Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm

Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm

Chủ nhật, 08/11/2020 | 19:08
0
Bộ GD&ĐT “thất bại” trong việc tổ chức, biên soạn một bộ SGK; chậm trễ ban hành sách chữ nổi, SGK tiếng dân tộc thiểu số và chưa tròn trách nhiệm với SGK lớp 1.

Chưa tổ chức, biên soạn được SGK

Ngày 6/11, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51 của Quốc hội về đổi mới sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (giai đoạn 2015-2020).

Theo báo cáo, việc xây dựng chính sách, triển khai Nghị quyết 88 vẫn còn tồn tại, hạn chế. Các hạn chế này tác động đến tiến độ triển khai, thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới, chậm 2 năm so với quy định của Nghị quyết 88.

Đối với việc xây dựng, thẩm định, thực nghiệm và ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, các chương trình môn học bị chậm so với kế hoạch, chưa bảo đảm theo lộ trình đặt ra, ảnh hưởng tới tiến độ triển khai biên soạn, thực nghiệm, thẩm định, phê duyệt và lựa chọn SGK.

Cụ thể, do không thể triển khai bộ SGK theo Nghị quyết 88, Chính phủ đã có đề nghị và Quốc hội cho phép bộ GD&ĐT không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một SGK xã hội hóa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43. Bộ trưởng bộ GD&ĐT đã phê duyệt phát hành 5 bộ SGK lớp 1 thực hiện theo phương thức xã hội hóa, do các nhà xuất bản biên soạn để đưa vào giảng dạy từ năm 2020.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm

Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 được học sách giáo khoa mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tuy nhiên, việc biên soạn SGK theo chương trình mới vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Cho đến nay, bộ GD&ĐT chưa tổ chức, biên soạn được một bộ SGK giáo dục phổ thông; đồng thời sách chữ nổi Braille và SGK tiếng dân tộc thiểu số (các môn học tự chọn từ lớp 1 đến lớp 12) theo chương trình giáo dục phổ thông mới cũng chậm được ban hành theo quy định.

Trên cơ sở thực tiễn triển khai SGK lớp 1 và yêu cầu biên soạn, thẩm định SGK từ lớp 2 đến lớp 12 để bảo đảm tiến độ triển khai theo lộ trình quy định, Quốc hội đã thống nhất với đề nghị của Chính phủ tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, không sử dụng ngân sách nhà nước. Điều này đòi hỏi phải có chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và phải ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng SGK theo quy định của Nghị quyết 88. Đến nay các quy định này vẫn chưa được ban hành, ảnh hưởng đến giá sách giáo khoa lớp 1 triển khai cho năm học 2020-2021.

“Sạn” trong sách do Bộ chưa quy định cụ thể

Bên cạnh đó, qua giám sát, cho thấy, quy định của Bộ chưa cụ thể trong yêu cầu về chất lượng và quy trình hoàn chỉnh bản mẫu SGK trước khi nhà xuất bản trình hội đồng quốc gia thẩm định. Quy định về  tổ chức thực nghiệm SGK chưa rõ thời lượng và quy mô thực nghiệm, chưa được lấy ý kiến phản hồi rộng rãi. Do đó, SGK lớp 1 (năm học 2020-2021) có những nội dung chưa phù hợp, gây khó khăn cho giáo viên, học sinh trong quá trình thực hiện, gây băn khoăn, phản ứng trong dư luận xã hội.

Qua theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình, Ủy ban cũng nhận thấy, SGK lớp 1 đầu năm học 2020-2021, do thay đổi về phương thức giảng dạy, nhiều ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận phản ánh chương trình còn nặng, đặc biệt môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ; yêu cầu phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn, gây áp lực cho giáo viên và học sinh.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm (Hình 2).

Còn nhiều "sạn" trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 - Cánh Diều, do bộ GD&ĐT chưa có quy định chặt chẽ.

Thực tế, sau 2 tháng triển khai chương trình, SGK lớp 1, ý kiến của phụ huynh, cử tri, dư luận về SGK Tiếng Việt lớp 1, chủ yếu tập trung vào sách Tiếng Việt thuộc bộ Cánh Diều với các nội dung: Sách còn nhiều thiếu sót, chưa chuẩn; một số bài có nội dung và hình ảnh sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch từ nước ngoài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và thiếu tính định hướng giáo dục; sách có nhiều từ ngữ mang tính địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1; một số thuật ngữ còn trừu tượng; một số tình huống còn gượng ép.

