Anh nông dân lãi hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản “ai cũng sợ”

Anh nông dân lãi hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản “ai cũng sợ”

Thứ 3, 26/03/2024 | 07:30
0
Nhờ nuôi con đặc sản này, anh Dương Văn Chung có thu nhập khấm khá, thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Anh Dương Văn Chung (SN 1987), ở xóm Cầu Lưu, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên, được nhiều người biết đến với việc làm giàu nhờ nghề nuôi rắn hổ mang bành. Anh là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công mô hình nuôi rắn này tại huyện Đồng Hỷ.

Kể về cơ duyên đến với nghề nuôi rắn, anh Chung cho biết, từ khi còn bé, anh đã có cơ hội được tiếp xúc với loài vật này. Càng gần rắn, anh càng cảm thấy đam mê với loài bò sát không chân này. Đến khi trưởng thành, xem trên báo, đài thấy có nhiều mô hình nuôi rắn, anh đã ấp ủ suy nghĩ về ý tưởng cũng sẽ xây dựng riêng cho mình mô hình nuôi rắn và làm giàu từ con vật này.

"Khi vừa học hết lớp 12, tôi đã quyết định không thi đại học, không đi học tiếp như nhiều bạn bè cùng trang lứa khác mà ở nhà xây chuồng nuôi rắn", anh Chung chia sẻ với Dân Việt.

Đời sống - Anh nông dân lãi hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản “ai cũng sợ”

Anh Dương Văn Chung là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công mô hình nuôi rắn này tại huyện Đồng Hỷ. (Ảnh: Hà Thanh/Dân Việt).

Nói là làm, đến năm 2012, chàng trai trẻ bắt đầu thực hiện hành trình khởi nghiệp của mình bằng việc lặn lội đến làng rắn Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) để học hỏi mô hình nuôi rắn tại đây.

Khi đã có kiến thức, anh đã trở về quê hương để bắt đầu lập nghiệp theo hướng đi mình đã chọn. Trong những ngày đầu, khó khăn lớn nhất của anh chính là đồng vốn eo hẹp nên khó đầu tư phát triển. Cũng chính vì điều này khiến anh từng có ý định buông bỏ ước mơ rồi trở lại với công việc đồng áng. Nhưng nhờ sự động viên, ủng hộ của gia đình nên anh Chung có thêm động lực để cố gắng bước tiếp.

"Bắt đầu xây dựng mô hình, trong tay tôi chỉ có 20 triệu đồng, đây là số tiền tôi tích cóp mà có được. Với người dân đang sinh sống ở làng quê miền núi như chúng tôi, quanh năm thu nhập chỉ phụ thuộc vào việc đồng áng số tiền trên vào thời điểm đó là rất lớn. Trong khi đó, thị trường con giống lại rất đắt đỏ, với số tiền vốn ít ỏi như vậy, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế đã đặt ra thách thức khiến tôi trăn trở", anh Chung tâm sự với Nông nghiệp Việt Nam.

Sau đó anh mạnh dạn vay mượn thêm tiền từ bạn bè, người thân để làm trang trại nuôi rắn rộng khoảng 100m2 được xây bằng gạch, có mái che, mỗi ô chuồng có ổ khoá, lót ổ, che chắn bằng lưới sắt mắt nhỏ tránh rắn thoát ra khỏi chuồng và đi ra ngoài môi trường tự nhiên.

Tiếp theo, anh quay trở lại làng nghề rắn ở tỉnh Vĩnh Phúc, dùng số tiền còn lại mua hơn 20 chục con rắn giống và bắt đầu hành trình khởi nghiệp.

Nhờ kinh nghiệm học hỏi từ các mô hình trước đó, anh đã nuôi thành công lứa đầu tiên. Đến năm 2015, anh tiếp tục nhập hơn 300 con rắn hổ mang bành và 100 con rắn hổ trâu giống, quy mô chuồng trại cũng được cải tiến mở rộng lên hơn 300m2. Chuồng trại nuôi nhốt được chia làm 2 loại, rắn hổ mang được thiết kế khép kín, còn chuồng trại cho rắn hổ trâu làm ở dạng bán hoang dã.

