"Bão giá" học đường: Sau SGK là học phí

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 7, 21/05/2022 | 08:00
1
Trước thông tin học phí sẽ tăng gấp đôi trong năm học tới, nhiều cha mẹ học sinh băn khoăn việc chất lượng giáo dục có tỉ lệ thuận với số tiền họ đã đóng.

Theo dự thảo Nghị quyết quy định mức thu học phí với các trường mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026, học phí bậc THCS tăng gấp đôi so với năm ngoái, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng/tháng, đến năm 2026 tăng lên 650.000 đồng/tháng.

Bản dự thảo được cho là xây dựng theo khung học phí mới tại Nghị định 81/2021 của Chính phủ. Học phí dự kiến của Hà Nội ở mức sàn, tức mức thu thấp nhất.

Dự kiến, các trường chưa đảm bảo chi thường xuyên, học phí vùng 1 và 2 là 300.000 đồng mỗi tháng. Hai vùng còn lại thấp hơn, dao động 100.000-200.000 đồng (vùng 3) và 50.000-100.000 đồng (vùng 4).

Mức học phí này, trừ bậc THPT vùng 1 và 2 có mức học phí tăng từ 217.000 đồng (năm 2021) lên 300.000 đồng, học phí các bậc còn lại đều tăng khoảng gấp đôi năm ngoái.

Với các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, thành phố không đưa ra học phí cụ thể mà chỉ quy định mức trần qua từng năm.

Ngoài học phí với các trường công lập có thể và chưa thể chi thường xuyên, HĐND thành phố Hà Nội còn ban hành dự thảo Nghị quyết về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao trong năm học 2022-2023.

Theo đó, toàn bộ mức trần học phí của bốn cấp học không tăng so với năm 2021-2022. Tương tự với các trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, hiệu trưởng các trường chất lượng cao quyết định học phí phù hợp dựa trên mức trần này.

 “Bão giá” đè nặng lên vai phụ huynh

Có 2 con đang học lớp 4 và lớp 8, chị Phan Huyền Trang (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: “Trường công mà mức học phí tăng như vậy, sẽ gây khó khăn cho ngay cả các gia đình có mức thu nhập trung bình.

Giá sách giáo khoa tăng, xăng lên, thực phẩm cũng tăng vù vù, thêm cả chuyện học phí cũng lên giá cùng lúc như vậy những người làm nhân viên văn phòng với mức lương chưa đến 10 triệu đồng/tháng như chúng tôi khó có thể gánh cùng một lúc”.

Cũng bày tỏ lo lắng trước thông tin trên, chị Nguyễn Ngọc Mỹ (Đội Cấn, Hà Nội) chia sẻ: “Việc đồng loạt tăng giá cả như hiện nay khiến các khoản chi trong gia đình càng hạn hẹp.

Ngoài học phí, bước vào năm học mới chúng tôi còn phải mua đồng phục, đóng quỹ lớp, tiền sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Và tất cả những danh mục này hiện nay đều có chiều hướng tăng”.

Chị Mỹ còn lo ngại, khi kê khai giá mỗi thứ chỉ nói “tăng một ít”, chỉ vài trăm ngàn nhưng khi cộng lại sẽ là khoản chi rất lớn.

Ở chiều ngược lại, nhiều phụ huynh quan tâm đến việc chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, có tỷ lệ thuận với mức tăng học phí gấp đô như hiện nay.

Trao đổi với Người Đưa tin, anh Dương Anh Quân (Khâm Thiên, Đống Đa) cho rằng số tiền chi trả, đầu tư cho con phải công khai, rõ ràng: “Ở các trường tư, việc tăng học phí là điều dễ hiểu vì còn sửa chữa, xây dựng trường, các con có được môi trường học tập đầy đủ, tiện nghi.

Tuy nhiên, mặc dù học phí tăng, mức đóng góp vào các quỹ đầu năm cũng không hề ít, nhưng tôi băn khoăn việc chất lượng học tập của con ở trường có tương xứng với số tiền bố mẹ bỏ ra hay không?”.

Giáo dục - 'Bão giá' học đường: Sau SGK là học phí

Nhiều phụ huynh lo lắng về các khoản chi trước thềm năm học mới

Cần cân nhắc hỗ trợ

Chưa nói đến việc mức học phí trên là cao hay thấp, chia sẻ với Người Đưa tin, TS.Lê Viết Khuyến, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đánh giá: “Tăng học phí là vấn đề nhạy cảm vì rất dễ chạm vào cuộc sống của người dân, nhất là đối các cấp học phổ cập. Cần phải có sự điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp thể hiện Nhà nước đứng ra đảm bảo, việc học tập cho con em họ”.

Thầy Khuyến bày tỏ, nếu giáo dục là quốc sách hàng đầu thì ngân sách Nhà nước phải ưu tiên cho nó, điều nay liên quan đến bình đẳng, công bằng xã hội, quyền học tập của các em.

Chuyên gia đưa ra quan điểm không đồng tình việc tăng học phí cùng thời điểm này, đặc biệt là thu nhập của rất nhiều gia đình bị ảnh hưởng nặng nề sau Covid-19.

“Riêng vấn đề giáo dục, trong năm nay đã có giá sách giáo khoa, giờ là học phí. Việc để các nhà xuất bản coi sách giáo khoa là để kiếm lợi, kinh doanh, sau đó là không có sự hỗ trợ tiền học là những việc cần phải xem xét lại”, ông Khuyến cho biết.

Xem thêm: "Không nên thả nổi giá SGK để doanh nghiệp quyết định”

Theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ, nguyên tắc xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đó là:

Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm.

 

“Sân chơi” SGK do các NXB điều khiển và ngành giáo dục phải chạy theo

Thứ 4, 18/05/2022 | 07:00
Thực tế, trong quy trình chọn sách hiện nay, không có đề cập đến vấn đề giá, vì vậy có nên công bố giá sách trước khi việc lựa chọn diễn ra.

Tại sao nhà xuất bản “rủ nhau” tăng giá sách giáo khoa?

Thứ 3, 17/05/2022 | 08:07
Việc giá sách giáo khoa trong Chương trình mới có giá cao hơn mức giá sách giáo khoa hiện hành khiến nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về việc lãng phí, bất cập.

Thẩm định sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11

Thứ 2, 09/05/2022 | 15:55
Quá trình thẩm định phải đảm bảo đúng quy định đã được ghi trong các văn bản liên quan nhằm đảm bảo chất lượng.
Cùng tác giả

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Tp.HCM: Tinh gọn trường chuyên lớp chọn, phát huy hiệu quả bồi dưỡng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:31
Từ năm học 2025-2026, Sở GD&ĐT Tp.HCM sẽ dừng tuyển lớp 10 chuyên ở các trường THPT đại trà, hướng đến sắp xếp lại trường chuyên.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Mưa dông kéo dài, miền Bắc thời tiết mát trời đến khi nào?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:33
Dự báo từ chiều tối và đêm mai, mưa tiếp tục gia tăng ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Hình thái thời tiết này kéo dài nhiều ngày tới.