Bệnh ho gà liệu có quay trở lại?

Bệnh ho gà liệu có quay trở lại?

Thứ 4, 06/03/2024 | 20:00
0
Bệnh ho gà cơ bản đã được khống chế, chỉ rải rác ít trường hợp mắc do không tiêm phòng ở các vùng miền núi sâu, xa. Song gần đây, số ca bệnh phải nhập viện tăng lên.

Từ đầu năm 2024 đến nay, chỉ riêng Hà Nội đã có 9 ca mắc ho gà. Qua khai thác bệnh sử, đa số trẻ mắc ho gà đều chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vắc-xin phòng bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ em, cả người lớn khi chưa có miễn dịch phòng bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng thiếu ôxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường chia làm 3 thể: Thể thông thường điển hình, thể thô sơ và thể nhẹ. Ở thể thông thường hay gặp ở trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng, thời gian ủ bệnh từ 3 - 12 ngày. Biểu hiện điển hình như ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau rát họng, dần chuyển thành ho cơn. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, giai đoạn này thường không có.

Ở thể thô sơ và thể nhẹ: Triệu chứng thường giống cảm thường, ho hắt hơi nhiều, không khạc đờm nhiều. Gặp ở trẻ đã được tiêm vắc-xin phòng bệnh ho gà nhưng kháng thể thấp và tồn tại ngắn. Thể này thường khó chẩn đoán.
Để phòng bệnh, giới chuyên gia khuyến cáo, việc tiêm phòng vắc-xin có thành phần ho gà là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần tuổi); mũi 2 khi 3 tháng tuổi; mũi 3 khi 4 tháng tuổi; mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.
Người dân cần bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học sạch sẽ, thông thoáng và có đủ ánh sáng. Gia đình cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân cho trẻ như che mũi, miệng khi hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi họng cho trẻ hằng ngày. Khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh như: Ho nhiều, ho có tím tái, ăn nôn trớ, ngủ ít, thở nhanh hoặc khó thở… cần đưa ngay đến cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh ho gà có người là vật chủ duy nhất mang mầm bệnh và lây truyền qua đường thở, vì thế những người sống trong cùng một nhà có nguy cơ cao (70 - 100%), đến nhà trẻ, mẫu giáo (25 - 50%) và lây lan mạnh nhất khoảng 2 tuần từ khi bắt đầu ho. Không khác nhiều bệnh truyền nhiễm khác, tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để khống chế bệnh. Miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho con rất yếu, nên trẻ bị lây nhiễm rất dễ mắc bệnh ngay trong những tuần lễ đầu sau sinh.
Miễn dịch chủ động không vĩnh viễn, giảm dần theo tuổi nên việc tiêm chủng nhắc lại là bắt buộc. Bất kể giàu nghèo nếu không tiêm chủng là số người mắc ho gà tăng ngay. Không phải vô cớ mà ngoài các mũi tiêm cơ bản lúc 2, 3, 4 và 18 tháng, lịch tiêm chủng của WHO có mũi nhắc lại khi 5-13 tuổi.

Cùng với bệnh ho gà, Hà Nội cũng đã xuất hiện chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu trong trường học. Tính từ ngày 23/2 - 1/3/2024, trên địa bàn Tp.Hà Nội ghi nhận 37 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 19 trường hợp so với tuần trước đó; nâng tổng số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố lên 125 trường hợp, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, trong tuần qua, trên địa bàn cũng ghi nhận 27 trường hợp mắc thủy đậu.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, thời tiết mùa Đông - Xuân như hiện nay là giai đoạn thường xảy ra nhiều bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh tay chân miệng, thủy đậu... đặc biệt tại các trạm y tế, trường mầm non, tiểu học; tổ chức hoạt động xử lý ổ dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học có nhiều bệnh nhân, ổ dịch; điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, để phòng bệnh, cha mẹ phải cho con tiêm vắc-xin đầy đủ theo lịch. Trẻ được tiêm mũi 1 khi 2 tháng tuổi (có thể tiêm sớm lúc 6 tuần tuổi); mũi 2 khi 3 tháng tuổi; mũi 3 khi 4 tháng tuổi; mũi 4 lúc 18 tháng tuổi.

