Cống hiến thầm lặng của những "cô đỡ thôn bản" vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2)

Nguyễn Anh Ngọc
Thứ 4, 27/09/2023 | 06:00
0
Phụ cấp cho “cô đỡ thôn bản” hiện còn rất thấp hoặc không có, khiến nhiều người bỏ nghề đi kiếm việc khác, những người trụ lại phần lớn đều làm vì “tình yêu nghề”.

CỐNG HIẾN THẦM LẶNG CỦA NHỮNG “CÔ ĐỠ THÔN BẢN” VÙNG CAO

LTS: Trong những năm qua, mặc dù không có lương nhưng đội ngũ “cô đỡ thôn bản” đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng biên giới.

Nhiều vùng “trắng” cô đỡ thôn bản

Không qua trường lớp đào tạo nhưng hàng chục năm qua, bà La Thị Hiệu (66 tuổi), ở cụm bản Khe Nóng, xã Châu Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An vẫn được người dân Đan Lai trong bản tin tưởng, nhờ làm bà đỡ. Cụm bản này ở biệt lập trong vùng núi nên việc sinh đẻ của người dân trong bản lâu nay do bà Hiệu phụ trách.

“Ở trong khu vực rừng núi này làm gì có người nào được học về y đâu. Mẹ của tôi làm nghề đỡ đẻ, năm lên 20 tuổi, tôi được mẹ truyền lại nghề để hỗ trợ người dân. Giờ đây sức khỏe yếu nên cũng không đi lại được nhiều, nhưng do không có ai thay thế nên vẫn phải làm thôi”, bà Hiệu nói.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2)

Ở tuổi 66, bà La Thị Hiệu vẫn thường xuyên đỡ đẻ cho người dân trong bản.

Khe Nóng là ngôi làng xa xôi nhất của xã Châu Khê - địa phương cấp xã có diện tích lớn thứ 2 của cả nước, là nơi ở của tộc người Đan Lai. Con đường từ trung tâm xã vào cụm bản Khe Nóng đầy dốc đá lởm chởm, phải vượt 4 con suối, băng qua cánh rừng già, mất hơn 1 tiếng nếu trời nắng, còn nếu mưa thì phải hơn 2 tiếng.

Do núi cao và sông sâu bao phủ nên cuộc sống của những người Đan Lai nơi đây phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, hằng ngày chủ yếu săn bắt, hái lượm. Đặc biệt hơn là hủ tục lạc hậu như đẻ ngồi, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống càng khiến cho nòi giống của họ bị suy thoái, thậm chí có thời điểm báo động nguy cơ tuyệt chủng.

Để “giải cứu” tộc người này, chính quyền các cấp và các lực lượng như biên phòng đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao đời sống, dân trí nhằm bảo tồn tốt hơn cho tộc người này. Tuy nhiên, khó khăn nhất là chưa có một nhân viên y tế được đào tạo để “cắm chốt” trong bản.

Ông Kha Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết: “Khe Nóng khó khăn lắm, khổ thì không đâu bằng. Đây là cụm dân cư khó khăn nhất của cả huyện Con Cuông với 100% đều là hộ nghèo. Mùa mưa, nước tại 4 con suối trên đường vào bản dâng cao, khiến khu vực này cô lập hoàn toàn. Người dân Đan Lai dựa chủ yếu vào gạo hỗ trợ của Nhà nước nên thiếu đói triền miên. Việc sinh đẻ cũng chủ yếu tại nhà”.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2) (Hình 2).

Nằm sâu trong rừng thẳm và có nhiều hủ tục lạc hậu đã khiến cho cuộc sống tại cụm bản Khe Nóng vẫn khó khăn. Ảnh TQ.

Chị Vi Thị Lan là trường hợp hiếm sau khi hoàn thành xong khóa học “cô đỡ thôn bản” vẫn còn hoạt động, nhưng chị phải kiêm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ tại y tế xã Môn Sơn, huyện Con Cuông để đủ trang trải cuộc sống. Cứ cách 1 tuần, chị mới đi vào bản nơi có người Đan Lai sinh sống để thăm khám cho các sản phụ và tư vấn về kiến thức sinh sản cho phụ nữ nơi đây.

“Người Đan Lai tại địa phương chủ yếu sinh sống tại 2 bản Cò Phạt và Khe Búng, nằm sâu trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. Muốn đi vào thì phải mất 30 phút đi thuyền hoặc 2 tiếng đi xe máy, vậy nên tỉ lệ sinh ở nhà còn rất cao, chiếm 15%. Thậm chí có lần nghe tin báo về một sản phụ trở dạ, tôi lập tức đi vào hỗ trợ cũng chỉ kịp đỡ đẻ trên thuyền, chứ không ra đến trạm y tế”, chị Lan kể.

