Bỏng nước sôi sơ cứu thế nào là đúng cách?

Bỏng nước sôi sơ cứu thế nào là đúng cách?

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 22/07/2018 | 14:00
0
Trong quá trình sinh hoạt, đôi khi vì bất cẩn hoặc vô tình bị bỏng nước sôi. Vậy, khi bị bỏng cần phải xử lý như thế nào?

Trước câu hỏi khi bị bỏng cần sơ cứu ra sao, xử trí như thế nào là đúng cách. PV báo Người Đưa Tin đã lắng nghe chia sẻ của bác sĩ Anh Tú (bác sĩ đa khoa tại một phòng khám ở Hà Nội).

Bác sĩ Anh Tú cho hay, khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên cần làm là chặn nguyên nhân gây ra bỏng, càng sớm càng tốt. Sau đó thực hiện các bước sau:

1. Làm nguội bớt vết thương

Theo bác sĩ Tú, điều cực kỳ quan trọng trong sơ cứu bỏng nhiệt là nhanh chóng rửa chỗ bị bỏng dưới vòi nước (nước lạnh càng tốt). Để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy từ 15 đến 25 phút hoặc cho đến khi cảm thấy vết bỏng hết đau, trong trường hợp này chỉ cần dùng nước lạnh là đủ. Việc dùng nước đá chưa hẳn là tốt khi thực hiện với vết bỏng.

Sức khỏe - Bỏng nước sôi sơ cứu thế nào là đúng cách?

Cần làm nguội vết thương khi vừa bị bỏng (Ảnh minh họa).

Trường hợp bị bỏng do chất lỏng gây ra (dầu, nước sôi, axit), trước hết phải cởi bỏ y phục bị ướt ra (trước khi vết bỏng hình thành bọng nước), tiếp đó xả nước lạnh vào chỗ bị bỏng. Nếu quần áo bị dính vào vết thương, đừng cố cởi bỏ ra, hãy rửa vết thương dưới nước lạnh bên ngoài lớp vải và sau đó đi tìm bác sĩ để biết cách chăm sóc bệnh nhân bỏng.

Việc rửa vết thương dưới nước lạnh có công dụng làm giảm diện tích và độ sâu do bỏng gây ra.

2. Bù nước

Sau khi bị bỏng trong quá trình đợi tới viện nên cho bệnh nhân uống nước, có thể dùng oresol. Nếu có thể nên đặt đường truyền dịch tĩnh mạch là tốt nhất.

3. Giữ sạch cho vết bỏng nước

Một số người cho rằng những chất như bơ, kem đánh răng, giấm, nước mắm... có thể làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên điều đó không đúng, tốt nhất dùng một băng hoặc vải sạch (tốt nhất là băng gạc y tế) băng lên vết bỏng tránh sự đụng chạm vào vết bỏng.

Sức khỏe - Bỏng nước sôi sơ cứu thế nào là đúng cách? (Hình 2).

Dùng băng gạc để băng lên vết bỏng (Ảnh minh họa).

4. Bôi thuốc kháng sinh

Đối với vết bỏng nhẹ ít có khả năng nhiễm trùng. Nhưng đối với vết bỏng lớn hơn, khả năng bị nhiễm trùng, làm vết thương lan rộng và lâu khỏi hơn. Vì vậy, sau khi thực hiện sơ cứu bỏng nước sôi như trên bạn nên dùng các loại kem bôi vết bỏng như B76 hoặc Silvirin hoặc mỡ kháng sinh khác. Lưu ý, cần thay băng hàng ngày, giữ vết bỏng luôn sạch sẽ.

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng nước sôi

Thứ 5, 02/11/2017 | 19:05
Trẻ bị bỏng nước sôi, nếu không được sơ cứu cũng như đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành, thành thương tật vĩnh viễn.

Bé bỏng nước sôi: Bố mẹ nên sơ cứu thế nào để an toàn cho con?

Thứ 4, 23/11/2016 | 17:53
“Việc sơ cứu sau khi bé bị bỏng là rất cần thiết và không thể chậm trễ. Vì thế, cha mẹ cần phải có sự hiểu biết nhất định”.

Bé trai 11 tháng tuổi bỏng nặng vì cả bình nước sôi đổ vào người

Thứ 4, 26/10/2016 | 17:18
Vào bếp nấu cháo để Khanh chơi cùng anh trai 3 tuổi phía ngoài, chị Phú không ngờ nước sôi ở bình siêu tốc đổ ập vào bé Khanh khiến cháu bỏng toàn thân.
Cùng tác giả

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Cảnh báo cuộc gọi lừa đảo mời tham gia hội nhóm để đầu tư tài chính

Thứ 2, 06/05/2024 | 13:55
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam liên tục ghi nhận nhiều phản ánh từ người dân khi nhận được cuộc gọi lừa đảo từ các số điện thoại lạ.

Kỳ tích: Mẹ suy buồng trứng nặng vẫn đón hai con khỏe mạnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 11:53
Theo BS.Nguyễn Thành Trung, chỉ số dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn, giảm đến mức suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.

Vì sao từng tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-Dimer?

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:09
Theo BS.Hoàng, xét nghiệm D-dimer thời điểm hiện tại không có ý nghĩa gì để đánh giá tác dụng gây huyết khối và giảm tiểu cầu ở người đã tiêm vắc-xin AstraZeneca.
Cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất vụ hàng chục người nhập viện sau khi ăn tiết canh ở Thái Bình

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:45
Sau bữa tiệc tại đám cưới ở Thái Bình có ăn tiết canh dê, hàng chục người có triệu chứng phải nhập viện, trong đó có một người đã tử vong.

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: Bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:08
Mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli.

Tp.HCM: 2 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Thứ 3, 07/05/2024 | 13:58
Ngày 7/5, Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin về tình hình sức khỏe 2 bệnh nhi nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.
     
Nổi bật trong ngày

Hai người đàn ông "bỗng dưng muốn khóc" vì nhặt được "kho báu" 3 tỷ

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:30
Một người đàn ông U50 vô tình đánh rơi nhẫn trên đồng cỏ nên rủ bạn đi tìm lại bằng được, không ngờ thứ anh ta đào lên lại là một "kho báu" giá trị tiền tỷ.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.

Bỏ nắm muối vào vị trí này trong nhà, ai cũng muốn thử vì công dụng "kỳ diệu"

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:30
Hạt muối nhìn có vẻ bình thường nhưng thực chất nó có rất nhiều công dụng thực tế chưa được biết đến, thử ngay mẹo hay dưới đây bạn sẽ bất ngờ với công dụng.

Ai người buông trước?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Sức khoẻ hôn nhân của bạn lúc này sao rồi? Còn bao nhiêu % so với ngày mới cưới? Đôi tay này còn trong tay hay đã buông rồi?

Vụ ngộ độc tại Đồng Nai: Bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:08
Mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli.