Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học?

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 12/09/2023 | 10:25
0
Để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho rằng cha mẹ cần nhân đôi sức đề kháng cho trẻ.

Nhiều dịch bệnh trái mùa

Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều trường hợp tái mắc bệnh.

Viêm kết mạc cấp, hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng đang có nhiều ca mắc. Trong 3 tuần của tháng 8, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận khoảng 2.500 trường hợp bị đau mắt đỏ, gấp gần 2 lần so với tháng 6. Tương tự, một tháng trở lại đây, khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp, trong đó có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng.

Ngoài sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn ghi nhận trung bình từ 40-50 ca mắc tay chân miệng/tuần. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã có gần 2.000 ca thủy đậu, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sức khỏe - Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học?

Lo ngại bùng phát nhiều dịch bệnh trái mùa.

Các chuyên gia lo ngại, thời gian này, học sinh quay lại trường học, trùng với thời điểm bệnh tay chân miệng tăng mạnh vào khoảng tháng 9, 10 hàng năm, nguy cơ bùng phát dịch lớn. Vậy làm gì để trẻ khỏe mạnh khi bước vào năm học mới cũng là vấn đề nhiều phụ huynh quan tâm. 

Trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội, cho biết, thời gian gần đây chúng ta đã chứng kiến nhiều dịch bệnh xảy ra. Sau 2 năm đại dịch Covid-19, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, liên tục có các dịch về hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết, tiêu chảy… 

Tại Hà Nội, vẫn đang tồn tại bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Đồng thời, bệnh đáng ra xảy ra vào một số mùa nhất định thì giờ bất cứ thời điểm nào cũng có thể xảy ra. 

Theo bà Thúy, bệnh hô hấp thường xảy ra khi thay đổi thời tiết thì hiện nay giữa mùa hè nắng nhiều nhưng trẻ vẫn bị bệnh hô hấp. Bệnh viêm phổi do Mycoplasma là bệnh rất hiếm gặp nhưng hiện nay lại đang có nhiều trẻ mắc.

"Trong gần 2 năm trở lại đây, sau khi kết thúc giãn cách xã hội, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh nhiễm trùng tăng nhiều hơn, ghi nhận nhiều ca bệnh tăng nặng, thời gian xuất hiện bệnh không tuân theo quy luật thông thường, thời gian mắc bệnh kéo dài hơn", bà Thúy nhận định. 

Giúp trẻ “nhân đôi đề kháng”

Lý giải về nguyên nhân, PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý cho rằng, đây là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch”.

Theo đó, “nợ miễn dịch” được hiểu là hiện tượng xảy ra do trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên, điều này gây ra một khoảng trống lớn chưa được “bù đắp”, khiến khi “va chạm” với các loại virus, vi khuẩn như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… lại khiến cho trẻ có nhiều phản ứng dữ dội hơn, sốt cao hơn và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn.

Bình thường, khi trẻ tiếp xúc các loại vi khuẩn, virus cũng chính là cơ hội để hệ miễn dịch của trẻ tăng cường hoạt động, sinh ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đầu năm học trẻ dễ gặp tình trạng ốm vặt nhiều do trẻ nghỉ hè 2-3 tháng liên tục ở nhà không có tiếp xúc nơi đông người, khi quay trở lại trường học trẻ cũng sẽ dễ bị bệnh hơn. 

Suốt 2 năm vừa qua, thời gian giãn cách xã hội, trẻ không tiếp xúc với nhau, hạn chế về môi trường, trẻ không có miễn dịch phù hợp. Vì thế, sau dịch trẻ quay lại với môi trường, do thiếu hụt miễn dịch nên dễ mắc bệnh, khi mắc bệnh lại có biểu hiện nặng hơn.

Sức khỏe - Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học? (Hình 2).

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội.

Bên cạnh đó, theo bà Thúy, suy giảm miễn dịch do Covid-19 còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau mắc Covid-19 trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15%.

“Ở người lớn hệ miễn dịch đã ổn định. Trong khi trẻ em thì khác, trẻ em cần cho phát triển. Vì thế, mới có khái niệm nhân đôi đề kháng, nhân đôi miễn dịch để miễn dịch đang thiếu, trở về bình thường và nhân đôi tiếp lên thì đứa trẻ mới ổn định phát triển được”, PGS Thuý cho biết. 

"Nhân đôi đề kháng” là khi bị ốm đầu tiên chúng ta bị sụt cân, sau đó chúng ta ăn giả bữa để bù lại lượng cân đã sụt giảm và miễn dịch cũng thế.

Cha mẹ cần nhân đôi đề kháng để bù đắp kịp thời khoảng trống miễn dịch được hình thành sau những khoảng thời gian trẻ ít tiếp xúc nơi đông người một cách thường xuyên sau thời kỳ hậu Covid-19 và khoảng trống miễn dịch do hệ miễn dịch bản thân của trẻ chưa được hoàn thiện.

Sức khỏe - Làm gì để bảo vệ trẻ trước sự tấn công của bệnh truyền nhiễm đầu năm học? (Hình 3).

Tăng đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng là giải pháp “then chốt” (Ảnh minh họa).

Để nhân đôi đề kháng, theo bà Thúy cần phối hợp rất nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong. Yếu tố bên ngoài là môi trường không quá chật chội, không có thuốc lá,…, thay vào đó phải thoáng, sạch sẽ. Trẻ cũng cần có thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh, cho trẻ ngủ đúng giờ, cho trẻ đi tiêm chủng bù lại những mũi còn thiếu… 

Yếu tố bên trong là việc tiêm các loại vắc-xin theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Lưu ý, khi tiêm vắc-xin cần tiêm đủ mũi, đúng hạn để đảm bảo miễn dịch đủ và bền vững.

