Bê bối vắc-xin chấn động Trung Quốc: Người dân phẫn nộ và hoảng loạn

Bê bối vắc-xin chấn động Trung Quốc: Người dân phẫn nộ và hoảng loạn

Trương Mạnh Kiên
Thứ 3, 24/07/2018 | 20:00
0
Các bậc làm cha mẹ ở Trung Quốc cho biết, họ đã mất niềm tin vào hệ thống y tế nước này sau khi một trong những nhà sản xuất vắc-xin chính ở quốc gia này dính vào bê bối cung cấp chế phẩm kém chất lượng cho trẻ sơ sinh.
Tiêu điểm - Bê bối vắc-xin chấn động Trung Quốc: Người dân phẫn nộ và hoảng loạn

Trung Quốc liên tiếp phanh phui ra các vụ bê bối vắc-xin kém chất lượng.

“Vượt qua lằn ranh đỏ về đạo lý”

Theo tờ SCMP, mới đây cục Quản lý Dược và Thực phẩm Cát Lâm (Trung Quốc) đã đăng tải thông tin về vụ bê bối an toàn vắc-xin này trên trang chủ. Sau quá trình điều tra, cơ quan này phát hiện công ty nghiên cứu công nghệ sinh học Changsheng ở Cát Lâm đã cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Đông khoảng 252.600 liều vắc-xin DTP "3 trong 1", loại vắc-xin dùng cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván. Được biết, tỉnh Sơn Đông có khoảng 100 triệu người và hiện chưa rõ có bao nhiêu trẻ em đã được tiêm loại vắc-xin này thông qua các cơ quan phụ trách y tế địa phương.

Trước đó ít ngày, cơ quan quản lý dược phẩm Cát Lâm trong một cuộc thanh tra bất ngờ cũng phát hiện công ty Changsheng làm giả số liệu về việc sản xuất khoảng 113.000 liều vắc-xin phòng bệnh dại. Đánh giá là hành vi nghiêm trọng, cơ quan quản lý đã thu hồi giấy phép sản xuất loại vắc-xin này và cho biết có thể sẽ khởi tố hình sự.

Công ty Công nghệ sinh học Changsheng (Trường Sinh) là công ty gần nhất bị phát hiện về việc sản xuất vắc-xin không đạt tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp dược phẩm nhiều tai tiếng ở Trung Quốc. Hồi tháng 11 năm ngoái, một nhà sản xuất vắc-xin lớn khác là viện Nghiên cứu Chế phẩm Sinh học Vũ Hán cũng bị phát hiện đã cung cấp hơn 400.000 liều vắc-xin DPT "3 trong 1" kém chất lượng cho các cơ sở y tế ở Trùng Khánh và Hà Bắc. Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu trẻ em đã được tiêm loại vắc-xin này, và đơn vị trên cho đến giờ vẫn chưa bị xử phạt về hành vi của mình.

Vắc-xin DPT trong cả hai trường hợp nói trên đều được các cơ quan y tế của tỉnh hỗ trợ cho trẻ em theo chương trình sức khỏe bắt buộc. Loại vắc-xin kém chất lượng này được cho là không hề có tác dụng trong việc phòng ngừa trước nguy cơ bạch hầu, ho gà, uốn ván, tuy nhiên các nhà chức trách vẫn chưa xác nhận liệu chúng có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh hay không.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhấn mạnh, vụ bê bối vắc-xin lần này đã “vượt qua lằn ranh đỏ về đạo lý và người dân trong nước cần có một lời giải thích rõ ràng”. Ông yêu cầu Quốc Vụ Viện Trung Quốc ngay lập tức cử tổ điều tra để tìm hiểu sự thật càng sớm càng tốt, và bất kỳ hành vi sai trái nào sẽ phải nghiêm trị, dù liên quan đến đối tượng nào.

Làn sóng giận dữ và hoảng loạn

Tiêu điểm - Bê bối vắc-xin chấn động Trung Quốc: Người dân phẫn nộ và hoảng loạn (Hình 2).

Hiện chưa rõ có bao nhiêu trẻ em tiêm phải vắc-xin kém chất lượng của công ty Changsheng.

