Đảo quốc Thái Bình Dương hủy thỏa thuận với Trung Quốc

Thứ 6, 27/01/2023 | 19:39
0
Fiji, đảo quốc ở Thái Bình Dương đóng vai trò then chốt trong phản ứng của khu vực này trước sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, mới đây có quyết định dứt khoát với Bắc Kinh. 

Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka. Ảnh: Tân Hoa xã

Ngày 26/1, tờ Fiji Times đưa tin, Thủ tướng Fiji Sitiveni Rabuka cho biết chính phủ của ông sẽ chấm dứt thỏa thuận trao đổi và đào tạo cảnh sát với Trung Quốc. 

"Hệ thống dân chủ và tư pháp của 2 nước khác nhau nên chúng tôi sẽ tìm kiếm các quốc gia có hệ thống tương tự để hợp tác", ông Rabuka đề cập đến Úc và New Zealand. Tháng 10/2022, Fiji đã ký một thỏa thuận với Úc để mở rộng hợp tác quốc phòng. 

Một ngày sau khi Thủ tướng Fiji tuyên bố chấm dứt thỏa thuận với Trung Quốc, Tổng thống nước này - Ratu Wiliame Katonivere - tuyên bố ủy viên cảnh sát Sitiveni Qiliho bị đình chỉ công tác "trong khi chờ điều tra". Ông Katonivere còn cho biết, giám sát viên phụ trách bầu cử Mohammed Saneem cũng bị đình chỉ công tác. 

Ủy viên cảnh sát Qiliho từ chối bình luận với truyền thông địa phương vì sẽ phải ra hầu tòa về hành vi của mình. Tổng thống Fiji không nêu cụ thể hành vi vi phạm của ông Qiliho. 

Ủy viên cảnh sát Qiliho được coi là người thân cận với cựu Thủ tướng Frank Bainimarama - người từng thực hiện nhiều chính sách thân Trung Quốc và lãnh đạo Fiji trong 16 năm trước khi một liên minh các đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12/2022 và đưa ông Sitiveni Rabuka lên thay thế ông Bainimarama. Tổng thống Rabuka tuyên bố sẽ hạn chế áp dụng các chính sách thân Trung Quốc như người tiền nhiệm.

Trước đó, ông Qiliho và cựu Thủ tướng Bainimarama từng kêu gọi quân đội duy trì luật pháp và trật tự vì cho rằng kết quả bầu cử gây căng thẳng sắc tộc. Phe liên minh các đảng bác bỏ tuyên bố này. 

Thiếu tướng Jone Kalouniwai, Tư lệnh lực lượng quân đội Fiji, đầu tháng này cảnh báo chính quyền của ông Rabuka không nên thực hiện "các thay đổi sâu rộng", đồng thời cho rằng chính phủ nên trao cho quân đội vai trò chủ chốt theo hiến pháp năm 2013. Hiến pháp của Fiji cho phép quân đội có quyền lực rộng lớn can thiệp vào chính trị . Quốc đảo này đã chứng kiến ​​4 cuộc đảo chính trong 35 năm qua.

Fiji, nơi có lịch sử đảo chính quân sự, giữ vai trò then chốt trong phản ứng của khu vực Thái Bình Dương trước sự cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc.

Nguyễn Thái - Reuters

Cùng chuyên mục

Học Quỳnh Kool, Trâm Anh phối váy xẻ cổ, khoe lưng trần đi biển

Thứ 5, 16/05/2024 | 03:14
Kiểu váy khoe trọn lưng trần được Quỳnh Kool, Trâm Anh yêu thích.

Clip: Xe máy phóng vun vút tông cực mạnh xe sang đường, 2 người gặp đại nạn

Thứ 5, 16/05/2024 | 00:29
Nam tài xế điều khiển xe máy đang di chuyển sang đường thì một xe máy do nữ tài xế điều khiển từ bên trái lao tới tông trúng. Cú tông kinh hoàng khiến 2 tài xế ngã văng xuống đường.

Luật đất đai 2024: 4 “điều kiện đủ” để cơ quan chức năng cưỡng chế thu hồi đất

Thứ 5, 16/05/2024 | 00:22
Luật Đất đai 2024 quy định rõ 4 điều kiện đủ để thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất. Luật cũng quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện thu hồi đất.

Ông Putin lần đầu giải thích lý do chọn Bộ trưởng Quốc phòng mới

Thứ 5, 16/05/2024 | 00:09
Tổng thống Nga Putin chính thức giới thiệu tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga – ông Andrei Belousov – với các quan chức quân sự cấp cao.

Thủ tướng Slovakia bị ám sát

Thứ 4, 15/05/2024 | 21:37
Thủ tướng Slovakia – ông Robert Fico – đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do một vụ nổ súng ở thị trấn Handlova, cách thủ đô Bratislava khoảng 150km về phía đông bắc.