"Tăng đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng là giải pháp then chốt. Hiện nay, một số dịch bệnh không còn tuân theo quy luật thông thường, chưa có vắc-xin dự phòng thì dinh dưỡng càng quan trọng", bà Thúy nhấn mạnh. 

Trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn để nhận được đề kháng từ mẹ. Trẻ trên 6 tháng nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, chất béo, chất xơ và các vitamin, vi chất khác như kẽm, sắt có trong thịt bò, tôm, cua, ghẹ, gan động vật và thực phẩm giàu vitamin A, C, E… như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh… Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ khó đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt. Bổ sung kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày rất quan trọng cho phát triển hệ miễn dịch ở trẻ.

Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Bởi, kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.


Theo khảo sát của tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa cơm của trẻ em Việt thiếu 50% vi chất như vitamin A, B1, C, D3, sắt, kẽm, canxi điển hình là thiếu sắt và kẽm. Trong khi đó, theo Viện Dinh dưỡng quốc gia nghiên cứu năm 2020, cứ 3 trẻ em có 1 trẻ thiếu sắt, 60% trẻ em thiếu kẽm, đặc biệt thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và người lại. Thiếu vi chất cộng với khoảng trống miễn dịch thời gian qua ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, là nguyên nhân dẫn tới trẻ hay ốm hơn.

Tp.HCM: Năm học mới, vẫn lo lắng thiếu trường lớp vì “dự án treo”

Thứ 5, 07/09/2023 | 14:15
Nhiều dự án công trình xây trường học tại các quận, huyện ở Tp.HCM kéo dài nhiều năm nhưng chưa thể triển khai do vướng thủ tục đầu tư.

45% học sinh gặp vấn đề sức khỏe khi học trực tuyến

Thứ 4, 18/05/2022 | 09:30
Việc học tập trực tuyến có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tâm lý, tình cảm, khả năng phát triển các kỹ năng xã hội của học sinh.
Cùng tác giả

Xem xét nhiều nội dung quan trọng tại phiên họp thứ 33 của UBTVQH

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một trong những nội dung Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến tại phiên họp thứ 33.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Tập trung tối đa, chuẩn bị kỹ lưỡng kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thứ 5, 09/05/2024 | 19:45
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý ưu tiên, tập trung tối đa, mọi mặt để chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, khoa học Phiên họp thứ 33 của UBTVQH và kỳ họp thứ 7.

Chất lượng dịch vụ của 10 doanh nghiệp bưu chính năm 2023

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:22
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thông tin về tình hình chất lượng dịch vụ bưu chính của một số doanh nghiệp bưu chính năm 2023.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nghị quyết trình Quốc hội về đất đai

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:50
Việc xây dựng các Nghị quyết của Quốc hội để thí điểm cơ chế, chính sách mới, đột phá về đất đai nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nóng bỏng của địa phương, doa
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Bệnh viện Trung ương Huế tri ân những người “làm dâu trăm họ” ngành y

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:26
Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức toạ đàm nhằm tri ân những đóng góp quan trọng của đội ngũ điều dưỡng -những người vẫn được ví “làm dâu trăm họ” của ngành y.

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nói gì về vụ chẩn đoán một đằng phẫu thuật một nẻo?

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:31
Lãnh đạo Khoa Phụ sản, phẫu thuật viên và các cá nhân có liên quan nhận thấy còn thiếu sót, nên cần phải trực tiếp xin lỗi người bệnh.

Vụ 19 SV tại Tp.HCM nhập viện: Xác minh nguồn gốc gây ngộ độc thực phẩm

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:25
19 sinh viên có độ tuổi trung bình là 20, đều ngụ tại ký túc xá Đại học Quốc gia Tp.HCM. Tất cả các em đều ăn tối cùng một căng tin tại ký túc xá.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ Y tế: Đã tiêm vắc-xin AstraZeneca không cần xét nghiệm D-dimer

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:00
Từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc-xin AstraZeneca, nên hiện tại không còn rủi ro phát triển huyết khối kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu sau khi tiêm.

Thứ xưa cho lợn ăn nay “lên đời” thành đặc sản tiền tỷ chỉ dành cho giới siêu giàu

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:30
Có thời kỳ thứ thực phẩm này từng bị vứt bỏ hoặc lấy làm thức ăn cho lợn, nhưng đến nay đã nâng tầm thành đặc sản xa xỉ phẩm dành cho giới nhà giàu.

Hoảng hồn phát hiện người phụ nữ nằm gọn trong ngăn hành lý máy bay

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:26
Một hành khách trên chuyến bay của hãng Southwest Airlines (Mỹ) đã khiến những người đồng hành cùng bay bối rối, khi thấy cô đang nằm trong ngăn chứa đồ.

Tp.HCM: Xử lý quảng cáo trái phép về dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm

Thứ 6, 10/05/2024 | 19:30
Ngày 10/5, Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM vừa phát hiện và xử lý một số cơ sở dịch vụ quảng cáo trái phép trên không gian mạng để làm đẹp bộ phận nhạy cảm.

Anh nông dân cứ mỗi năm đút túi 10 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản "chui rúc"

Thứ 6, 10/05/2024 | 07:30
Tích cực nuôi loài cá đặc sản "chui rúc" theo phương pháp mới, một anh nông dân ở Nam Định nhẹ nhàng "bỏ túi" tiền tỷ mỗi năm.