Độc đáo bức tranh dân gian Đông Hồ hình “con ỉn” với xoáy ngũ hành

Độc đáo bức tranh dân gian Đông Hồ hình “con ỉn” với xoáy ngũ hành

Thứ 3, 05/02/2019 | 13:00
0
Tranh Đông Hồ ở vùng Kinh Bắc từ lâu đã nổi tiếng trong dòng tranh dân gian Việt Nam. Không chỉ bởi bố cục, đường nét mà mỗi một bức tranh đều mang hàm nghĩa sâu xa. Trong số những tác phẩm đó, không thể không kể đến bức tranh “Lợn ăn cây ráy” và “Lợn đàn”.
Văn hoá - Độc đáo bức tranh dân gian Đông Hồ hình “con ỉn” với xoáy ngũ hành

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả in những bức tranh dân gian Đông Hồ.

Sự khác biệt

Tranh Đông Hồ  từ lâu đã đi vào sử sách, thơ ca, đi vào tâm hồn người Việt tự bao đời nay như thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: “Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột. Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”. Hay trong bài thơ “Bên kia sông Đuống”, nhà thơ Hoàng Cầm cũng miêu tả: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong. Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”. Những ngày cận Tết Kỷ Hợi, PV báo ĐS&PL tìm về làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) để được đắm mình vào không gian đậm chất nghệ thuật qua những tác phẩm đặc sắc.

Nói về ý nghĩa của dòng tranh dân gian Đông Hồ, nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả (SN 1963) chia sẻ: “Tranh Đông Hồ khác với những dòng tranh khác là được in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động nền văn hóa lúa nước, cuộc sống lao động bình dị, chất phác với những phong tục, tập quán, sinh hoạt của nông dân Việt Nam. Dòng tranh này tạm chia ra 4 thể loại: Vẽ, vừa in vừa vẽ, in hoàn toàn, treo mộc bản. Cùng với đó có nhiều ý nghĩa với 5 chủ đề: Chúc tụng (đề tài này được cầu mong nhiều vì ngày xưa nghèo khó cả năm nên mơ ước cuộc sống no đủ, sung túc); Đời sống xã hội (mô tả những sự vật, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường nhật); Lịch sử (những tích về lịch sử); Tranh truyện, tín ngưỡng cũng được đề cập nhiều”.

Theo ông Quả, ông đến với nghề tranh dân gian Đông Hồ là từ “cha truyền con nối”, nhưng điều quan trọng là ông cũng cảm thấy yêu thích với nghề truyền thống. Gia đình ông có 10 đời làm nghề tranh dân gian Đông Hồ, từ năm 7 tuổi, những đứa trẻ trong nhà đã được tiếp xúc với tranh, nhặt tranh, phơi tranh. Đến khi 10 tuổi thì in tranh rồi dần dần thành quen...

Chia sẻ về chất liệu của tranh, nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả cho hay: “Để làm tranh dân gian Đông Hồ cần có giấy dó, giấy điệp kèm màu truyền thống đó là màu đỏ (được nghiền từ viên sỏi son), màu xanh từ lá chàm ủ, màu vàng từ hoa hòe, quả dành dành”.

Trong suốt những năm tháng nối nghiệp gia đình, ông Quả nhớ nhất thời kỳ tranh Đông Hồ phát triển có thể coi là đỉnh cao: “Vào những năm 80, 90 thế kỷ trước, những thanh niên làm tranh như tôi tham gia tổ tranh của hợp tác xã, có thời kỳ 8-10 năm chúng tôi ăn ngủ với tranh. Bởi, dịp Tết nhu cầu mua tranh rất cao, phải sản xuất liên tục. Người dân đến đặt tranh Đông Hồ ngày ấy khác nay nhiều lắm. Thời đấy, nhu cầu về tranh in câu đối, chúc Tết, mâm ngũ quả, lọ hoa rất nhiều. Có khi đến 29 Tết, cả làng phải thức suốt đêm để giao hàng. Đó là những kỷ niệm một thời hoàng kim của tranh Đông Hồ mà tôi không thể nào quên”.

Ý nghĩa của bức tranh có hình “lợn ỉn”

Có thể nói, dòng tranh dân gian Đông Hồ đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt với những ai yêu thích văn hóa truyền thống. Những hình ảnh đám cưới chuột, đàn lợn, đàn gà, thiếu nữ hứng dừa... được in nhiều. Trong đó, hai bức tranh về “Lợn đàn” và “Lợn ăn cây ráy” cũng nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người, nhất là vào những năm Hợi, hai bức tranh này rất hút khách.

Chia sẻ về ý nghĩa bức tranh “Lợn đàn”, “Lợn ăn cây ráy” ông Quả cho biết: “Ý nghĩa của con lợn trong dòng tranh dân gian Đông Hồ đó là lợn thường gắn liền với người nông dân, ai cũng đều mong cuộc sống no đủ. Trong tranh Đông Hồ, trên mình con lợn có hình xoáy tượng trưng cho âm dương, nói về thuyết âm dương tức nghĩa cầu mong, sự cân bằng và no đủ”.