Được Chính phủ trợ giá, vắc-xin DPT được cấp cho trẻ sơ sinh trên toàn quốc. Trẻ sơ sinh thường được tiêm ba liều, với liều thứ nhất vào khoảng ba tháng tuổi. Một người cha ở Quảng Châu, có con gái được tiêm bốn liều DPT do Changsheng và Viện Vũ Hán sản xuất vào năm 2015 và 2017, cho biết ông hết sức tức giận và không còn tin tưởng vào vắc-xin được sản xuất trong nước nữa. Người đàn ông họ Lin, cho biết ông dự định sẽ đưa con gái của mình đến Hồng Kông để tiêm phòng trong tương lai. "Tôi và gia đình tôi sẽ không tiêm thêm bất kỳ vắc-xin nào ở đại lục cho đến khi Chính phủ thực hiện các biện pháp thực sự nghiêm túc để giải quyết vấn đề này", ông Lin nói.

Ở Thượng Hải, một bà mẹ họ Li cũng cho biết đã mất niềm tin vào ngành công nghiệp dược phẩm của đất nước và sẽ chọn vắc-xin nhập khẩu trong tương lai. Con trai bà cũng từng được tiêm vắc-xin DPT do Viện Vũ Hán sản xuất vào năm 2015. “Vắc-xin liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ em. Vụ bê bối này thực sự làm tôi thấy buồn”, Li bày tỏ. "Lẽ nào chúng ta chỉ có thể đảm bảo sức khỏe của con cái bằng cách sử dụng thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu"?

Trên trang mạng xã hội Weibo, các nhóm thảo luận liên quan đến việc xác định xem con cái có tiêm phải vắc-xin kém chất lượng hay không đang thu hút sự chú ý của các bậc cha mẹ ở Trung Quốc.

Đến nay công ty Công nghệ sinh học Changsheng chỉ bị phạt 3,4 triệu Nhân dân tệ (khoảng 502.200 USD) bởi cơ quan Giám sát y tế Cát Lâm về bê bối vắc-xin DPT - một khoản tiền quá nhỏ đối với một công ty báo cáo lợi nhuận ròng 566 triệu Nhân dân tệ vào năm ngoái. Không những vậy, công ty này còn được nhận 48,3 triệu Nhân dân tệ trong các khoản trợ cấp mới của Chính phủ vào năm 2017.

Trong một tuyên bố đưa ra sau vụ việc hôm 22/7, công ty Changsheng nói rằng đã ngừng sản xuất vắc-xin DPT nói trên và đưa ra “lời xin lỗi sâu sắc” đối với tất cả những người dân bị ảnh hưởng. Nhưng một câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ đối với các nhà chức trách Trung Quốc là việc làm thế nào vắc-xin kém chất lượng có thể qua mặt được hệ thống giám sát kiểm định? Hiện Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tuyên bố nào giải thích cho câu hỏi này.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc cũng cảnh báo vụ bê bối mới nhất sẽ tạo nên làn sóng tẩy chay vắc-xin sản xuất trong nước, cho rằng niềm tin của công chúng trong vụ bê bối vắc-xin hết hạn cách đây 2 năm trước thậm chí còn chưa lấy lại được hoàn toàn thì vụ việc mới đã xảy ra.

Vào năm 2016, Trung Quốc cũng rúng động với vụ bê bối lưu hành vắc-xin hết hạn trị giá 570 triệu Nhân dân tệ trên khắp đất nước trong nhiều năm, khiến 200 người có liên quan bị bắt.

Cái giá phải trả cho hotgirl bán phụ nữ sang Trung Quốc lấy tiền tiêu xài

Thứ 2, 23/07/2018 | 14:33
Vì hám lợi, Lô Thị Hà trú tại Nghệ An đã nhẫn tâm bán thiếu nữ cùng bản sang Trung Quốc để lấy chồng. Sau 8 năm sống tủi nhục ở xứ người, nạn nhân đã tìm cách quay trở về Việt Nam viết đơn tố cáo Hà lên cơ quan chức năng.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Quân đội Nga sắp được trang bị “siêu rồng lửa” S-500

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:15
Hệ thống phòng không S-500 Prometheus sẽ cung cấp lá chắn vững chắc cho các trung tâm hành chính và công nghiệp quan trọng ở Nga.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Có gì trong kịch bản thăm dò sức chịu đựng của nền kinh tế Nga?

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:30
Theo tất cả các kịch bản, các dự báo cho thấy sự suy thoái trong sản xuất và xuất khẩu dầu khí của Nga.

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Ba Lan, Litva có nguy cơ vi phạm luật EU nếu giúp Ukraine triệu hồi nam giới

Thứ 3, 30/04/2024 | 06:00
Người tị nạn Ukraine chạy trốn xung đột có quyền tiếp cận chỗ ở, phúc lợi, chăm sóc y tế, giáo dục và việc làm ở Ba Lan, Litva và các nước EU khác.