Bác sĩ bày cách xử lý sốt khi mắc Covid-19

Bác sĩ bày cách xử lý sốt khi mắc Covid-19

Hoàng Thị Bích
Chủ nhật, 06/02/2022 | 08:15
0
Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng, bị sốt khi mắc Covid-19 chứng tỏ hệ miễn dịch vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, khi sốt cao quá thì cần dùng hạ sốt.

Dùng thuốc hạ sốt đúng cách

Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, số ca mắc Covid-19 vẫn không ngừng tăng. Bên cạnh các triệu chứng thường gặp rất nhiều người quan tâm đến việc bản thân là F0 nhưng sốt, hoặc sốt rất cao cần phải xử trí như thế nào, nhất là khi tự điều trị tại nhà.

Giải đáp thắc mắc nêu trên, chia sẻ với Người Đưa Tin, BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp Việt – Nga (Bộ Quốc Phòng) cho hay, những người già yếu, nhiều bệnh nền, người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng corticoid lâu ngày (viêm cầu thận, lupus, viêm đa khớp dạng thấp, ghép tạng...), bệnh nhân ung thư có thể virus vẫn đang nhân lên mạnh mẽ trong cơ thể mà vẫn không sốt.

Tuy nhiên, khi sốt cao quá thì cơ thể mệt mỏi do mất nước, mất điện giải. Sốt gây đau đầu, mất ngủ, ăn kém, gây co giật ở trẻ em...Vì thế, sốt cao thì chúng ta cần hạ sốt.

Sự kiện - Bác sĩ bày cách xử lý sốt khi mắc Covid-19

Hạ sốt dùng paracetamol, liều dùng tùy theo lứa tuổi (Ảnh minh hoạ).

“Hạ sốt dùng paracetamol, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Thành phần đều là paracetamol nhưng tên gọi thì rất nhiều, tùy theo nhà sản xuất, từ Hapacol đến Efferalgan, Panadol, Tylenol... và hàng trăm tên gọi khác. Về cơ bản thì paracetamol an toàn, nhưng với một số ít người thì paracetamol lại gây độc với gan và khi dùng nhiều có thể gây suy gan.

Nếu không dùng được paracetamol thì có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400mg. Cũng như paracetamol, có vài chục loại tên thuốc khác nhau chứa thành phần ibuprofen”, BS. Hoàng thông tin.

Ngoài dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, BS. Hoàng cho biết cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải ở đây chủ yếu là kali, natri và clo, tức kali và muối ăn - Đây chính là các thành phần rất quan trọng để đảm bảo việc dẫn truyền thần kinh và co cơ. Hiện có oresol, các gói bổ sung điện giải, nước dừa, nước cháo, chanh muối... là những sản phẩm thông dụng.

3 trường hợp xảy ra khi sốt

Một vấn đề nhiều người quan tâm nữa là tại sao sốt kéo dài tới ngày thứ 6-7, thậm chí tới ngày thứ 10, cứ hết thuốc hạ sốt là sốt trở lại. Cần xử lý tình huống này thế nào?

Trả lời vấn đề này, BS. Hoàng cho biết, sốt có thể do virus hoặc vi khuẩn và có 3 trường hợp xảy ra:

Thứ nhất, sốt do virus SARS-CoV-2 thì cần làm test pcr hoặc test nhanh, trường hợp chỉ số CT thấp hoặc vạch test (T) đậm, có nghĩa là virus vẫn còn nhiều, có thể phải tiếp tục dùng thuốc kháng virus. Ở Việt Nam hiện nay, có thể dùng molnupiravir theo chương trình thử nghiệm (5 ngày) hoặc favipiravir.

Thứ hai, sốt do nhiễm vi khuẩn: Những người bình thường dễ viêm họng, viêm a mi đan, viêm phế quản… thì khi mắc Covid cũng dễ nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, việc xác định nhiễm khuẩn hay chưa cũng không dễ dàng.

Nếu bệnh nhân vẫn sốt kéo dài không dứt, test nhanh vạch T mờ, không bị đau nhức cơ khớp thì nhiều khả năng là sốt do vi khuẩn. Lúc này cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kháng sinh.

Để chắc chắn, cần có xét nghiệm công thức máu để xem bạch cầu có tăng hay không. Bạch cầu có nhiều loại, khi nhiễm khuẩn thì lượng bạch cầu hạt hay bạch cầu đa nhân trung tính sẽ tăng. Xét nghiệm CRP (xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C trong máu) cũng có thể đánh giá việc có nhiễm khuẩn hay không. Đặc biệt, có một xét nghiệm rất tốt để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn là procalcitonin (PCT). Thậm chí, chỉ cần dựa vào chỉ số PCT, có thể quyết định dùng hay không dùng kháng sinh, với liều lượng như thế nào, có phải nhập viện cấp cứu (nhiễm khuẩn huyết) hay không.

Sự kiện - Bác sĩ bày cách xử lý sốt khi mắc Covid-19 (Hình 2).

Sốt có thể do virus hoặc vi khuẩn và có 3 trường hợp xảy ra (Ảnh minh hoạ).

