Bất ngờ với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Bất ngờ với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Thứ 3, 21/05/2013 | 08:56
0
Với sự quả quyết của người đứng đầu ngành ngân hàng hồi tháng 3 năm ngoái, ý tưởng về một ngân hàng xây dựng tưởng chừng đã “chết từ trong trứng nước”…

Đầu tuần này, giới tài chính ngân hàng được một phen xôn xao vì bất ngờ với thông tin ra đời của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam. Bởi lẽ, một ngân hàng xây dựng được cho là không thể xuất hiện khi mà chính người đứng đầu ngành, thống đốc Nguyễn Văn Bình, đã từng khẳng định như vậy cách đây hơn một năm.

Từng bị bác bỏ…

Tại cuộc họp triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 của Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã nhận định, do nguồn vốn từ ngân hàng bị ngắt nên nhiệm vụ chính đặt ra trong năm là phải giải quyết được nguồn vốn để các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, thực hiện dự án của mình.

Nhận định này được các doanh nghiệp bất động sản nhiệt liệt hưởng ứng. Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và tiếp đến là Bộ Xây dựng đã có đề xuất thành lập Ngân hàng Xây dựng với lý lẽ nó phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới, sẽ góp phần triển khai các chương trình nhà ở quốc gia, các chương trình khác của ngành và là một kênh huy động vốn hiệu quả cho thị trường.

Bất động sản - Bất ngờ với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định: Với tư cách là Thống đốc NHNN tôi không đồng ý lập ngân hàng xây dựng

Đề xuất cũng đã nhận được vô số những ý kiến từ các chuyên gia. Hầu hết đều cho rằng, một ngân hàng xây dựng ở thời điểm kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng là không cần thiết và nên chăng thành lập khi thị trường đã phát triển. Vấn đề nguồn vốn ở đâu được đặt lên hàng đầu bởi lẽ có quá nhiều doanh nghiệp xây dựng và bất động sản đã phải giải thể, phá sản.

Nhưng quan trọng hơn cả, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra đầu tháng 3/2012, chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng : "với tư cách là Thống đốc NHNN tôi không đồng ý". 

Thống đốc đưa ra lý lẽ: "Không có ngân hàng nào trên thế giới nói rằng chỉ chuyên cho vay để mua nhà. Trên thực tế hiện nay ở Việt Nam có tới 37 TCTD trong nước, ngân hàng nào cũng hoạt động phần này cả. Do vậy, có cần thiết thành lập một ngân hàng chỉ để làm cái việc đó không thì nhu cầu thực tế là không".

…nhưng vẫn ra đời

Với sự quả quyết từ người đứng đầu ngành ngân hàng, ý tưởng về một ngân hàng xây dựng tưởng chừng đã dập tắt. Thế nhưng bất ngờ là những ngày gần đây, thị trường lại được một phen xôn xao vì sự xuất hiện của chính cái tên này. Ngân hàng xây dựng ấy không phải được lập mới mà được đổi tên từ Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank) – 1 trong 9 ngân hàng yếu kém bị buộc phải tái cơ cấu theo yêu của của NHNN và đã tiến hành tái cơ cấu thông qua việc bán hơn 84% cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hồi đầu năm nay.

Sự kiện đổi tên thành Ngân hàng xây dựng Việt Nam chưa chính thức diễn ra nhưng tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thông tin này đã được thông báo tới cơ quan báo chí.

Bất động sản - Bất ngờ với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (Hình 2).
Thông tin về Ngân hàng xây dựng Việt Nam  đã được nhắc tới tại buổi họp báo thành tựu 10 năm
 của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam   với TrustBank là nhà tài trợ kim cương

Trở lại với việc ra đời của ngân hàng xây dựng, rõ ràng rằng Hiệp hội Bất động sản và Bộ Xây dựng vẫn bảo lưu ý kiến của họ kể từ khi ý tưởng được đưa ra, bất chấp sự phản đối từ người có quyền lực nhất trong ngành ngân hàng là Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Ai mới là ông chủ thực sự của TrustBank?

TrustBank đã bán 84,04% cổ phần cho nhóm cổ đông mới là Tập đoàn Thiên Thanh và 20 cổ đông cá nhân khác với giá hơn 4.500 tỷ đồng. Trong nhóm cổ đông mới này, Thiên Thanh sở hữu 9,67% và cũng chỉ có cái tên này được nhắc đi nhắc lại còn 20 “đại gia” cổ đông cá nhân khác sở hữu 74,37% vốn điều lệ TrustBank thì chỉ những người liên quan hoặc trong ngành mới rõ.

Dù HĐQT được bầu mới sau ĐHCĐ bất thường của TrustBank cho thấy, cả 6 thành viên đều là “người mới”, trong đó phần lớn, bao gồm cả chủ tịch Phạm Công Danh, đến từ Tập đoàn Thiên Thanh, song hầu hết mọi người đều không tin tưởng Thiên Thanh, với tổng tài sản vỏn vẹn khoảng 3.000 tỷ đồng, lại có thể đủ tiềm lực để thực hiện tái cơ cấu TrustBank.