Về bức tranh “Lợn đàn” thì ông được nghe các cụ truyền khẩu là cầu mong cuộc sống no đủ, bởi ngày xưa khó khăn, nghèo, nên có được một con lợn là gia tài lớn. Trong bức tranh là hình 1 lợn mẹ và 5 chú lợn con, mang một hàm ý nữa là về tình mẫu tử, đây là giá trị cao quý, đáng trân trọng. Hoặc, 5 con lợn cũng thể hiện cho ngũ hành, một giá trị văn hóa tâm linh trong đời sống con người.

Văn hoá - Độc đáo bức tranh dân gian Đông Hồ hình “con ỉn” với xoáy ngũ hành (Hình 2).

Bức tranh “Lợn ăn cây ráy”.

Về bức tranh “Lợn ăn cây ráy”, ông Quả chia sẻ, do ráy là thức ăn cung cấp cho lợn thời bấy giờ, và cả hai bức tranh nổi tiếng trên đều thể hiện mong ước về cuộc sống ấm no, đầy đủ. Cũng theo nghệ nhân Quả, mỗi dịp Tết Nguyên đán, những bức tranh này thường được khách mua nhiều, bởi gà, lợn là những con vật gần gũi với người nông dân.

Chia sẻ về dự định in tranh dịp Tết Nguyên đán năm nay, nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả cho biết thêm: “Mọi năm, tôi vẫn thường in tranh để bán. Tranh con lợn từ trước đã được nhiều người chuộng, năm nay lại là năm Kỷ Hợi nữa nên những bức tranh về lợn như “Lợn ăn cây ráy”, “Lợn đàn” chắc chắn sẽ được nhiều người yêu thích. Thậm chí, từ bây giờ khách hàng đã đặt tôi in tranh khổ lớn. Hiện tại, trong nhà tôi lúc nào cũng in sẵn khoảng vài trăm bức tranh về lợn và những con vật khác để khách hàng thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, do giá bán của tranh Đồng Hồ khá rẻ, bức nhỏ chỉ khoảng 30.000 đồng, bức lớn thì 50.000 đồng... nên đó cũng là lý do khiến cho nhiều nhà ở làng Đông Hồ không còn mặn mà với tranh nữa. Mặc dù vậy, nhưng tôi vẫn thích làm tranh vừa để lưu giữ lại truyền thống của cha ông và cũng là để thỏa mãn niềm đam mê với dòng tranh cổ truyền của Việt Nam”.

 Đây cũng là điều khiến nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả luôn đau đáu. “Nếu như ngày xưa, cả làng làm tranh, cứ đến hẹn lại lên tháng 7, tháng 8 âm lịch là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết. Nhưng ngày nay, cả làng chỉ còn rất ít gia đình giữ nghề. Đây cũng là điều mà tôi cảm thấy trăn trở nhất trong việc lưu giữ lại nghề tranh dân gian Việt”, ông Quả tâm sự

Mong tranh dân gian Đông Hồ không bị mai một

Trao đổi thêm với PV, bà Nguyễn Thị Ánh, cán bộ văn hóa thông tin xã Song Hồ cho biết: “Tôi được các cụ trong làng kể lại trước kia, tranh Đông Hồ được bán chủ yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán, người dân mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ. Ngày xưa, cả làng làm tranh, nhưng ngày nay do kinh tế thị trường, chỉ còn 3 nhà. Thường vào những dịp lễ Tết thì tranh dân gian Đông Hồ sẽ hút khách hơn. Chúng tôi, những người làm văn hóa luôn mong mỏi nghề tranh truyền thống sẽ mãi được lưu giữ, phát triển để không bị mai một”.

 

Hoàng Bích

Làng tranh Đông Hồ... thành “phố chợ” hàng mã

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:54
Người dân trong và ngoài nước biết đến làng Đông Hồ nổi danh với nghệ thuật tranh dân gian như tranh hứng dừa, đám cưới chuột, đánh ghen... Trong cơn lốc thị trường, người làng Đông Hồ ngày nay không còn mặn mà với nghề làm tranh mà hầu hết chuyển hẳn sang làm vàng mã.
Cùng tác giả

Video: Chiến sa Mỹ chặn đầu, tìm cách bao vây xe quân sự của Nga ở Syria

Thứ 6, 19/06/2020 | 20:47
Căng thẳng giữa lực lượng quân sự của Mỹ và Nga tiếp tục leo thang ở khu vực Đông Bắc Syria. Xe quân sự của 2 bên liên tục có các hành vi chặn đường, khiêu khích lẫn nhau.

Video: Chiêm ngưỡng quy trình máy bay chiến đấu nạp nhiên liệu trên không

Thứ 6, 19/06/2020 | 09:41
Trong trường hợp máy bay chiến đấu hết nhiên liệu, không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, một máy bay khác sẽ được điều động đến hỗ trợ, nạp nhiên liệu trực tiếp cho máy bay chiến đấu ngay trên không.

