Các tổ chức quốc tế kêu gọi hành động phối hợp về an ninh lương thực

Các tổ chức quốc tế kêu gọi hành động phối hợp về an ninh lương thực

Thứ 6, 15/04/2022 | 08:30
0
Lãnh đạo các tổ chức quốc tế kêu gọi hành động phối hợp để giúp các nước dễ bị tổn thương giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh lương thực.

Ngày 13/4, các lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra tuyên bố chung kêu gọi hành động phối hợp để giúp các nước dễ bị tổn thương giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng đối với an ninh lương thực.

Các hành động được đề xuất bao gồm cung cấp nguồn cung lương thực khẩn cấp và triển khai hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình và quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại không bị cản trở, đầu tư vào sản xuất lương thực bền vững và an ninh dinh dưỡng.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass, Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva, Giám đốc Điều hành WFP David Beasley và Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đã đưa ra tuyên bố chung trước Hội nghị mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới vào tuần tới.

Theo nội dung tuyên bố, thế giới đang bị rung chuyển bởi các cuộc khủng hoảng kép. Hậu quả của xung đột ở Ukraine làm gia tăng tác động của đại dịch Covid-19, trong khi biến đổi khí hậu và xung đột, bất ổn gây ra những tổn hại dai dẳng cho người dân trên toàn cầu.

Giá các mặt hàng chủ lực ngày càng cao, trong khi việc thiếu nguồn cung đang gia tăng áp lực lên các hộ gia đình trên toàn thế giới, khiến hàng triệu người có nguy cơ thiếu ăn nghiêm trọng. Vào tháng 3 vừa qua, WFP cho biết, số người đang đối mặt tình trạng thiếu ăn đã tăng lên 44 triệu, so với mức 27 triệu hồi năm 2019.

Các quốc gia nghèo nhất đối mặt nguy cơ lớn nhất do nhập khẩu thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong tiêu dùng. Tuy nhiên, mức độ dễ bị tổn thương của các quốc gia có thu nhập trung bình, nơi tập trung nhiều người nghèo trên thế giới, cũng đang gia tăng.

Theo thống kê, 45 nước châu Phi và quốc gia kém phát triển nhất nhập khẩu ít nhất 1/3 sản lượng lúa mì từ Nga hoặc Ukraine. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Nga hôm 14/3 cho biết, nước này đã cung cấp 23 triệu tấn lúa mì cho thế giới kể từ ngày 1/7/2021 đến ngày 10/3/2022, giảm 30,9% so với cùng kỳ năm trước đó.

Theo Tổ chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), giá lương thực đã tăng kể từ nửa cuối năm 2020 và đạt mức cao nhất từ trước đến này vào tháng 2/2022. Riêng giá lúa mì và lúa mạch tăng gần 1/3, trong lúc giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60% trong năm 2021.

WB cảnh báo, mỗi lần giá lương thực tăng 0,01% sẽ khiến thêm 10 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực trên toàn thế giới.

Việc tăng giá lương thực càng trở nên trầm trọng hơn do giá khí đốt tự nhiên, một thành phần chính của phân đạm, tăng mạnh.

Ông Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành Tập đoàn Phân bón Yara International (Na Uy), cho biết hãng đã phải giảm đáng kể công suất sản xuất amoniac và urê tại châu Âu do giá khí đốt tăng cao kỷ lục.

Doanh nhân này cho rằng khi hai thành phần thiết yếu này bị thiếu hụt, nguồn cung lương thực toàn cầu sẽ bị tác động không nhỏ, đồng thời cảnh báo thế giới có thể chứng kiến khủng hoảng lương thực ảnh hưởng đến hàng triệu người.

Ông Holsether nói với đài CNN, chi phí đã tăng quá cao nên công ty không thể duy trì hoạt động ở quy mô lớn và cũng không rõ khi nào hoạt động sản xuất tại châu Âu sẽ trở lại mức tối đa như trước đây.

Đáng chú ý, sự gia tăng giá lương thực và những cú sốc về nguồn cung có thể gây bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng, đặc biệt là những quốc gia vốn đã manh nha hoặc bị ảnh hưởng bởi xung đột.

Những người đứng đầu các tổ chức quốc tế đã kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn trương hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương thông qua phối hợp hành động trong cung cấp lương thực khẩn cấp, hỗ trợ tài chính, tăng cường sản xuất nông nghiệp và mở cửa thương mại.

