Big C làm ăn ra sao sau 5 năm về tay người Thái?

Big C làm ăn ra sao sau 5 năm về tay người Thái?

Thứ 4, 03/03/2021 | 17:13
0
Sau khi “bán mình” cho người Thái vào năm 2016, chuỗi bán lẻ Big C mất 2 năm đầu khá èo uột và có sự khởi sắc trở lại những năm gần đây.

“Thay áo mới” sau 5 năm sang tên đổi chủ

Thời gian gần đây, nhiều người nhận thấy những tấm pano có dòng chữ "GO! Việt Nam" lần lượt xuất hiện tại vị trí trước đây đặt biển hiệu của hệ thống bán lẻ "Big C".

Cụ thể, từ cuối năm 2020, đầu năm 2021, các đại siêu thị Big C ở Dĩ An (Bình Dương), Nha Trang (Khánh Hòa), Cần Thơ (Cần Thơ), Vĩnh Phúc (Vĩnh Phúc) và Hạ Long (Quảng Ninh) đã gỡ bỏ biển hiệu có chữ "Big C" để thay bằng tên gọi mới: GO! Dĩ An, GO! Nha Trang, GO! Cần Thơ, GO! Vĩnh Phúc, GO! Hạ Long.

Được biết, động thái đổi tên này nằm trong kế hoạch tái định vị thương hiệu, tạo bước đệm cho chiến lược gia tăng sự hiện diện của “ông chủ” Big C – tập đoàn Thái Lan Central Retail - tại Việt Nam trong thời gian tới. Tiếp sau 5 đại siêu thị nói trên, việc đổi tên cũng sẽ được thực hiện tại các chi nhánh còn lại.

Central Retail là một nhánh và là tài sản lớn nhất của Central Group (thành lập năm 1927), là tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuỗi cửa hàng bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tập đoàn này đã liên tục bơm vốn đầu tư đều đặn trong suốt 18 năm nhằm phát triển công ty con Big C tại Việt Nam từ những ngày đầu tiên.

Tháng 4/2016, Central Group chi 920 triệu euro, tương đương 1,05 tỷ USD để thâu tóm Big C Việt Nam từ tập đoàn Casino (Pháp). Thời điểm đó, hệ thống siêu thị Big C Việt Nam có 43 siêu thị và 30 trung tâm mua sắm.

Để có được Big C Việt Nam, tập đoàn này đã phải vượt qua một loạt các đối thủ lớn trong lĩnh vực bán lẻ như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam)...

Sở dĩ người Thái nhắm đến Big C là bởi Big C Việt Nam đã có thương hiệu tốt sau 13 năm tồn tại ở Việt Nam.

Ngay sau khi sở hữu Big C, Central Group công bố kế hoạch đầu tư lớn tại thị trường Việt Nam với dự định nâng gấp đôi số siêu thị, trung tâm thương mại trong vòng 5 năm tiếp theo (tức đến năm 2021).

5 năm “sóng gió” trước khi đổi tên của Big C

Sau màn “chạy đua” với nhiều đối thủ và thành công trong thương vụ thâu tóm Big C Việt Nam, đại gia Thái Lan có phần hụt hơi trong năm đầu tiên tiếp quản.

Nguyên nhân vì những “tế bào” mạnh nhất chuỗi bán lẻ như Big C Thăng Long (gồm các siêu thị ở Hà Nội), Big C An Lạc (gồm một số siêu thị ở TP.HCM), Big C Hải Phòng (gồm Big C Bắc Giang, Đà Nẵng, Ninh Bình, Phú Thọ, Hạ Long), Big C Bình Dương và Big C Đồng Nai đều chỉ ghi nhận doanh thu tụt giảm hoặc đi ngang.

Cụ thể, tổng kết năm 2017, doanh thu Big C An Lạc còn 1.300 tỷ đồng, trong khi con số này vào năm 2012 là 2.600 tỷ đồng; doanh thu Big C đạt khoảng 2.700 tỷ đồng trong các năm 2016, 2017, giảm 800 tỷ đồng/năm so với mức 3.500 tỷ đồng vào năm 2012.

Ngay năm trước thời điểm bị bán, năm 2015, Big C Việt Nam với 43 cửa hàng và 30 trung tâm mua sắm và đã đạt được doanh thu chưa bao gồm thuế là 586 triệu euro (khoảng 665 triệu USD).

Những năm gần đây, nhiều dấu hiệu khởi sắc trở lại đã được ghi nhận tại Big C. Báo cáo tài chính năm 2019 của Central Retail cho thấy chuỗi bán lẻ này mang về doanh số 27.650 triệu bath (hơn 20 nghìn tỷ đồng) cho công ty mẹ.

Đầu tư - Big C làm ăn ra sao sau 5 năm về tay người Thái?

Thương hiệu bán lẻ Big C đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1998.