Video: Máy bay ném bom Tu-95 của Nga "chạm mặt" F-22 khi bay lượn gần biên giới Mỹ

Thứ 7, 13/06/2020 | 20:00
Bộ chỉ huy không quân Mỹ đã lập tức điều động chiến đấu cơ F-22 đến vùng biển Alaska khi phát hiện máy bay ném bom Tu-95 xuất hiện gần biên giới nước này.

Video: Cận cảnh xe tuần tra của Nga đụng độ "nóng" chiến sa của Mỹ trên đất Syria

Thứ 6, 12/06/2020 | 21:33
Đoạn video ngắn ghi lại quá trình đối đầu căng thẳng giữa đoàn tuần tra của Nga và xe quân sự của quân đội Mỹ ở khu vực Đông Bắc Syria.

Chồng Tây của siêu mẫu Hà Anh: Người cùng một nền văn hóa còn khác biệt, nói gì Tây và Việt

Thứ 5, 11/06/2020 | 09:03
Xuất thân từ xứ sở sương mù, chàng trai đam mê phiêu lưu bỗng một ngày bén duyên với đất nước hình chữ S. Chàng trai này quyết định dừng chân nơi đây khi lỡ sa vào ánh mắt của người con gái Việt Nam. Xây dựng gia đình mới ở chốn xa lạ, chàng rể Tây nhận ra chẳng tiêu chuẩn nào từ phía Đông hay Tây thực sự quan trọng.
Cùng chuyên mục

Bí ẩn lai lịch của Bồ Đề Tổ Sư trong Tây Du Ký 1986

Chủ nhật, 12/05/2024 | 14:15
Vị sư phụ đầu tiên thu nhận Tôn Ngộ Không - Bồ Đề Tổ Sư là một trong những cao nhân có phép thuật lợi hại nhất Tây Du Ký 1986. Lai lịch của nhân vật này rất bí ẩn.

Tây du ký: Lai lịch bí ẩn của Thổ Địa từng giúp Ngộ Không đánh Ngưu Ma Vương

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:21
Trong Tây du ký, Thổ Địa ở Hỏa Diệm Sơn không chỉ là một nhân vật phụ thông thường, mà còn có lai lịch bí ẩn đem đến sự hấp dẫn cho độc giả.

“Hot girl” Phương Thảo trong "Bi, đừng sợ" trở lại màn ảnh sau hơn 10 năm vắng bóng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:24
Hoàng Phương Thảo trở lại với màn ảnh sau thời gian vắng bóng khá lâu. Cô cho biết, đã sẵn sàng để bắt đầu một kế hoạch mới với điện ảnh.

Á hậu Việt và cuộc sống làm mẹ đơn thân nuôi 5 đứa con khó khăn thế nào?

Chủ nhật, 12/05/2024 | 07:00
Cuộc sống làm mẹ đơn thân nuôi 5 đứa con không hề đơn giản. Á hậu Việt thì không thấy mình khổ mà luôn hạnh phúc vì các con là niềm vui, ý nghĩa trong cuộc sống.

Hải Phòng: Tưng bừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 “Bừng sáng miền di sản”

Thứ 7, 11/05/2024 | 22:32
Chương trình nghệ thuật Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024 gắn với đón nhận danh hiệu Di sản thiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà do UNESCO trao tặng.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 11/5/2024: Nắng nhẹ trước khi mưa dông tiếp diễn

Thứ 7, 11/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (11/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Hải Phòng: Trưng bày 18 bảo vật quốc gia đến hết năm 2024

Thứ 7, 11/05/2024 | 14:23
Trong số 300 cổ vật tại Trưng bày “Bảo vật quốc gia - Sưu tập An Biên” do Bảo tàng Hải Phòng tổ chức từ nay cho đến hết năm 2024, có 18 bảo vật quốc gia.

Tây du ký: Lai lịch bí ẩn của Thổ Địa từng giúp Ngộ Không đánh Ngưu Ma Vương

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:21
Trong Tây du ký, Thổ Địa ở Hỏa Diệm Sơn không chỉ là một nhân vật phụ thông thường, mà còn có lai lịch bí ẩn đem đến sự hấp dẫn cho độc giả.

Bản tin 11/5: Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh

Thứ 7, 11/05/2024 | 06:00
Tỉ lệ chọi vào lớp 10 THPT chuyên của Hà Nội giảm mạnh; Dự báo sẽ có khoảng 11-13 cơn bão và áp thấp, lo ngại thiên tai cực đoan...

Hải Phòng: Tưng bừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024 “Bừng sáng miền di sản”

Thứ 7, 11/05/2024 | 22:32
Chương trình nghệ thuật Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng 2024 gắn với đón nhận danh hiệu Di sản thiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà do UNESCO trao tặng.