Bất động sản - Bất ngờ với Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (Hình 3).
Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Phan Thành Mai vừa tham gia HĐQT của TrustBank với vai trò là đại diện cho nhóm cổ đông là các DN bất động sản

Sự chú ý sau đó đã chuyển trọng tâm sang một cái tên không thuộc Thiên Thanh, cũng chẳng thuộc TrustBank, đó là ông Phan Thành Mai - Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

Trong cơ cấu HĐQT của ngân hàng, dù NHNN không quy định, song hầu hết các thành viên đều là cổ đông hoặc đại diện cho nhóm cổ đông nào đó và ông Mai cũng không là ngoại lệ. Tại buổi họp báo vừa qua, trả lời trước báo giới, ông Phan Thành Mai đã khẳng định ông là đại diện cho nhóm cổ đông là các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đến từ Hà Nội.

Sự xuất hiện của ông Phan Thành Mai lại càng được chú ý hơn nữa sau thông tin TrustBank đổi tên thành Ngân hàng xây dựng. Đến đây, có lẽ thị trường đã có ít nhiều cơ sở để tin rằng, ông chủ thực sự của nhà băng này chính là các đại gia bất động sản mà ông tổng thư ký Hiệp hội đang là người đại diện?

Lo vấn đề lợi ích nhóm

Nếu những ông chủ của TrustBank – Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – thực sự là các đại gia bất động sản đang nắm giữ rất nhiều cổ phần của ngân hàng, người ta sẽ ít nhiều lo ngại xuất hiện vấn đề lợi ích nhóm.

Theo một chuyên gia tài chính (không muốn nêu tên), chức năng cơ bản của một ngân hàng là huy động và cho vay. Nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ dân cư còn cho vay hầu hết là doanh nghiệp. Thế nhưng trong trường hợp này, khi bất động sản còn khó khăn và các ngân hàng đều thận trọng cho vay do nợ xấu có liên quan đến bất động sản đang chiếm xấp xỉ 70% tổng nợ xấu của toàn hệ thống, thì việc cho các doanh nghiệp trong ngành, không loại trừ chính các cổ đông vay vốn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thậm chí, vấn đề lợi ích nhóm – điều tối kỵ trong giai đoạn hiện nay - cũng có thể tồn tại .

Khánh Tuân (Theo Trí Thức Trẻ)

Sắp có ngân hàng cấp bộ?

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:55
Nếu đề xuất của Bộ Xây dựng được thông qua thì không xa nữa, tại Việt Nam sẽ có ngân hàng đầu tiên trực thuộc một bộ.

'Chạy' việc ở ngân hàng: Phí môi giới 500 triệu đồng

Thứ 2, 21/01/2013 | 11:33
Dư luận đồn đoán, muốn có việc làm ở ngân hàng, khổ chủ phải “chạy việc”. Những “suất” việc làm được rao giá công khai trên các diễn đàn online với mức từ 50 triệu đồng trở lên tùy theo công việc.

Cán bộ ngân hàng 'đi đêm' với doanh nghiệp?

Thứ 7, 18/05/2013 | 08:25
Nguyên thống đốc NHNN, TS. Cao Sỹ Kiêm: Không loại trừ khả năng cán bộ ngân hàng thông đồng với doanh nghiệp!
Cùng chuyên mục

Tín hiệu vui và dự báo 2 kịch bản của thị trường địa ốc cuối năm 2024

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:11
Những diễn biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô có tác động lớn đến sự phục hồi chung của thị trường bất động sản năm 2024.

Thêm một công ty ở Huế bị phạt vì bán 99 căn nhà chưa đủ điều kiện

Thứ 2, 20/05/2024 | 18:31
Một công ty kinh doanh nhà ở Huế vừa bị xử phạt vì bán 99 căn nhà ở khi chưa được sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện mở bán.

Lý do Công ty Cổ phần Đầu tư IMG Huế bị xử phạt 500 triệu đồng

Thứ 2, 20/05/2024 | 09:39
Công ty Cổ phần Đầu tư IMG Huế vừa bị xử phạt 500 triệu đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh bất động sản 04 tháng 15 ngày đối với dự án Khu đô thị mới An Cựu.

Chủ đầu tư Khu đô thị QNK I phải làm gì khi được gia hạn tiến độ?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 15:00
Đến hết quý IV/2025, dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị QNK I phải hoàn thành toàn bộ, nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng...

Hải Phòng: Khởi công CCN 50 ha có tổng vốn đầu tư 700 tỷ

Thứ 7, 18/05/2024 | 16:24
Cụm công nghiệp Tiên Cường 2 diện tích 50 ha trên địa bàn huyện Tiên Lãng, Tp.Hải Phòng, thu hút đa ngành, lĩnh vực như công nghiệp nhẹ, công nghệ sạch, công nghiệp.
     
Nổi bật trong ngày

Tín hiệu vui và dự báo 2 kịch bản của thị trường địa ốc cuối năm 2024

Thứ 3, 21/05/2024 | 10:11
Những diễn biến tích cực của tình hình kinh tế vĩ mô có tác động lớn đến sự phục hồi chung của thị trường bất động sản năm 2024.

Giá vàng 21/5: Vàng nhẫn đi xuống, dao động quanh 77,5 triệu đồng/lượng

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:46
Giá vàng nhẫn quay đầu đi xuống phiên mở cửa sáng nay trong khi giá vàng SJC điều chỉnh không đồng nhất.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về hơn 510 triệu USD

Thứ 3, 21/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt hơn 1,1 triệu tấn, thu về hơn 510 triệu USD, giảm nhẹ về lượng nhưng tăng về trị giá so với cùng kỳ 2023.