Vì vậy, định kỳ hàng năm, phòng khám quân dân y Bộ đội biên phòng sẽ về tận nơi khám và cấp thuốc miễn phí cho người dân, đồng thời tuyên truyền sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh sốt rét, ăn ngủ hợp vệ sinh, nuôi nhốt gia súc và gia cầm xa khu dân cư, sử dụng nước hợp vệ sinh…

Tuy nhiên, việc đó vẫn chưa thể thay đổi hoàn toàn được những tập quán lạc hậu của người Đan Lai. Đặc biệt là họ vẫn không có thói quen ra trạm y tế để sinh con do phong tục cũng như đường đi lại khó khăn. Vì vậy, phần lớn phụ nữ đều tự sinh con ở tại nhà, thế nên nhiều trường hợp rơi vào tình huống khó sinh, các con sinh ra cũng ốm yếu.

Số lượng “cô đỡ thôn bản” mỗi năm lại giảm

Theo ông Hoàng Quốc Kiều, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, do không có trợ cấp nên số “cô đỡ thôn bản” của tỉnh vốn đã ít thì nay còn giảm nhiều so với trước.

Đội ngũ “cô đỡ thôn bản” được ví như “cánh tay nối dài” của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thế nhưng, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của “cô đỡ thôn bản” tại địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế; phụ cấp cho cô đỡ thôn bản hiện còn rất thấp hoặc không có, khiến nhiều người bỏ nghề đi kiếm việc làm khác. Đa số những người trụ lại đều vì “tình yêu nghề”.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2) (Hình 3).

Nghệ An có rất nhiều thôn, bản có tỉ lệ đẻ ở nhà cao.

Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết thêm, để trở thành “cô đỡ thôn bản”, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, “cô đỡ thôn bản” có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.

“Nhiều bản ở vùng sâu, phải đi cả ngày mới vào tới nơi nên lực lượng “cô đỡ thôn bản” vẫn đóng vai trò rất quan trọng ở bản. Hơn nữa, đây là lực lượng gần dân, biết tiếng địa phương nên việc tuyên truyền, vận động cũng dễ dàng và hiệu quả. Thế nhưng số lượng “cô đỡ thôn bản” mỗi năm lại ít đi, nguyên nhân do không có lương nên họ phải tìm việc khác”, ông Kiều nói.

Mới đây, vào cuối năm 2022, Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em Bộ Y tế hỗ trợ tỉnh Nghệ An mở lớp đào tạo, tập huấn lại kiến thức cho “cô đỡ thôn bản”. Thế nhưng cả tỉnh Nghệ An chỉ còn 31 học viên tham dự, trong đó huyện Con Cuông chỉ có… 3 người. Đến nay, số người sống được với nghề đếm được trên đầu ngón tay.

Được biết, trước đây, theo quy định của Quyết định 75/2009/QĐ-TTg, "cô đỡ thôn bản” được hưởng mức phụ cấp 0,3 hoặc 0,5 mức lương cơ sở tùy theo địa bàn hoạt động ở khu vực II hay khu vực III. Từ khi có Nghị định 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều địa phương đã dừng chi trả phụ cấp cho y tế thôn, bản nói chung và cô đỡ thôn, bản nói riêng.

Sức khỏe - Cống hiến thầm lặng của những 'cô đỡ thôn bản' vùng cao: Chuyện chưa kể về những người đỡ đẻ miễn phí vùng khó khăn (Bài 2) (Hình 4).

Nhiều chương trình tuyên truyền đã được tổ chức nhưng tại vùng núi, vùng biên giới, người dân vẫn chưa chủ động đến cơ sở y tế khám thai.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế Nghệ An khẳng định, công việc của “cô đỡ thôn bản” có tác động lớn đối với cộng đồng, đóng góp vào việc tăng cường nhận thức, thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe người dân và giúp phụ nữ chủ động đi khám thai, sinh con tại cơ sở y tế.

“Những đóng góp của “cô đỡ thôn bản” góp phần làm giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh tại cộng đồng, điều này khẳng định sự phù hợp của lực lượng này với cộng đồng, đóng vai trò như cầu nối giữa cộng đồng và cơ sở y tế”, ông Lâm nói.