Ngành Y tế ưu tiên trong quý I/2024 tiêm chủng bù mũi, tiêm vét cho trẻ em đảm bảo an toàn tiêm chủng, đặc biệt tiêm một số vắc-xin phòng chống dịch trong mùa đông xuân như sởi, rubella, ho gà, và tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng.

Đặc biệt cần duy trì công tác tiêm chủng mở rộng phòng bệnh nguy hiểm ở trẻ; bảo đảm tỉ lệ tiêm chủng của các bệnh và tích cực tư vấn người dân cho con em đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tổ chức tốt các buổi tiêm chủng, bảo đảm an toàn...

Đời sống - Bệnh ho gà liệu có quay trở lại?

Hà Nội có 9 ca mắc ho gà.

Quỳnh Chi (t/h)

 

 

 

Nguyên nhân đằng sau các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, hết sức báo động

Thứ 3, 05/03/2024 | 15:31
Gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xuất phát từ việc tài xế ngủ gật khiến chúng ta không khỏi giật mình.

Đề nghị tỉnh, thành tổ chức tiêm chủng thường xuyên, tiêm bù cho trẻ

Thứ 6, 12/01/2024 | 13:59
Rà soát đối tuợng chưa đuợc tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ các vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng theo lịch tiêm chủng.

Tác nhân nguy hiểm gây bệnh lý hô hấp ở trẻ giai đoạn giao mùa

Thứ 5, 11/11/2021 | 15:57
Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và trẻ có bệnh lý nền.
Cùng chuyên mục

Trên cây mọc “ký sinh trùng” đen đúa, người tinh mắt cắt bán kiếm ngay gần 7 triệu đồng/kg

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:27
Những cây gỗ mọc “mụn” màu đen thô kệch, xấu xí thực chất lại là “mỏ vàng” nhiều người ao ước được sở hữu.

Đà Nẵng: Ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:36
Chiều 15/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức ký kết Hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan giữa 2 bệnh viện.

Đừng đổ nước vo gạo đi, trộn với thứ này ai cũng "gật gù" khen hay

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:30
Nước vo gạo thường bị các bà nội trợ đổ đi trong quá trình nấu cơm, tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thông thái, nước vo gạo rất hữu ích trong đời sống.

Bonmax Joint – Giải pháp xương khớp tiêu chuẩn Mỹ, “khắc tinh” của bệnh xương khớp

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:59
Bonmax Joint sử dụng 6 hoạt chất tinh tuyển từ nguồn dược liệu sạch là lựa chọn tối ưu cho người bị bệnh xương khớp.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt, ai không biết "hơi phí"

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:30
Không chỉ là một loại rau thơm quen thuộc trong mâm cơm, loại cây này khi đun lấy nước uống có tác dụng rất "tuyệt vời" không phải ai cũng biết.
     
Nổi bật trong ngày

Tin tức Đời sống 15/5: Uống thuốc bổ não trước mùa thi có hiệu quả?

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:01
Cập nhật tin tức đời sống ngày 15/5: Không nên lạm dụng thuốc bổ não trước mùa thi; Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng...

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Đừng đổ nước vo gạo đi, trộn với thứ này ai cũng "gật gù" khen hay

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:30
Nước vo gạo thường bị các bà nội trợ đổ đi trong quá trình nấu cơm, tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thông thái, nước vo gạo rất hữu ích trong đời sống.

Đặc sản mùa hè từ loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ bao người thích mê

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:15
“Trâm rừng” là loại quả quen thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Loại quả vừa có vị ngọt, vừa có vị chua, chát và trở thành đặc sản bao người thích mê.

Đỡ đẻ cho heo, người đàn ông bị heo mẹ tấn công vào vùng "nhạy cảm"

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:33
Khi đang vào chuồng để trợ giúp heo mẹ đẻ khó, người đàn ông đã bị heo táp vào bộ phận sinh dục, phải nhập viện cấp cứu.