Bỏ trần vé máy bay: “Người thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng”

Bỏ trần vé máy bay: “Người thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng”

Trịnh Thị Phương Ly
Thứ 3, 18/05/2021 | 07:57
0
Đề xuất bỏ giá trần vé máy bay trên đường bay nội địa khiến nhiều người lo ngại giá vé sẽ tăng vọt trong những dịp cao điểm.

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất bỏ trần giá vé máy bay với đường bay nội địa có từ 3 hãng cùng khai thác trở lên. Theo đó, hãng hàng không sẽ được quyết định giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa và thực hiện niêm yết giá theo quy định.

Theo đó, lãnh đạo Cục Hàng không cho rằng, việc áp dụng trần giá vé sẽ hạn chế việc nâng cao chất lượng dịch vụ, bởi hiện nay có nhiều đối tượng hành khách có nhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn mức giá trần để sử dụng dịch vụ hàng không tương xứng. Vì vậy, việc bỏ trần giá vé sẽ giúp các hãng hàng không chủ động hơn trong việc triển khai dải giá vé linh hoạt theo từng giai đoạn.

Đây không phải lần đầu tiên đề xuất bỏ giá trần được đưa ra. Tháng 4 vừa qua, Vietnam Airlines cũng kiến nghị tăng giá trần lẫn áp giá sàn vé máy bay.

Hiện, khung giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản ban hành từ năm 2015, áp dụng cho 5 nhóm đường bay, với mức giá 1,6 - 3,75 triệu đồng/vé/chiều (tùy cự ly), chưa bao gồm các khoản phí và phụ thu khác.

Khách hàng lo giá vé tăng vọt sau khi bỏ trần giá

Đề xuất của cơ quan quản lý hàng không khiến phần lớn khách hàng lo lắng, bởi giá vé máy bay có thể tăng đột biến vào những dịp cao điểm khi không còn khung giá tối đa (giá trần - PV) - công cụ để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Trước thông tin bỏ giá trần vé máy bay, chị Nguyễn Thị Nga – nhân viên văn phòng tại Cầu Giấy, Hà Nội như “ngồi trên đống lửa” vì lo lắng vé máy bay có nguy cơ bị “thổi giá” trong thời gian sắp tới. Chị cho biết, vì quê của cả hai vợ chồng đều ở TP.HCM nên cả gia đình thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay.

Theo chị, nếu bỏ giá trần, sẽ không thể “ghìm” giá vé vào dịp lễ tết hoặc các chặng bay đẹp mùa cao điểm. Bởi hiện tại, khi vẫn đang áp dụng quy định giá trần vé máy bay, nhưng đến dịp lễ tết khách hàng đều phải mua vé gần kịch trần. Đơn cử vào dịp 30/4 vừa qua, dù giá máy bay chặng Hà Nội – TP.HCM của các hãng đều tăng vọt lên mức 5- 7 triệu đồng/ vé khứ hồi nhưng gia đình chị vẫn phải "bấm bụng" đặt mua vì không còn sự lựa chọn nào khác.

“Nếu không còn giá trần, tôi lo giá vé máy bay sẽ tăng “cao ngất ngưởng” trong những dịp lễ. Trong trường hợp giá vé khứ hồi cho chặng Hà Nội – TP.HCM tăng đến chục triệu đồng thì quả thực là quá sức đối với những người làm công ăn lương, thu nhập ba cọc ba đồng như tôi”, chị Nga chia sẻ.

Tài chính - Ngân hàng - Bỏ trần vé máy bay: “Người thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng”

Nếu đề xuất được thông qua, điều khiến khách hàng lo ngại nhất là giá máy bay sẽ đồng loạt tăng cao - Ảnh: Nguyễn Hữu Thắng

Là một khách hàng thường xuyên đi máy bay, anh Bùi Quốc Dũng – trưởng phòng kinh doanh tại một công ty tại Hà Nội cũng bày tỏ sự quan ngại vì nếu bỏ giá trần, người dân sẽ khó tiếp cận vé máy bay giá rẻ.

Theo anh, hiện có nhiều nước không còn quy định giá trần cho hàng không, nhưng họ có đa dạng loại hình giao thông với chất lượng dịch vụ tương tự. Trong khi tại Việt Nam, hàng không vẫn là sự lựa chọn tối ưu đối với các khách hàng có nhu cầu di chuyển trên hành trình trên 500 km.

“Theo tôi, đối với hạng thường nên giữ giá trần để phục vụ cho những người có thu nhập trung bình hoặc thấp, còn với hạng thương gia có thể xem xét việc bỏ giá trần”, anh Dũng chia sẻ.

Thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng

Chia sẻ với PV Người đưa tin Pháp luật, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài Chính) cho rằng, việc bỏ giá trần vé máy bay là bất hợp lý, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Ông cho biết, nhà nước hiện có 2 phương thức quản lý giả cả đó là nhà nước định giá và thị trường định giá. Trong trường hợp thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thì nhà nước nên để cho thị trường định giá. Tuy nhiên, nếu thị trường còn doanh nghiệp thống lĩnh, nhà nước vẫn phải định giá trần để điều tiết giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Theo Luật Cạnh tranh quy định, doanh nghiệp được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường nếu một doanh nghiệp chiếm tổng thị phần từ 30% trở lên, hai doanh nghiệp chiếm tổng thị phần từ 50% trở lên; ba doanh nghiệp chiếm tổng thị phần từ 65% trở lên; bốn doanh nghiệp chiếm tổng thị phần từ 75% trở lên…

Tài chính - Ngân hàng - Bỏ trần vé máy bay: “Người thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng” (Hình 2).

