Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 01/12/2023 | 10:10
1
Các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc của nhiều bên liên quan để bạo lực học đường không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Thời gian gần đây, lại liên tiếp các vụ việc về tình trạng bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng diễn ra gây lo lắng đối với cha mẹ học sinh cũng như toàn xã hội. Thậm chí, tình trạng này lại thường xuyên xảy ra ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM,…với nhiều hình thức và lứa tuổi khác nhau.

Nói về vấn đề này Đại biểu Nguyễn Thị Hà - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh nhận định bạo lực học đường là câu chuyện không mới nhưng diễn ra âm ỉ, thường xuyên và đang theo chiều hướng gia tăng, phức tạp cả ở trong và ngoài nhà trường học khiến nó trở thành chủ đề được phụ huynh, nhà trường và xã hội quan tâm đang rất quan tâm.

“Bạo lực không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực mà còn xuất hiện, bắt nguồn ở trên không gian mạng. Học sinh hiện nay rất dễ dàng tiếp cận những hình ảnh bạo lực, không phù hợp nhưng chúng ta lại thiếu hướng dẫn, định hướng và quản lý vấn đề này”, bà Hà bày tỏ.

Giáo dục - Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức

 Đại biểu Nguyễn Thị Hà đánh giá bạo lực học đường vẫn luôn âm ỉ xảy ra.

Đại biểu Quốc hội cho rằng giải quyết bài toán này phải có sự vào cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra kiềng 3 chân phối hợp với nhau.

“Tuỳ vào từng địa phương, nhà trường, đối tượng học sinh để có những giải pháp sát thực nhất. Về phía ngành giáo dục phải xây dựng tuyên truyền, giáo dục một cách thiết thực, không nên lý thuyết suông mà phải trang bị cho các em biết thế nào là bạo lực học đường, cách phòng tránh, khi bị bạo lực xử lý như thế nào và báo cho ai”, bà Nguyễn Thị Hà đưa ra giải pháp.

Đặc biệt, cơ quan quản lý phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sát sao hơn đối với các em tránh việc xã hội thờ ơ, để nó manh nha đến khi xảy ra hậu quả thì không thể khắc phục.

Đại biểu Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: “Nên thiết kế, xây dựng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau tránh sự khô khan, hình thức. Nhà quản lý giáo dục cũng cần định hướng cho nhà trường trong thực hiện giám sát, giáo dục và định hướng học sinh”.

Giáo dục - Bạo lực học đường: Nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức (Hình 2).

TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT.

Cũng theo TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT nguyên nhân bạo lực học có phần lớn xuất phát từ hoàn cảnh gia đình tác động đến tâm lý học sinh, khiến các em các thấy bị bỏ rơi, stress,…

Giải quyết vấn đề này cần có thời gian dài và liên tục, chuyên gia đánh giá: “Các nhà trường cần xem lại chương trình giáo dục đạo đức hiện nay có còn thực tế, phù hợp hay không bởi giáo dục đạo đức không phải chỉ bằng lời nói trong sách giáo khoa mà còn là tấm gương của thầy cô, đảm bảo đối xử công bằng giữa các em”.

Cùng với đó là sự vào cuộc của cộng đồng và xã hội. “Nên xây dựng những đường dây nóng để hỗ trợ các em, ngăn chặn trước các trường hợp bạo lực học đường, xây dựng trường học thân thiện, tích cực. Bổ sung thêm biên chế giám thị trường học, người làm công tác giám sát, công tác tư vấn tâm lý, nghiên cứu, xây dựng các buổi sinh hoạt tăng cường tinh thần đoàn kết cho học sinh là những nội dung cần được quan tâm”, TS Hoàng Ngọc Vinh chia sẻ.

Trả lời chất vấn về bạo lực học đường chiều ngày 7/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu thống kê từ 1/9/2021 đến 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường, liên quan hơn 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh nữ, bình quân 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường.

Các diễn biến của bạo lực học đường khá phức tạp, số vụ có nhiều học sinh, nhất là nhiều học sinh nữ tham gia, xảy ra cả trong và ngoài trường học, khiến ngành giáo dục rất lo lắng, tìm mọi cách để cùng các địa phương xử lý.

Bộ trưởng đánh giá có nhiều nguyên nhân và trường học có trách nhiệm phát hiện, xử lý những tình huống bạo lực, nhưng giáo viên, hiệu trưởng khi phát hiện vụ việc còn lúng túng về kỹ năng xử lý. Thêm đó, qua quá trình dịch bệnh kéo dài, học sinh học online lâu dẫn đến vấn đề tâm lý. Tâm sinh lý của tuổi đang trưởng thành cũng là yếu tố góp phần.

Một nguyên nhân khác, ông Nguyễn Kim Sơn dẫn thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về việc hằng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó 70-80% có liên quan bạo lực gia đình. Học sinh trong các gia đình này có thể vừa chứng kiến bạo lực gia đình, vừa bị bạo lực, bỏ rơi. Môi trường như vậy dẫn đến tỉ lệ học sinh liên quan bạo lực học đường rất lớn.

“Bỏ bắt buộc thi môn Ngoại ngữ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 không giảm đi vai trò của môn học”

Thứ 5, 30/11/2023 | 10:55
Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ GD-ĐT tại buổi họp báo công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Thi tốt nghiệp 2+2 không làm giảm vai trò của các môn học

Thứ 5, 30/11/2023 | 09:18
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng giảm môn thi bắt buộc, tăng môn tự chọn giúp học sinh thực học, thực nghiệm không học vì đi thi.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thay đổi phương pháp xây dựng ngân hàng đề

Thứ 4, 29/11/2023 | 19:10
Việc xây dựng ngân hàng đề thi sẽ được lấy ý kiến rộng rãi của các giáo viên bộ môn thay vì ở phạm vi nhỏ hẹp như trước kia.
Cùng tác giả

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.

Nhà trường phải chịu trách nhiệm với nội dung giảng dạy cho học sinh

Thứ 5, 09/05/2024 | 11:52
Theo chuyên gia, nhà trường cần có đội ngũ giáo viên đủ chuyên môn về đào tạo để lựa chọn những nội dung đúng với lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh.

IDP cấp hơn 56.000 chứng chỉ IELTS trái với quy định

Thứ 4, 08/05/2024 | 22:12
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị công ty IDP đề xuất hướng xử lý đối với những chứng chỉ đã cấp khi chưa được phép.

Nhiều ngành thuộc khối khoa học tự nhiên thí sinh vẫn chưa biết tới

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:22
Các ngành khoa học cơ bản, khoa học sự sống đào tạo nhân lực nòng cốt cho đất nước nhưng vẫn thiếu nguồn tuyển sinh.
Cùng chuyên mục

Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký thi vào lớp 10 công lập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:09
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2024-2025.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Nữ giáo viên vực dậy sau nỗi đau, viết tiếp giấc mơ bục giảng

Thứ 5, 09/05/2024 | 20:00
Bị chồng cũ kích nổ mìn tự chế, cô mất một tay, hỏng một mắt. Vực dậy sau nỗi đau, hằng ngày cô vẫn đứng lớp, làm việc thiện giúp học sinh nghèo.

Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được công nhận nếu đảm bảo chất lượng

Thứ 5, 09/05/2024 | 17:17
Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị, tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 9/5: Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Thứ 5, 09/05/2024 | 06:00
Nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024; Bé gái chào đời nặng hơn 3,6kg với hội chứng siêu nữ...

Lịch nghỉ hè năm 2024 chi tiết của 63 tỉnh, thành

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:27
Hầu hết các địa phương sẽ tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.