Bán “gà đẻ trứng vàng” Vinamilk, SCIC không muốn buông?

Bán “gà đẻ trứng vàng” Vinamilk, SCIC không muốn buông?

Thứ 4, 14/12/2016 | 18:16
0
Có tới 52 triệu cổ phần VNM - tương ứng gần 30% tổng số vốn của SCIC đem ra chào bán bị "ế" trong đợt đấu giá cạnh tranh lần này.
Kinh doanh - Bán “gà đẻ trứng vàng” Vinamilk, SCIC không muốn buông?

Cuối tháng 11/2016, Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC bất ngờ công khai kế hoạch thoái 9% vốn, tương đương 130,63 triệu cổ phần tại Vinamilk, bằng phương thức bán đấu giá trên sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE). Đây là động thái đã được giới đầu tư trong và ngoài nước chờ đợi suốt một năm qua, sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu SCIC thoái vốn khỏi Vinamilk và nhiều doanh nghiệp lớn khác vào cuối năm 2015.

Tuy nhiên phiên bán đấu giá cổ phần VNM do SCIC nắm giữ chào bán theo hình thức cạnh tranh được tổ chức vào chiều ngày 12/12 đã khiến giới đầu tư đôi phần thất vọng.

Trước khi phiên đấu giá diễn ra, ngày 9/12, Vinamilk công bố chỉ có 2 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tham gia đấu giá mua cổ phiếu với tổng khối lượng đăng ký mua là 78.378.300 cổ phần, chiếm 60% lượng cổ phần bán ra của SCIC, tương đương tỉ lệ sở hữu 5,4% tại Vinamilk.

Đây cũng là mức đăng ký đấu giá tối đa theo quy định mà đơn vị tổ chức đưa ra đối với nhà đầu tư cá nhân.

Kết quả, tổng số cổ phần VNM mà SCIC bán được lần này là 78.378.300 cổ phần, tổng giá trị số cổ phần bán được là 11.286.475.200 đồng, giá trúng đúng bằng giá khởi điểm là 144.000 đồng/ cổ phần. Như vậy, SCIC dự kiến sẽ thu về gần 11.300 tỷ đồng nhờ thoái vốn tại Vinamilk.

Tuy nhiên, dự định ban đầu của doanh nghiệp này lại bất thành khi có tới hơn 52 triệu cổ phần VNM – tương ứng 3% vốn đem ra chào bán bị “ế”.

Được biết, 2 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần của Vinamilk trong đợt này là F&N BEV Manufacturing PTE.Ltd và F&N Dairy Investment PTE.Ltd, đều là thành viên của Tập đoàn F&N (Singapore) - cổ đông lớn thứ hai hiện nay của Vinamilk.

Vì kém hấp dẫn…

Từ trước đến nay, VNM luôn được đánh giá là một trong những mã cổ phiếu hấp dẫn nhất trên thị trường chứng khoán Việt nhờ lợi nhuận ổn định, mức chia cổ tức đều đặn hàng năm và quan trọng hơn, là tiềm năng phát triển trong tương lai. Bởi vậy, việc có tới 40% cổ phần cháo bán bị “ế” trong đợt phát hành đáng ra rất được kỳ vọng không khỏi gây băn khoăn.

9 tháng đầu năm, Vinamilk đạt lợi nhuận sau thuế 7.536 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 91% kế hoạch năm, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến tối thiểu 50% trong năm nay. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2016 của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức 15%. So với năm 2010, tổng tài sản của Vinamilk đã tăng 2,6 lần; vốn chủ sở hữu tăng hơn 4 lần.

Vinamilk tăng trưởng bền vững bởi ngoài nền tảng về vốn, công nghệ và nhân lực, họ đang chiếm lĩnh vị trí số 1 trong thị trường sữa Việt. Theo bản công bố thông tin của Vinamilk, doanh nghiệp này hiện đang chiếm 41% thị phần sữa bột, 54% thị phần sữa nước, con số đối với sữa chua và sữa đặc có đường thậm chí còn ấn tượng hơn nhiều, ở mức 85% và 80%.

Với việc gần như “không có đối thủ” tại thị trường trong nước, Vinamilk không giấu tham vọng mở rộng hoạt động trên phạm vi thế giới, sau khi liên tiếp mở 4 công ty con, liên kết tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan và Camphuchia.

Giá cổ phiếu VNM đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm, thậm chí có lúc đạt đỉnh gần 160.000 đồng hồi cuối tháng 8, và luôn là một trong những cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường. Bởi những yếu tố trên, cho rằng VNM kém hấp dẫn xem ra không công bằng với mã cổ phiếu này.

..hay SCIC không “nỡ” bán?

Vinamilk nằm trong danh sách 10 doanh nghiệp mà Thủ tướng Chính phủ tháng 10 năm ngoái yêu cầu SCIC “chọn thời điểm thích hợp” để thoái hết vốn. Tuy nhiên trong kế hoạch thoái vốn năm 2016 được SCIC công bố hồi tháng 6, chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn kể trên được chọn thoái vốn trong năm nay là Công ty CP FPT và Công ty XNK Sa Giang, đồng nghĩa với việc SCIC ban đầu không hề có ý định bán bớt cổ phần của Vinamilk, ít nhất là trong năm nay.

Động thái bán đấu giá cổ phần của SCIC vừa qua chỉ tới sau khi lãnh đạo Bộ Tài chính hồi giữa tháng 9 tuyên bố sẽ bán vốn tại Vinamilk ngay trong những ngày còn lại của năm 2016, qua đó đặt ra câu hỏi SCIC thực chất có muốn bán cổ phần VNM hay không khi mà Vinamilk xưa nay nổi tiếng là “con gà đẻ trứng vàng”.

Với 44,73% sở hữu tại công ty này, SCIC hàng năm thu về hàng nghìn tỷ đồng tiền cổ tức. Đơn cử, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2016, Vinamilk đã chi 3.246 tỷ đồng cho cổ đông nhà nước này.

Kinh doanh - Bán “gà đẻ trứng vàng” Vinamilk, SCIC không muốn buông? (Hình 2).

 Tiến sĩ Lưu Bích Hồ: "Cách làm của SCIC khiến sức hấp dẫn của cổ phiếu VNM giảm xuống"

Trao đổi với PV, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch Đầu tư, nhận định việc chỉ bán ra 9% vốn, đồng thời giới hạn tỷ lệ 2,7% quyền mua tối đa đối với mỗi pháp nhân đăng ký mua đã khiến sự hấp dẫn của VNM giảm đi rất nhiều.

“VNM là cổ phiếu mọi nhà đầu tư đều muốn sở hữu. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư có tiềm lực, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, họ sẵn sàng bỏ ra giá cao hơn nữa nếu được mua cổ phần với số lượng lớn. Bằng không, nếu chỉ mua nhỏ lẻ 2-3% thì họ cũng chỉ là tiếng nói thiểu số, không có vị trí và không có quyền quyết định trong HĐQT của Vinamilk. 2 thành viên thuộc Tập đoàn F&N chịu chi đậm để mua vào VNM trong đợt này là nhằm tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu (từ 10,95% lên 16,35% - PV), chứ với giá khởi điểm 144.000 đồng thì họ thà mua trên thị trường chứng khoán còn rẻ hơn”, vị chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực tài chính cho hay.

Cùng ý kiến, một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực chứng khoán chia sẻ: “Nếu lấy lý do hạn chế tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nước ngoài bằng cách chỉ cho một pháp nhân mua tối đa 2,7% vốn cổ phần trong đợt đấu giá này e rằng chưa thỏa đáng; bởi nếu F & N đã muốn thâu tóm Vinamilk, họ có thể “lách” bằng cách chia làm nhiều pháp nhân đăng ký mua (như họ đã làm), hoặc tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu trong các đợt đấu giá tiếp theo, hay thậm chí mua ngay trên sàn chứng khoán.”.

“Việc phân nhỏ khối lượng cổ phiếu VNM để bán dần có chăng là động thái “câu giờ”, nhằm thu được càng nhiều lợi ích từ Vinamilk càng tốt của một số cá nhân trong SCIC, chứ không hẳn do e ngại doanh nghiệp này rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài. Nên nhớ rằng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cuối tháng 7 vừa qua đã cho phép nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở Vinamilk lên 100%, đặt ra băn khoăn khi mà cơ quan quản lý nhà nước còn không lo ngại về việc Vinamilk bị thâu tóm, thì tại sao SCIC lại “nhiệt tình” đến vậy”, vị này nhận định.

Vai trò của SCIC trong quá trình phát triển tại các doanh nghiệp như Vinamilk không chỉ bây giờ, mà lâu nay đã và đang bị đặt dấu hỏi. Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Đức Kiên từng thẳng thắn: “Việc SCIC chậm thoái vốn ở nhiều doanh nghiệp lớn, đang ăn nên làm ra là vấn đề lợi ích nhóm của SCIC núp dưới danh nghĩa bảo toàn vốn. Qua một loạt sự việc như ở Vinamilk, hay một loạt doanh nghiệp lớn mà SCIC đại diện vốn thì thấy vai trò đóng góp của SCIC trong quá trình phát triển xây dựng chiến lược là rất mờ nhạt. Hay nói thẳng SCIC chỉ là 'địa chủ' thời kỳ mới, phát canh thu tô, tức là cho vay vốn và thu cổ tức, chứ không quan tâm gì đến việc kết cấu của cả nền kinh tế, hay vai trò sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước”.

