Từ lùm xùm bầu Đức không có bằng đại học: Mức độ sính bằng cấp rất nặng nề!

Từ lùm xùm bầu Đức không có bằng đại học: Mức độ sính bằng cấp rất nặng nề!

Hoàng Thị Bích
Thứ 4, 18/04/2018 | 19:40
0
Theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT) cho rằng trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc mọi người sính bằng cấp đang ở mức độ rất nặng nề.

Từ tiêu chí bằng đại học của liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đưa ra trước thềm đại hội VFF nhiệm kỳ VIII, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Tiến sĩ Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó vụ Giáo dục Đại học (bộ GD&ĐT) về vai trò, mức độ, tầm quan trọng của tấm bằng nói chung và tấm bằng đại học nói riêng.

PV: Thưa ông, thực tế hiện nay có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp và ra trường nhưng không sử dụng đến tấm bằng đại học. Theo ông, bằng đại học có quan trọng hay không? Nếu có, tấm bằng ấy quan trọng trong trường hợp nào?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Theo tôi, bằng cấp, không chỉ riêng bằng đại học mà còn cả bằng thạc sĩ, tiến sĩ, chỉ thực sự quan trọng nếu người đó làm công việc đòi hỏi có trình độ tương đương. Còn những công việc không đòi hỏi trình độ như thế thì bằng cấp là không cần thiết. Thực tế hiện nay có một bộ phận người mắc bệnh “háo danh”. Ví dụ như có người làm quản lý, không đi dạy nhưng vẫn muốn làm hồ sơ để được danh hiệu giáo sư, phó giáo sư. Ở các nước khác, những người làm trong lĩnh vực giảng dạy đại học hay khoa học thì mới cần đến bằng thạc sĩ, tiến sĩ, còn nếu làm công việc khác không phải là nghiên cứu khoa học thì không cần phải có bằng cấp cao. Đấy là vấn đề vẫn còn lẫn lộn ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, có những người rất tài giỏi nhưng không học lấy bằng cấp mà tự học trong chính cuộc sống hàng ngày. Tóm lại, làm việc gì cũng cần phải dành thời gian tìm hiểu xem công việc đó cần bằng cấp gì, để có thể chuẩn bị năng lực tốt nhất cho bản thân, năng lực đó cũng có thể hình thành trong quá trình tự học trong cuộc sống.

Từ lùm xùm bầu Đức không có bằng đại học: Mức độ sính bằng cấp rất nặng nề!

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng mức độ sính bằng cấp ở Việt Nam hiện nay rất nặng nề (Ảnh: Internet).

PV: Cũng có ý kiến cho rằng, việc học để lấy tấm bằng đại học ấy chỉ phục vụ cho những người là “con ông cháu cha”. Theo ông, ý kiến này là đúng hay sai?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Theo tôi, ý kiến này là không đúng. Vấn đề “con ông cháu cha” là từ thời xa xưa, khi mà rất ít người được học và đủ khả năng để học đại học. Còn hiện nay, khi đất nước đang ở thời kỳ công nghiệp 4.0, có rất nhiều công việc đòi hỏi phải có trình độ đại học mới có thể đảm đương được. Không chỉ có vậy, các công việc đòi hỏi trình độ đại học trở lên là để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa đất nước phát triển và hội nhập trong thời đại công nghiệp 4.0 này.

PV: Nhưng, cũng có rất nhiều người học lấy tấm bằng đại học nhưng sau đó lại làm một công việc không liên quan đến ngành học của mình. Vậy, việc học để lấy tấm bằng đó có bị coi là lãng phí?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Đây là vấn đề xuất phát từ quan niệm duy vật. Bởi từ xa xưa, ông cha ta quan niệm học đại học là để có một cái nghề. Quan niệm ấy đã không còn phù hợp với ngày nay, bởi học đại học không chỉ là để lấy một cái nghề mà quan trọng hơn là phải có mục tiêu khi đi học. Việc học đại học mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như là năng lực của con người sẽ phát triển dần lên.

Một vấn đề nữa là nếu đào tạo nghề thì học nghề nào phải làm đúng nghề đó, còn học đại học là học một ngành nào đó cụ thể nhưng có thể làm được nhiều nghề khác nhau chứ không phải chỉ riêng một nghề. Đây là điều lâu nay vẫn bị xã hội quan niệm sai lệch.

Thực tế bản thân tôi, sau khi ra trường cũng đã phải làm rất nhiều nghề khác nhau chứ không phải chỉ tập trung chuyên môn hóa trong một nghề cố định.