Để các địa phương lúng túng chọn sách

Theo báo cáo của các địa phương, việc ban hành văn bản hướng dẫn lựa chọn SGK lớp 1 (năm học 2020-2021) còn chậm, khi lần đầu các cơ sở giáo dục chọn sách giáo khoa, với số bộ sách nhiều (5 bộ sách).

Ngoài ra, năm học 2020-2021, việc cung ứng SGK cho đa số cơ sở giáo dục chậm (theo giám sát của Ủy ban, đến cuối tháng 8/2020, sách mới về đến các cơ sở), gây khó khăn trong việc triển khai các khâu: lựa chọn SGK, tập huấn giáo viên, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên, giữa các đơn vị trường, cụm trường.

Việc quy định các tỉnh, thành phố biên soạn tài liệu giáo dục địa phương là một quy định mới, chưa có tiền lệ trong thực tiễn. Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn về nội dung tài liệu giáo dục địa phương nhưng chậm ban hành văn bản quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương.

Công tác chỉ đạo của một số địa phương chưa kịp thời, tiến độ biên soạn tài liệu còn chậm; việc xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa lồng ghép trong các môn học, hoạt động giáo dục đối với cấp tiểu học một số địa phương còn lúng túng. Một số địa phương chưa bảo đảm tài liệu giáo dục địa phương phục vụ cho năm học 2020-2021 đối với lớp 1.

Giáo dục - Bộ GD&ĐT chưa làm tròn trách nhiệm (Hình 3).

Thời gian gấp rút khiến các địa phương lúng túng trong việc chọn sách giáo khoa.

Về các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình, SGK: Tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên còn diễn ra tại nhiều địa phương, đặc biệt là sự mất cân đối trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các ngành học trong cùng một trình độ đào tạo, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Ở nhiều địa phương có tình trạng đủ số lượng biên chế được giao nhưng không bảo đảm tỷ lệ giáo viên/lớp theo quy định của bộ GD&ĐT; thiếu nguồn giáo viên dạy các môn học bắt buộc mới ở cấp tiểu học và THPT.

Thêm vào đó, trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế; một bộ phận giáo viên thiếu động lực, ngại đổi mới.

Công tác bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới còn chậm về tiến độ so với lộ trình đặt ra, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở đội ngũ cốt cán, việc tập huấn đại trà cho giáo viên còn gặp nhiều khó khăn.

Hình thức tập huấn trực tuyến hiệu quả chưa cao do hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở một số địa phương còn thiếu đồng bộ (đặc biệt ở những vùng khó khăn).

Việc triển khai SGK đến các cơ sở giáo dục còn chậm, ảnh hưởng tới việc tiếp cận, tập huấn của giáo viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Một số địa phương còn gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí tổ chức bồi dưỡng giáo viên đại trà và duy trì tài khoản của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn.

Bên cạnh đó, việc đào tạo lại, nâng chuẩn đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn gặp khó khăn. Ngoài ra, việc thực hiện lộ trình của bộ GD&ĐT về đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông còn nhiều bất cập do quy định hiện hành, thực tiễn này ảnh hưởng đến chất lượng triển khai, thực hiện đổi mới chương trình, SGK tại các địa phương.

Cẩm Mịch

Ưu tiên ủng hộ sách vở cho học sinh vùng lũ

Thứ 7, 31/10/2020 | 09:31
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước mắt, các nguồn ủng hộ sẽ tập trung cho việc tặng sách, vở cho học sinh vùng lũ, để tất cả các em đều được đến trường.

Nghịch lý thiếu sách giáo khoa, loạn sách tham khảo lớp 1

Thứ 6, 30/10/2020 | 18:53
Năm học mới đã bắt đầu được hơn hai tháng nhưng tình trạng sách cần thì chưa có, cái tự nguyện lại bị bắt buộc đối với lớp 1 đã xảy ra.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...