Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm, nêu giải pháp lấp kẽ hở kỳ thi THPT Quốc gia

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm, nêu giải pháp lấp kẽ hở kỳ thi THPT Quốc gia

Hà Công Luân
Thứ 4, 01/08/2018 | 15:05
0
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra sáng 1/8, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ rút kinh nghiệm từ những vấn đề gian lận xảy ra ở Hà Giang, Sơn La vừa qua.

Khẳng định sự đúng đắn của đổi mới thi cử

Mở đầu báo cáo của ngành giáo dục gửi tới Chính phủ, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ một lần nữa khẳng định việc đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là một trong chín nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết Trung ương 29 đặt ra để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyết 44), trong đó xác định: “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh CĐ, ĐH tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng...”.

Ông Nhạ cũng nhắc lại lý do của việc lựa chọn kỳ thi “2 trong 1”: “Lựa chọn này xuất phát từ việc thực hiện đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá sẽ tác động tích cực tới việc đổi mới phương pháp dạy và học. Bên cạnh đó, việc thi cử tại thời điểm đó còn rất nặng nề. Mỗi năm phải tổ chức nhiều kỳ thi, nhiều đợt thi (trong gần 1 tháng thí sinh phải dự thi 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 đợt thi tuyển sinh ĐH, CĐ). Học sinh các tỉnh xa phải lên Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn để dự thi rất vất vả, áp lực, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc của thí sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, các tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô, Phú Xuyên khiến dư luận rất bức xúc”.

“Chính vì vậy, bộ GD&ĐT đã xây dựng phương án đổi mới thi với mục tiêu khắc phục các bất cập nêu trên, đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình, xã hội. Khi xây dựng phương án thi, cũng có nhiều tranh luận, góp ý. Có ý kiến cho rằng nên bỏ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ tổ chức thi ĐH, CĐ. Tuy nhiên, việc này không thực hiện được vì trái với luật Giáo dục. Hơn nữa, nếu bỏ thi thì học sinh sẽ không học, chất lượng giáo dục sẽ đi xuống, kết quả học tập của học sinh chúng ta sẽ không được quốc tế công nhận. Việc Bộ đứng ra tổ chức thi ĐH, CĐ cũng không được vì vi phạm quyền tự chủ của các trường ĐH, CĐ mà luật GDĐH năm 2012 đã quy định”, ông Nhạ nói.

Bộ trưởng bộ GD&ĐT cũng cho rằng, trước khi tiến tới thực hiện kỳ thi này cũng đã cân nhắc rất nhiều các phương án, các ý kiến đóng góp của xã hội, nhưng ông khẳng định đây là phương án tốt nhất.
Tôi cũng xin nói thêm, khi đưa ra phương án thi trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn) cũng có nhiều ý kiến khác nhau nhưng cuối cùng cũng đã đi đến thống nhất thi trắc nghiệm là phù hợp vì đây là kỳ thi đánh giá trên diện rộng nên yêu cầu cao nhất là đảm bảo tính khách quan, trung thực, hạn chế học lệch, học tủ, quay cóp, gian lận trong thi cử.

Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm, nêu giải pháp lấp kẽ hở kỳ thi THPT Quốc gia

Phiên họp thường kỳ Chính phủ sáng 1/8.

Gian lận thi cử vừa qua là rất nghiêm trọng

Tư lệnh ngành Giáo dục nhìn nhận vụ việc xảy ra tại Hà Giang, Sơn La là rất nghiêm trọng. Ông nói: “Chúng tôi đánh giá là những sai phạm rất nghiêm trọng. Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và phối hợp chặt chẽ với bộ Công an để xử lý vụ việc trên tinh thần nghiêm túc, kiên quyết, kịp thời, xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm theo đúng quy chế thi và các quy định pháp luật hiện hành”.

“Ở đây chúng tôi nói rõ, xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ thi và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi này như một số ý kiến đặt ra. Trước các sai phạm xảy ra tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình, tôi xin nhận trách nhiệm”, ông nhấn mạnh.

Ông Nhạ cũng cho biết, sau khi xảy ra tiêu cực đã tiến hành rà soát và đã thấy những hạn chế trong công tác thi. Cụ thể:

Đề thi chưa thật sự phù hợp với yêu cầu của thi THPT, trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao;

Phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi;

Công tác thanh kiểm tra, giám sát của bộ GD&ĐT đối với các địa phương đã được tăng cường hơn nhưng vẫn còn sơ hở, chưa sâu sát.

Giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm, nêu giải pháp lấp kẽ hở kỳ thi THPT Quốc gia (Hình 2).

Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Từ đó ông đưa ra giải pháp:

Tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi phù hợp, đáp ứng tốt hơn mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia;

Hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi;

Cải tiến phương thức tổ chức chấm thi, trong đó xem xét chấm tập trung theo các cụm để nâng cao tính trung thực, khách quan trong khâu chấm thi;

Quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường đại học, của các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi; tăng cường vai trò giám sát, thanh, kiểm tra của bộ GD&ĐT đối với các Hội đồng thi.

“Hiện nay chúng ta đang tiến hành sửa 2 luật (luật GD và luật GDĐH), vấn đề thi và tuyển sinh cũng được đặt ra, nhưng như đã phân tích ở trên, việc bỏ thi THPT Quốc gia ở thời điểm này là không nên. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thấu đáo nhưng quan điểm của Bộ việc bỏ thi THPTQG trong những năm tới là chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng để kỳ thi này đảm bảo thực chất hơn, đánh giá đúng chất lượng giáo dục của các địa phương. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPTQG những năm tới được tổ chức tốt hơn”, ông Nhạ kết thúc phần báo cáo của mình trước Chính phủ.

 Xem thêm clip: Bắt giữ cán bộ sở GD&ĐT vì gian lận điểm thi:

Clip: Khám nhà, bắt tạm giam cán bộ sở GD&ĐT Sơn La

Sơn La: Vì sao Phó Hiệu trưởng mảng cơ sở vật chất lại đi chấm thi trắc nghiệm?

Thứ 4, 01/08/2018 | 10:30
Ông Đặng Hữu Thủy (SN 1964), Phó Hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu, Ủy viên Tổ chấm thi trắc nghiệm tỉnh Sơn La là người phụ trách mảng cơ sở vật chất tại trường.

Clip: Khám xét nhà, bắt giữ cán bộ sở GD&ĐT Sơn La

Thứ 3, 31/07/2018 | 20:46
Ngày 31/7, Cơ quan công an Sơn La đã tiến hành khám xét nơi ở, làm việc đồng thời thực hiện lệnh bắt các đối tượng liên quan đến việc gian lận điểm thi tại Sơn La.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở Nghệ An: Nhiều trường công lập có tỷ lệ chọi cao

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:02
Theo số liệu học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 công lập ở Nghệ An, tỷ lệ chọi vào các trường đều tăng cao, đặc biệt ở TP.Vinh.

Hà Nội khen thưởng cho 820 học sinh phổ thông có thành tích xuất sắc

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:06
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành quyết định khen thưởng đối với 820 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 – 2024.

Nhiều ngành ứng dụng AI vào giảng dạy cho sinh viên

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:01
Thông qua việc này giúp sinh viên tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ ngay từ khi đang học đại học.

Mở rộng hợp tác đào tạo ngành y khoa với Hungary

Thứ 2, 20/05/2024 | 21:57
Thông qua hợp tác giáo dục giữa hai nước tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên có thể học tập, trao đổi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.

Trường chuyên ở Hà Nội "tăng nhiệt" tỉ lệ chọi

Thứ 2, 20/05/2024 | 20:40
Tỉ lệ chọi vào một số trường THPT chuyên tại Hà Nội năm học 2024 – 2025 đã được xác định.
     
Nổi bật trong ngày

Khi nào miền Bắc nắng nóng trở lại?

Thứ 2, 20/05/2024 | 15:21
Do tác động của không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió, miền Bắc đã bắt đầu mưa diện rộng từ chiều tối qua (19/5).

Nhiều ngành ứng dụng AI vào giảng dạy cho sinh viên

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:01
Thông qua việc này giúp sinh viên tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ ngay từ khi đang học đại học.

Hà Nội khen thưởng cho 820 học sinh phổ thông có thành tích xuất sắc

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:06
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành quyết định khen thưởng đối với 820 học sinh tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 – 2024.

Dự báo thời tiết ngày 20/5/2024: Cảnh báo mưa đá và gió giật mạnh

Thứ 2, 20/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (20/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Học sinh đầu cấp Hà Nội được cấp mã ngành trước 31/5

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:54
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn lưu ý các trường mầm non, tiểu học rà soát, cấp mã tuyển sinh của học sinh đơn vị mình.