Sau hơn chục năm kiên trì, nỗ lực, giờ đây mảnh đất cằn cỗi phía sau nhà ngày nào đã hình thành nên một trang trại nuôi rắn, đây là mô hình đầu tiên xuất hiện trên địa phương. Hiện nay, số lượng rắn tại trang trại anh đã phát triển lên đến cả nghìn con rắn, trong đó rắn hổ mang chiếm số lượng hơn 90% tổng đàn.

Đời sống - Anh nông dân lãi hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản “ai cũng sợ” (Hình 2).

Rắn hổ trâu không có độc nên được nuôi ở dạng chuồng hở. (Ảnh: Hà Thanh/Dân Việt)

Anh Chung cho biết, rắn hổ mang bành là loại rắn có nọc độc còn rắn hổ trâu thì không. Do đó, khi xây dựng chuồng trại dành cho rắn hổ mang bành cần phải xây ô khép kín. Còn chuồng trại cho rắn hổ trâu cần xây ở ngoài trời theo dạng bán hoang dã. Điều này sẽ giúp cho con rắn giảm thiểu stress và sinh trưởng tốt hơn.

Để chọn được giống rắn bố mẹ tốt thì khi con rắn được 5 tháng tuổi anh bắt đầu nhập về, sau đó nuôi thêm khoảng 18 tháng thì rắn bước thời kỳ sinh sản.

Ở thời kỳ này, việc nuôi rắn sinh sản sẽ khác hơn so với nuôi rắn thương phẩm vì chi phí chăn nuôi rắn sinh sản ít hơn. Trung bình mỗi tuần sẽ cho rắn ăn từ 3 – 5 lần.

Còn đối với rắn thương phẩm, mỗi ngày sẽ cho rắn ăn một lần với thức ăn chính là gà thải từ các trang trại ấp nở. Trung bình một con rắn sẽ ăn hết khoảng 0,2kg mồi/lần.

Rắn thường bắt đầu giao phối từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 âm lịch hàng năm và sau 1 tháng thì rắn đẻ trứng. Với mỗi con rắn hổ mang bành trưởng thành sẽ đẻ từ 15 – 30 quả trứng/lần và rắn hổ trâu là từ 10 – 20 quả trứng.

Sau khi rắn đẻ trứng, người nuôi sẽ thu gom trứng mang về ấp bằng cách vùi trong cát ẩm. Trong quá trình ấp trứng, cần lưu ý không để cát quá ẩm hoặc quá khô. Nếu cát quá ẩm, trứng rắn sẽ bị nứt vỏ và hỏng, còn nếu cát quá khô, trứng rắn sẽ bị quắt và không nở được.

Thời gian ấp trứng đối với rắn hổ mang bành kéo dài từ 55 – 60 ngày, còn rắn hổ trâu là từ 68 – 72 ngày. Rắn con sau khi nở sẽ được thu gom lại rồi đưa vào thùng xốp hoặc bể để nuôi riêng.

Giai đoạn này, rắn con chỉ uống nước nên phải đảm bảo đủ nước trong thùng xốp hoặc bể nuôi. Sau khoảng 7 – 10 ngày tính từ lúc nở, rắn con sẽ lột xác và bắt đầu ăn mồi.

Lúc này, thức ăn tốt nhất dành cho rắn con là con nhái. Chú ý, nhái khi mua về phải cắt nhỏ sau đó mới cho rắn con ăn. Ở giai đoạn này, chỉ cho rắn ăn một bữa/ngày, sau đó giảm dần theo từng giai đoạn cho đến khi rắn trưởng thành.

Theo anh Chung, hiện nay rắn con nở ra đến đâu được gia đình anh nuôi đến đó, và sau 2 năm nuôi gia đình anh mới xuất bán ra thị trường. Khi này con rắn sẽ đạt trọng lượng trung bình từ 1,2 – 1,5kg đối với rắn cái và 1,5 – 2kg đối với rắn đực.

Anh Chung lưu ý thêm, khi nuôi rắn hồ mang thì chủ trại cần chú ý đến các vấn đề như bệnh dịch, chế độ ăn, ghép đôi, cách chăm sóc rắn mới sinh... Đối với bệnh dịch, rắn thường hay mắc các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó người nuôi phải thường xuyên quan sát để sớm phát hiện, tránh lây lan, từ đó giảm được ngủy cơ bị thiệt hại về kinh tế.

"Khi thấy rắn có biểu hiện khò khè, chảy nước mũi hoặc ho hay đột nhiên chuồng rắn có mùi hôi tanh, rắn có hiện tượng nôn, ói ra mùi là chứng tỏ có dấu hiệu bị bệnh. Khi đó, người nuôi phải nhanh chóng tách rắn bị bệnh ra khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan rộng, đồng thời tiến hành khử trùng khu vực chuồng trại", anh Chung nói.

Hiện trên thị trường giá thịt rắn hổ mang bành dao động từ 500.000 - 600.000 đồng/kg, trứng rắn khoảng 60.000 đồng/quả. Mỗi năm, trang trại rắn của anh Chung xuất ra ngoài thị trường từ 7.000 - 8.000 con giống và trứng rắn. Tiền từ bán rắn và trứng rắn giúp gia đình anh thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, anh Chung cho biết dự định sẽ mở rộng thêm quy mô diện tích trang trại nuôi rắn. Không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn góp phần vào phát triển kinh tế quê hương.

Minh Hoa (t/h)

Anh nông dân thu về 9 tỷ đồng nhờ nuôi con đặc sản “thích ăn cá”

Chủ nhật, 24/03/2024 | 07:30
Tốt nghiệp với tấm bằng Kiến trúc sư nhưng chàng trai Nam Định lại quyết định bỏ nghề về quê nuôi con đặc sản này.

Anh nông dân thu lãi tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi vịt kiểu "độc lạ"

Thứ 6, 22/03/2024 | 07:30
Ứng dụng công nghệ cao nuôi con đặc sản này, mỗi năm anh Thái Hòa Nam thu lãi tiền tỷ.

Anh nông dân đếm tiền mỏi tay nhờ nuôi lợn theo kiểu “chẳng giống ai”

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:30
Theo anh Sơn, nuôi lợn kiểu này sẽ giúp đàn lợn ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè.

Anh nông dân lãi hơn 200 triệu/năm nhờ nuôi con đặc sản này trên sân thượng

Thứ 7, 16/03/2024 | 07:30
Tận dụng diện tích sân thượng 60 m2, anh Trương Thành Ngôn xây 100 bể kính nuôi con đặc sản này, mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Cùng chuyên mục

Cần Thơ: Cứu cụ ông hóc xương gà nguy kịch

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:00
Ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa kịp thời cứu sống cụ ông bị hóc xương gà nguy kịch.

Đồng Nai: Phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhi bị chân khoèo bẩm sinh

Thứ 5, 16/05/2024 | 17:44
Bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark vừa phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhi bị bàn chân khoèo bẩm sinh.

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ nghi ngộ độc tại huyện Trảng Bom

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:48
Hiện công an đã vào cuộc điều tra vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai).
     
Nổi bật trong ngày

Khúc gỗ “sần sùi” nhưng từng được rao bán đến 10 tỷ đồng ở Hà Nội

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Có dáng vẻ bên ngoài sần sùi, đơn điệu chẳng có gì đặc biệt, nhưng nhiều khách hàng ngỡ ngàng khi biết khúc gỗ này được rao bán với giá lên đến 10 tỷ đồng.

Ngày càng nhiều người nước ngoài chọn Việt Nam chữa bệnh, làm đẹp

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:30
Tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. Bộ Y tế ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh.

Thứ quả xưa “rụng thối gốc” nay thành đặc sản mùa hè, 90.000 đồng/kg

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:25
Trước đây loại quả này chín đỏ nhưng không mấy ai ngó ngàng. Những năm gần đây, thứ quả dại này lên đời thành đặc sản, được nhiều người tìm mua để thưởng thức.

Im lặng của những tổn thương

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:15
Im lặng là cách nhanh nhất đẩy bạn xuống hố đen. Im lặng với cái xấu là đồng tình với cái xấu.

Loại quả được mệnh danh “nhân sâm trong vườn” ăn đúng cách khác gì thuốc bổ

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:00
Là loại thân dây leo được trồng phổ biến ở các vùng quê mướp được mệnh danh là "nhân sâm" của người nghèo bởi vừa bổ dưỡng vừa rất ngon.