Loại kháng sinh bắt đầu sử dụng thường là nhóm beta_lactam (amoxicillin/clavulanic, ampicillin/sulbactam, ceforuxime, cefpodoxim, cefixim...).

Ở người lớn có thể kết hợp nhóm quinolon (ciprofloxacine hoặc levofloxacine, moxifloxacine), nhóm này không được dùng cho trẻ em vì gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ và xương.

Ở trẻ em, có thể kết hợp nhóm macrolid (erythromycine, azithromycine hoặc clarithromycine), tuy nhiên việc kết hợp giữa beta_lactam diệt khuẩn và macrolid kìm khuẩn không phải là giải pháp tối ưu.

Ngoài ra, còn có một số nhóm kháng virus khác như cyclin (tetracyclin, doxycyclin) và metronidazol...

Theo BS. Hoàng cần phải làm kháng sinh đồ để xác định xem vi khuẩn còn nhạy cảm với loại kháng sinh nào, nhưng việc này rất mất thời gian.

“Lưu ý, một khi đã dùng kháng sinh, cần dùng liều đủ mạnh, sau đó có thể giảm dần liều. Dùng kháng sinh cũng khiến hệ vi khuẩn ruột bị tổn thương, nên phải bổ sung men tiêu hóa. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến nhờn thuốc, cần hết sức lưu ý”, BS. Hoàng nhấn mạnh.

Thứ ba, sốt do nhiễm virus khác, BS. Hoàng cho hay, khi test nhanh vạch T mờ hoặc không lên, xét nghiệm không thấy nhiễm khuẩn. Trường hợp này là do nhiễm loại virus khác, không phải virus SARS-CoV-2. Đây là tình huống khá bình thường, không hề hiếm gặp. Bệnh nhân thường có chảy nước mũi, đau cơ khớp, ớn lạnh...

Lúc này bệnh nhân sốt như cảm cúm thông thường và đành phải điều trị triệu chứng, đợi khi hết sốt. Có thể dùng Tamiflu hoặc Arbidol trong các trường hợp này, tuy nhiên hiệu quả không thực sự chắc chắn.

Ngoài việc xử lý sốt, vẫn cần phải súc họng nước muối sinh lý, povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,2%, đo SpO2 thường xuyên để báo cơ quan y tế kịp thời.

Nghệ An thêm 335 ca nhiễm Covid-19, triển khai chống dịch sau dịp Tết

Thứ 6, 04/02/2022 | 20:10
Nghệ An vừa ghi nhận thêm 335 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 50 ca cộng đồng. Tỉnh họp khẩn triển khai chống dịch và tiêm phòng Covid-19 sau dịp nghỉ Tết Nguyên Đán.

Khánh Hòa tiếp tục phát hiện thêm 34 ca mắc Covid-19 trong 24 giờ

Thứ 6, 04/02/2022 | 19:18
Tỉnh Khánh Hòa ghi nhận thêm 34 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 5 ca ghi nhận trong cộng đồng.

11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần được xử trí cấp cứu

Thứ 4, 02/02/2022 | 15:40
Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, F0 điều trị tại nhà cần phải báo ngay với cơ sở y tế.
Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng rộn ràng với mùa du lịch biển

Thứ 7, 27/04/2024 | 21:08
Để mùa du lịch Biển thành công, các hộ kinh doanh ký cam kết niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Cát Bà và Đồ Sơn thưa khách trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:56
Dự kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, 2 khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà ở Hải Phòng đón khoảng 390.000 lượt du khách trong nước và quốc tế.

Khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ hy sinh trên tuyến đường 1C

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:33
Ngày 27/4, tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Lời chia buồn

Thứ 7, 27/04/2024 | 20:14
Ban Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật - Tạp chí Điện tử Người Đưa Tin cùng tập thể cán bộ, Phóng viên, Biên tập viên xin gửi lời chia buồn tới bà Nguyễn Diệu Hương Ly – Nhân viên  Ban Trị sự.

Cơ hội vàng cho bóng đá Việt Nam đang mở

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:54
Kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil năm nay sẽ ghi dấu ấn bằng những sự kiện văn hoá chưa từng có và đặc biệt là nhịp cầu tuyệt vời cho Bóng đá (BĐ) mà Cộng hoà Liên bang Brazil muốn dành cho Việt Nam.

Quảng Ninh: Tìm thấy nạn nhân cuối trong vụ lật thuyền ở Quảng Yên

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể toàn bộ 4 nạn nhân của vụ lật thuyền nan xảy ra trên luồng sông Chanh ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tp.HCM: Đánh giá kỹ khi đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm Metro 2

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:00
Để thực hiện dự án tuyến Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), có hơn 400 cây xanh phải di dời, đốn hạ là điều khiến người dân quan tâm.

Người dân Hải Phòng có thể thưởng thức pháo hoa mỗi dịp cuối tuần

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:41
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đồng ý với đề nghị của UBND Tp.Hải Phòng về việc tổ chức 1 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp mỗi tối cuối tuần tại đảo Vũ Yên.