Nghi Điền

Cùng tác giả

Nhìn lại đà tăng 14 lần của cổ phiếu VND

Thứ 4, 26/10/2022 | 09:20
VND là mã đại chúng có mức tăng mạnh nhất trong 2 năm vừa qua, xen giữa là các đợt tăng vốn liên tục, với biên độ cũng nằm trong Top đầu.

Động thái tái cơ cấu của Him Lam ở Postef

Thứ 3, 26/04/2022 | 08:25
Theo đuổi suốt 11 năm và bỏ ra gần 1.000 tỷ đồng, Him Lam Group có nhiều động lực để phát triển tổ hợp 61 Trần Phú, đồng thời duy trì, tăng tỉ lệ sở hữu tại Postef.

"Thế kẹt" của Thành Công Group ở Eximbank

Thứ 6, 18/02/2022 | 11:11
Động thái chấp thuận bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch Eximbank của nhóm Thành Công - Âu Lạc ít nhiều mang tới những kỳ vọng về tầm nhìn chung giữa các nhóm cổ đông.

Làm dâu ngày Tết

Thứ 4, 02/02/2022 | 13:25
Tôi từng líu ríu tay chân, sợ bình hoa đặt sai chỗ, sợ món ăn không hợp khẩu vị nhà chồng... Rồi tôi nhận ra, mâm cỗ nào cũng sẽ ngon, nếu Tết có hương vị đoàn viên.

Doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội: Ranh giới giữa tốt và vĩ đại

Thứ 2, 04/10/2021 | 10:19
Nếu chọn thu lợi 1.000 tỷ đồng từ 25 triệu kit test nhanh Covid-19 hay đánh đổi chữ Tín của một tập đoàn sở hữu khối tài sản 420.000 tỷ đồng, bạn sẽ chọn cách nào?
Cùng chuyên mục

Tiềm năng nào cho mảng BĐS bán lẻ Việt Nam trong năm 2024?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 18:02
Tâm lý người tiêu dùng được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đà tăng trưởng của thị trường BĐS cho thuê bán lẻ tại Việt Nam.

Giá tăng, doanh nghiệp ngành gạo vẫn ngược chiều lợi nhuận

Chủ nhật, 12/05/2024 | 16:55
Quý I/2024, doanh nghiệp ngành gạo dù doanh thu tăng trưởng nhưng lợi nhuận vẫn bị bào mòn, thậm chí phải chịu cảnh lỗ liên tiếp, nợ tiền lúa nông dân.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.

Giá nông sản hôm nay 12/5: Hồ tiêu tăng nhẹ, lúa tươi được giá, diêm dân được mùa muối

Chủ nhật, 12/05/2024 | 13:57
Hồ tiêu, cà phê tăng nhẹ, giá lúa đà tăng nông dân Hà Tĩnh phấn khởi, diêm dân được mùa muối nhờ nắng nóng.
     
Nổi bật trong ngày

Doanh thu tiền tỷ từ việc kinh doanh sản phẩm kẹp hoa sứ hot trend

Thứ 7, 11/05/2024 | 20:00
Bất ngờ trở thành sản phẩm "hot trend" - kẹp hoa sứ đạt doanh thu tiền tỷ trên các sàn thương mại điện tử.

Giá vàng 11/5: Vàng SJC bất ngờ giảm nhưng vẫn hơn 91 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 11/05/2024 | 11:19
Sáng 11/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 1 triệu đồng/lượng nhưng vẫn đứng ở mức cao hơn 91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm khi có chỉ đạo "nóng", chuyên gia 'hiến kế' quản lý thị trường vàng

Thứ 7, 11/05/2024 | 21:01
Sau chỉ đạo nóng của Phó Thủ tướng, đầu giờ chiều giá vàng giảm 1,8 triệu/lượng. Tuy nhiên, về lâu dài, thị trường cần một giải pháp khác toàn diện hơn, ngăn chặn “chảy máu” ngoại tệ và buôn lậu vàng.

Vàng miếng SJC “lao dốc" còn 89,60 triệu đồng/lượng: Cần giải pháp mạnh để hạ nhiệt giá vàng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:28
Vàng SJC hôm nay rơi thẳng đứng còn 89,60 triệu/lượng, tuy nhiên so với vàng thế giới vẫn cao hơn 17-18 triệu. Để kéo giá vàng hạ nhiệt, theo các chuyên gia cần giải pháp mạnh.

Loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, Việt Nam vừa xuất khẩu hơn 1.000 tấn sang Ấn Độ

Chủ nhật, 12/05/2024 | 15:00
Tháng 4/2024, Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của hoa hồi Việt Nam với 1.033 tấn, chiếm 69,8% tỷ trọng.