Thị phần của “ông lớn” bán lẻ này cũng được cải thiện tại thị trường hơn 90 triệu dân. Đầu năm 2020, Big C nắm giữ khoảng 3,8% (chỉ đứng sau Co.op Mart 5,4%) “miếng bánh” thị phần bán lẻ ở Việt Nam.

Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 cùng chính sách giãn cách xã hội, Big C vẫn ghi nhận trung bình 70.000 - 90.000 lượt khách/ngày, sau đó tăng lên 140.000-150.000 lượt. Đây cũng là thời điểm Big C có được mức tăng trưởng cao nhất về lượng người mua sắm và mức chi tiêu trong mỗi lần mua.

Sau khi thành công với Big C, Central Retail mạnh tay thâu tóm thêm các thương hiệu bán lẻ khác của Việt Nam như Nguyễn Kim, Lanchi Mart, cửa hàng đồng giá Komonoya, trung tâm mua sắm Robins, Marks and Spencer,…

Đến tháng 6/2020, Central Retail Việt Nam sở hữu 35 khu mua sắm, 230 cửa hàng tại 39 tỉnh thành cả nước.

Chia sẻ trên tờ Nikkei Asian Review, CEO của Central Retail - ông Yol Phokasub – cho biết, DN coi Việt Nam là thị trường trọng điểm trong thời gian tới, với kỳ vọng nâng tỷ trọng đóng góp doanh thu từ 17% lên 25% trong vòng 5 năm tới.

Big C “đổ bộ” vào Việt Nam như thế nào?

Nói về Big C Việt Nam thì đây là chuỗi bán lẻ có tiền thân là hệ thống siêu thị Cora của tập đoàn Bourbon (Pháp). Năm 1998, tại Đồng Nai, cùng với một phần vốn của Casino Group, Bourbon thành lập công ty Vindémia và khai trương siêu thị Pháp đầu tiên ở Việt Nam mang tên Cora.

Năm 2003, Bourbon thông báo hệ thống siêu thị Cora tại Việt Nam sẽ đổi tên do chủ sở hữu thương hiệu này tại Pháp ngừng ký kết hợp đồng cho mượn tên. Từ đó, Cora đổi tên thành Big C và thuộc sở hữu của Casino Group.

Sau khi Casino tiếp quản, Big C Việt Nam đã tăng trưởng 45% mỗi năm và tăng trưởng 55 lần sau 13 năm tồn tại.

Cuối năm 2003, Vindémia quyết định Bắc tiến với thương hiệu mới và khởi công siêu thị thứ 4 của mình có tên gọi Big C Thăng Long (Hà Nội). Đây là liên doanh giữa đơn vị này và công ty Thăng Long GTC với vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD. 

6 tháng đầu năm 2015, Casino ghi nhận doanh số của Big C Việt Nam đạt 312 triệu euro (khoảng 7.700 tỷ đồng), tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng trưởng của tập đoàn tại châu Á (23%) và đây chính là một trong những lý do khiến Casino lựa chọn Việt Nam để bán lại.

Minh Minh

Siêu thị Big C Miền Đông bất ngờ gỡ thông báo đóng cửa, khách ra vào tấp nập

Thứ 3, 23/06/2020 | 18:01
Trước đó, phía siêu thị Big C Miền Đông ra thông báo ngày 22/3 sẽ đóng cửa do “không thể đạt được các yêu cầu về giá thuê mới từ bên cho thuê".

Big C về tay tỷ phú Thái, bia, gạo, dệt may Việt và cả tăm bị ra rìa như thế nào?

Thứ 4, 03/07/2019 | 19:24
Nhiều DN dệt may Việt vừa phải kéo tới văn phòng đại diện của siêu thị Big C tại TP.HCM để làm rõ việc các sản phẩm dệt may trong nước không được bày bán trong hệ thống siêu thị này. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên hàng Việt bị cho ra rìa trong siêu thị của tỷ phú Thái...

Big C sắp về tay chủ mới?

Thứ 5, 17/12/2015 | 14:33
Đơn vị sở hữu thương hiệu Big C đã thông báo sẽ có thể nhượng lại toàn bộ hoạt động tại Việt Nam nhằm giải quyết một số khoản nợ.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.

Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bất ngờ tăng mạnh

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:02
Trong quý 1/2024, cả nước đã nhập khẩu 5.821 ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc, chiếm 18% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước.

Xuất khẩu rau quả "vào đà": Để sầu riêng Việt Nam ngày càng đi xa hơn

Thứ 7, 11/05/2024 | 15:31
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỷ USD và đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức.
     
Nổi bật trong ngày

SJC đảo chiều tăng, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 18:22
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao do đồng USD suy yếu. Trong nước, SJC bật tăng trở lại trước phiên đấu thầu, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:00
4 tháng đầu năm, Campuchia là khách hàng lớn nhất nhập khẩu phân bón của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng "lao dốc" sau phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:52
Sáng 15/5, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng mạnh trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng giảm sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.