vọng tăng hiệu quả hấp thụ vốn.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu chậm trễ, nguyên nhân từ đâu?

Thứ 2, 06/05/2024 | 22:40
Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, Ban 85 về công tác triển khai dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 8/5: Vàng SJC bất ngờ đi xuống

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:44
Giá vàng trong nước đồng loạt đi xuống phiên mở cửa sáng 8/5, trong đó thương hiệu SJC giảm về gần mốc 87 triệu đồng/lượng.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Thứ 4, 08/05/2024 | 05:45
Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.

Vàng SJC lại lên đỉnh sau phiên đấu thầu thứ 5, giá trúng 86,05 triệu/lượng

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:39
Kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5, có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng/lượng so với giá tham chiếu.

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng rất tốt: Kỳ vọng đạt 7 tỷ USD trong năm 2024

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:31
Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo xuất khẩu rau quả tiếp tục là "điểm sáng" năm nay.