Tuy nhiên, kinh phí để duy trì hoạt động đội ngũ này chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách địa phương, trong khi, hầu hết địa phương có “cô đỡ thôn bản” hoạt động đều là những tỉnh miền núi khó khăn, chưa đủ khả năng tự cân đối ngân sách.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 31/1/2023 đã có 1.528 cô ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, có đến 638 cô đỡ chưa được hưởng phụ cấp nhưng vẫn hoạt động, ngày đêm tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Số cô đỡ được hưởng phụ cấp chỉ có 911 người, trong đó 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

Bài 3: Phát huy vai trò của “cô đỡ thôn bản” cho sức khỏe của đồng bào DTTS

Hà Nội gặp khó trong chống dịch, bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp

Thứ 2, 01/02/2021 | 18:28
Chiều 30/1, đoàn công tác của bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có buổi làm việc với UBND TP.Hà Nội về công tác chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh.

Bộ trưởng bộ Y tế: Thanh toán không dùng tiền mặt trong khám chữa bệnh còn nhiều khó khăn

Thứ 6, 20/09/2019 | 16:31
Theo Bộ trưởng bộ Y tế nhận định, việc thanh toán trong khám chưa bệnh không dùng tiền mặt mặc dù rất hay nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng tác giả

Nguyên nhân nhiều dự án đầu tư công tại Nghệ An chậm giải ngân

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Mặc dù đã hết quý 1/2024, nhưng tại Nghệ An có 26/68 đơn vị giải ngân dưới 10%, trong đó có 13 đơn vị chưa giải ngân (0%).

Bắt kẻ buôn ma túy đâm Thượng úy Công an bị thương

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:42
Bị vây bắt vì mua bán trái phép ma túy, Hà Văn Duẩn đã liều lĩnh dùng vật nhọn quyết liệt chống trả lực lượng chức năng.

Giải cứu 3 thiếu nữ bị lừa bán ra nước ngoài

Thứ 3, 14/05/2024 | 20:45
Đồng thời với việc giải cứu các nạn nhân, cơ quan công an đã bắt giữ 3 đối tượng về hành vi mua bán người.

Xem xét xử lý nghiêm phó chủ tịch xã “hách dịch, cửa quyền”

Thứ 3, 14/05/2024 | 16:18
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn đã có hành vi, cử chỉ chưa đúng chuẩn mực và phát ngôn không tôn trọng người dân.

Khỉ vào nhà dân, tấn công một người bị thương ở Nghệ An

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:19
Một con khỉ xuất hiện và đột nhập vào nhà tấn công khiến 1 người dân bị thương. Hiện, vẫn chưa bắt được con khỉ này.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ký kết chuyển giao kỹ thuật ghép gan

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:36
Chiều 15/5, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức ký kết Hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan giữa 2 bệnh viện.

Phẫu thuật khẩn cho người phụ nữ thủng ruột non do nuốt nhầm tăm tre

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:49
Nữ bệnh nhân 43 tuổi không biết bản thân nuốt nhầm tăm tre, tự mua thuốc uống không thuyên giảm, nhập viện cấp cứu được chỉ định phẫu thuật lấy dị vật khẩn cấp.

Tp.HCM: Xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tiêm filler và botox trái phép

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:56
Thanh tra 2 Sở phối hợp kiểm tra, phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình.

Nhiều người gặp tình trạng khô mắt do nằm điều hòa thường xuyên

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:46
Việc sinh hoạt, làm việc thường xuyên dưới điều hòa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về mắt.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn và giải pháp từ men vi sinh Subatona

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:00
Tình trạng con biếng ăn, chậm lớn đang là nỗi trăn trở của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Vậy nguyên nhân trẻ biếng ăn, chậm lớn là do đâu? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây nhé.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tiêm filler và botox trái phép

Thứ 4, 15/05/2024 | 10:56
Thanh tra 2 Sở phối hợp kiểm tra, phát hiện một cơ sở đào tạo tiêm filler, botox trái phép trên địa bàn quận Tân Bình.

Tin tức Đời sống 15/5: Uống thuốc bổ não trước mùa thi có hiệu quả?

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:01
Cập nhật tin tức đời sống ngày 15/5: Không nên lạm dụng thuốc bổ não trước mùa thi; Nhiều ca nhiễm ký sinh trùng đến từ thú cưng...

Anh nông dân nhẹ nhàng bỏ túi 90 tỷ nhờ nuôi con "hiền lành như đất"

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con “đặc sản” công nghệ cao, anh Đặng Văn Bảy ở ấp Đại Thôn, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre bỏ túi hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Bộ Y tế vào cuộc vụ hàng trăm người nghi ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc

Thứ 4, 15/05/2024 | 08:51
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam.

Đừng đổ nước vo gạo đi, trộn với thứ này ai cũng "gật gù" khen hay

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:30
Nước vo gạo thường bị các bà nội trợ đổ đi trong quá trình nấu cơm, tuy nhiên theo nhiều bà mẹ thông thái, nước vo gạo rất hữu ích trong đời sống.