Các lãnh đạo WB, IMF, WFP và WTO cam kết phối hợp chuyên môn và nguồn tài chính của mình để nhanh chóng đẩy mạnh chính sách, hỗ trợ tài chính nhằm giúp đỡ các quốc gia và hộ gia đình dễ bị tổn thương cũng như tăng cường sản xuất nông nghiệp trong nước cũng như cung cấp cho các quốc gia bị ảnh hưởng.

Các tổ chức đa phương nhấn mạnh có thể giảm thiểu áp lực cán cân thanh toán và làm việc với tất cả các quốc gia để giữ cho dòng chảy thương mại được thông thoáng, đồng thời tăng cường hơn nữa việc giám sát các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm và nhanh chóng mở rộng tư vấn chính sách nhiều mặt cho các quốc gia bị ảnh hưởng.

Trong tuyên bố chung, lãnh đạo các tổ chức quốc tế kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp hỗ trợ các nhu cầu cấp thiết về tài chính, bao gồm các khoản tài trợ. 

Các tổ chức đa phương cũng kêu gọi tất cả các nước giữ cho thương mại cởi mở, tránh các biện pháp hạn chế như cấm xuất khẩu thực phẩm, phân bón. Điều đặc biệt quan trọng là không áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với việc mua thực phẩm nhân đạo của WFP.

Minh Hoa (t/h theo TTXVN, Người Lao Động)

An ninh lương thực bị đe doạ bởi biến đổi khí hậu, chúng ta cần làm gì?

Thứ 4, 23/03/2022 | 19:00
Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, gia tăng về cường độ và tần suất, do đó, an ninh nguồn nước, lương thực và sinh kế của người dân cũng ngày càng bị đe doạ.

Tổng giám đốc WTO đột ngột xin từ chức, phủ nhận liên quan đến chính trị

Thứ 6, 15/05/2020 | 11:37
Azevedo cho biết đây là "quyết định của cá nhân ông" sau khi nói chuyện với gia đình và không liên quan đến lý do sức khoẻ hay một tham vọng chính trị nào khác.

Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO vì bị áp thuế hàng nhập khẩu

Thứ 2, 02/09/2019 | 22:09
Trung Quốc đã đệ đơn kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề thuế nhập khẩu Mỹ áp dụng.
Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Ukraine thúc giục EU chuyển sang nền kinh tế thời chiến

Thứ 2, 06/05/2024 | 20:54
“Nếu chúng ta muốn duy trì hòa bình ở châu Âu, chúng ta phải chuyển sang nền kinh tế thời chiến, dù điều đó nghe có vẻ nghịch lý…”, Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói.

Nga liên tiếp phá hủy các mục tiêu giá trị, khí tài phương Tây có giúp được Ukraine?

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Những hình ảnh được công khai cho thấy, trong tuần qua, một loạt khí tài trị giá triệu đô mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đã bị phá hủy.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Thỏa thuận ngừng bắn không khả quan, quan chức Hamas rời Cairo

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:30
Israel trong nhiều tháng qua đã cảnh báo về kế hoạch gửi quân vào Rafah, thành phố phía Nam Gaza, áp sát biên giới Ai Cập, nơi có hơn 1 triệu người đang trú ẩn.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.
     
Nổi bật trong ngày

Nga vẫn nhập 2.000 linh kiện chiến đấu cơ từ 22 quốc gia, bao gồm Mỹ?

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Nga đã chi ít nhất 4 tỷ USD vào thiết bị điện tử cho các mục đích quân sự khác nhau, đặc biệt là bảo trì và sản xuất máy bay chiến đấu.

Nga đáp trả bằng 25 cuộc tấn công, Ukraine tổn thất nặng nề

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:00
Nga đã triển khai một loạt cuộc tấn công nhằm vào các vị trí phức hợp công nghiệp và quân sự Ukraine. Lực lượng Kiev đã phải chịu những tổn thất nặng nề.

Chính quyền Israel đột kích văn phòng của Al Jazeera

Thứ 2, 06/05/2024 | 09:36
Một quan chức Israel và một nguồn tin từ Al Jazeera cho biết, chính quyền Israel đã đột kích một phòng khách sạn được Al Jazeera sử dụng làm văn phòng tạm thời.

Công du Pháp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang theo 3 thông điệp

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:55
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ 3 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Pháp.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.