Ông cho biết thêm, khi nhà nước đưa ra giá trần, DN hàng không buộc phải cạnh tranh với nhau qua việc giảm chi phí kinh doanh thay vì tăng giá.

Đối với ngành hàng không, chỉ riêng 3 hãng lớn là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet) và Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) hiện chiếm tới 80-90% thị phần.

“Nếu chiếu theo quy định trên, nhà nước vẫn phải quy định mức giá trần để ngăn các doanh nghiệp “bắt tay” đẩy giá vé lên cao. Bởi nếu bỏ khung giá vé tối đa, người thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng”, TS. Ngô Trí Long cho hay.

 

Yêu cầu cục Hàng không rà soát tất cả trường hợp hoàn, trả vé máy bay

Thứ 3, 02/03/2021 | 20:36
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021, Thứ trưởng bộ GTVT cho biết, sẽ yêu cầu rà soát tất cả các trường hợp hoàn, trả vé máy bay vừa qua.

Cục Hàng không VN "tuýt còi" các hãng bán vé máy bay vượt quá slot

Thứ 2, 25/01/2021 | 15:23
Cục Hàng không Việt Nam nhận thấy một số hãng hàng không hiện đang thực hiện mở bán vé vượt quá số lượng slot đã được xác nhận.

Tổng cục Du lịch "xin" vé máy bay đi công tác: Kích cầu sao lại muốn miễn phí?

Thứ 6, 05/06/2020 | 15:57
Sau khi vội vàng rút lại quy định cấm du khách chia sẻ thông tin về dịch bệnh, Tổng cục Du lịch lại khiến dư luận dậy sóng bằng một công văn khác “xin” mấy trăm vé máy bay cho đoàn công tác.
Cùng tác giả

Bất động sản “đóng băng”, Samland lãi vỏn vẹn 700 nghìn đồng

Chủ nhật, 17/10/2021 | 13:14
Tuy lãi ròng quý III chỉ vỏn vẹn vài trăm nghìn đồng, song Samland lại phát sinh thêm khoản vay nợ tài chính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Nhựa An Phát Xanh (AAA): Lãnh đạo muốn bán toàn bộ 462.000 cổ phiếu

Chủ nhật, 17/10/2021 | 09:37
Nếu giao dịch thành công, bà Nguyễn Thị Thuỳ Vân sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh.

Một cá nhân lỗ hơn 55 tỷ sau hai tuần mua cổ phiếu TGG

Thứ 6, 15/10/2021 | 16:07
Sau hai tuần nắm giữ cổ phiếu TGG, bà Trần Duy Kiều đã bán ra với giá 28.600 đồng/CP, ước tính lỗ hơn 55 tỷ đồng.

Louis Land (BII) kinh doanh thế nào sau khi gia nhập "họ Louis"?

Thứ 6, 15/10/2021 | 10:26
Sau 9 tháng, Louis Land ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 367 tỷ đồng và 55 tỷ đồng.

Một công ty chứng khoán báo lãi quý III gấp 7 lần cùng kỳ

Thứ 5, 14/10/2021 | 15:31
Mới đây, công ty này đã điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận lên gấp 42 lần, đạt mức 200 tỷ đồng trong năm 2021.
Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng chỉ đạo NHNN khẩn trương thanh, kiểm tra thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:18
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý đối với thị trường vàng theo luật định.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Nhận loạt thông tin tích cực, một cổ phiếu họ dầu khí tăng “bốc đầu” cả chục phiên

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:09
Tăng liên tiếp cả chục phiên, đưa thị giá của PLX đã vượt qua vùng đỉnh hồi tháng 9 năm ngoái và cũng là mức giá cao nhất trong vòng 9 tháng (từ tháng 8/2023).

Lăng kính chứng khoán 10/5: Giao dịch thận trọng

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:00
Phiên giao dịch cuối tuần có thể thị trường sẽ xuất hiện biến động mạnh, áp lực chốt lời trong giai đoạn này là khá lớn, nhà đầu tư nên thận trọng trong giao dịch.

Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm

Thứ 5, 09/05/2024 | 15:33
Luỹ kế từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản chính là nhóm ngành phát hành trái phiếu nhiều nhất với 17.394 tỷ đồng.
     
Nổi bật trong ngày

Tại sao vàng SJC vẫn tăng như vũ bão dù đã có các phiên đấu thầu?

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Giá vàng miếng SJC tăng như vũ bão, lên 92 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần sửa đổi Nghị định 24.

Lần đầu tiên 15 tấn củ sen của Đồng Tháp được xuất khẩu sang Nhật Bản

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:30
Đồng Tháp vừa xuất khẩu 15 tấn củ sen đầu tiên vào thị trường Nhật Bản, đánh dấu mốc đưa sản phẩm sen thâm nhập vào một trong những thị trường khó tính của thế giới.

Giá vàng 10/5: Vàng SJC tăng kỷ lục, lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:40
Sáng 10/5, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh, trong đó thương hiệu SJC vọt lên ngưỡng 90,5 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay.

Khối ngoại bán ròng cổ phiếu phiên thứ ba liên tiếp

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:29
Cổ phiếu bất động sản chìm trong sắc đỏ, trong khi đó nhóm công nghệ với sự dẫn dắt từ FPT, CMG ngược dòng diễn biến thị trường phiên 10/5.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.