Từ lùm xùm bầu Đức không có bằng đại học: Mức độ sính bằng cấp rất nặng nề! (Hình 2).

Các bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ ngành học (Ảnh minh họa).

PV: Theo ông, các bạn trẻ hiện nay khi lựa chọn ngành học đại học có cần phải cân nhắc khi lựa chọn các ngành, nghề hay không? Hay là cứ học trước rồi sau này mới tính xem tấm bằng đại học có cần thiết sử dụng?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Theo tôi là không nên học trước rồi mới xem tấm bằng đó có cần thiết sử dụng.

Thứ nhất, việc lựa chọn học đại học cốt chỉ để lấy tấm bằng đại học hay để có cái danh. Nhưng, đến khi đi làm mới nhận ra công việc không phù hợp với sở trường, hứng thú của mình. Học là phải thuận theo sự hứng thú của bản thân, từ đây ta mới mong muốn tìm một công việc có thể thỏa mãn sự hứng thú đó sau khi ra trường.

Thứ hai, có quan niệm cho rằng “Học đại học không phải là học để chuyên sâu mà mới chỉ dừng ở bề nông của một lĩnh vực nào đó”. Ví dụ, nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay sẽ buộc sinh viên phải tự đi kiếm việc làm, thay vì học xong sẽ được nhà nước bố trí công việc phù hợp như nền kinh tế quốc hữu hóa trước kia. Vì vậy, khó có thể đào tạo sâu được.

Việc giảng dạy ở các trường, theo tôi không nên chú trọng dạy chuyên sâu vào bất kỳ ngành nghề nào cả, bởi bậc học đầu tiên chính là bậc đào tạo cử nhân. Còn các trường có thể mở các lớp đào tạo chuyên môn sâu để người lao động – khi đã có một công việc cụ thể thì có thể quay lại trường học tiếp, bởi nghề buộc ta phải học suốt đời.

PV: Vậy thưa ông, trong xã hội Việt Nam hiện nay, việc sính bằng cấp có còn tồn tại? Theo đánh giá của ông thì sính bằng cấp đang ở mức độ như thế nào?

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến: Việc sính bằng cấp vẫn còn ở mức độ rất nặng nề trong suy nghĩ của người dân, ngay cả các cơ quan quản lý cũng vẫn có tình trạng này. Chính vì tư tưởng này nên mới xảy ra nhiều chuyện gian dối trên thực tế.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Bầu Đức đã đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam như thế nào?

Thứ 3, 10/04/2018 | 08:54
Ông bầu phố núi nói việc rút đội bóng Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) ra khỏi V-League là vạn bất đắc dĩ bởi ông “không muốn đi vào lịch sử bóng đá Việt Nam theo cách này”. Cùng nhìn lại những cột mốc để xem ông bầu thẳng thắn hay “dỗi hờn” này đã đi vào lịch sử môn thể thao vua như thế nào.

Bầu Đức hết cơ hội ở lại VFF nhiệm kỳ VIII vì không có bằng đại học

Thứ 7, 31/03/2018 | 11:02
Ông chủ CLB HAGL sẽ không còn cơ hội ở lại VFF, bởi không thể đáp ứng tiêu chí bằng Đại học để tranh cử ở nhiệm kỳ VIII.

Bầu Đức doạ bỏ bóng đá vì lùm xùm VFF: Ông đã cống hiến những gì?

Thứ 4, 21/03/2018 | 06:44
Bầu Đức không chỉ là một người làm bóng đá đơn thuần, ông tự tin không thiếu tiền đầu tư cho bóng đá, bởi lẽ những quyết định của ông có sự hậu thuẫn của cả tập đoàn nghìn tỷ đằng sau.
Cùng tác giả

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:39
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Cùng chuyên mục

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Sinh viên Việt Nam đạt thành tích cao tại cuộc thi "HackTheon Sejong"

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:51
Kết thúc vòng sơ khảo Cuộc thi “HackTheon Sejong”, các đội tuyển của Việt Nam đã đạt thành tích cao, tiếp tục vào vòng chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Miền Bắc mưa to kéo dài đến khi nào?

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (3/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đang bắt ếch ngoài đồng, người đàn ông bị sét đánh tử vong

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:00
Trong lúc đi bắt ếch trên đồng, người đàn ông bị sét đánh trúng, ngã gục tại chỗ. Khi đưa vào bệnh viện thì nạn nhân đã tử vong.

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Bộ GD&ĐT thành lập 63 đoàn kiểm tra coi thi tốt nghiệp THPT 2024

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:11
Các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện thanh tra, kiểm tra nhiều khâu chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất.