6 ngành 'gánh' nợ xấu lớn nhất

6 ngành 'gánh' nợ xấu lớn nhất

Thứ 2, 22/07/2013 | 09:47
0
Báo cáo vừa công bố của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC) cho thấy, những ngành có hiệu suất sinh lời thấp và tình hình tài chính xấu cũng là những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu "vênh" so với thực tế?!

Theo UBGSTC, những ngành có hiệu suất sinh lời thấp và tình hình tài chính xấu cũng là những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Số liệu nợ xấu của 6 ngành được uỷ ban cập nhật cho thấy, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lên tới 21,15% trong khi thấp nhất tại ngành vận tải kho bãi cũng xấp xỉ 9,5%. Tỷ lệ nợ xấu của 6 ngành này cao gấp 2-5 lần so với tỷ lệ nợ xấu bình quân theo báo cáo của các tổ chức tín dụng.

Điều đáng quan ngại, chỉ có ngành vận tải kho bãi có tỷ lệ nợ xấu giảm, các ngành còn lại như xây dựng, bất động sản hay chế biến đều có tỷ lệ nợ xấu, thậm chí còn tăng hoặc chỉ giảm không đáng kể trong thời gian vừa qua. Con số lo ngại cho thấy, trong lúc dư nợ của 6 ngành tính đến 30/4/2013 chiếm 66,69% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng, nợ xấu chiếm tới 81,53% nợ xấu của toàn hệ thống. Dù rằng, tỷ trọng tín dụng của 6 ngành giảm 1,1 điểm phần trăm so với tổng dư nợ các tổ chức tín dụng trong 4 tháng đầu năm 2013.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, con số nợ xấu trên đây chưa hẳn là con số chuẩn xác và phản ánh đúng thực tế. Đối với riêng thị trường bất động sản, UBGSTC cũng nhận định, diễn biến nợ xấu của ngành này phản ánh không đúng với biến động của thị trường bất động sản. Cho đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu của bất động sản thuộc nhóm cao nhất với con số 11,4%. Nhìn vào thực tế biến động của thị trường và bối cảnh thị trường đóng băng kéo dài, UBGSTC nhận định, nợ xấu bất động sản có thể phải tăng cao hơn. Nguyên nhân do chế độ báo cáo và hạch toán của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập, ngoài ra số liệu có ảnh hưởng bởi Quyết định 780 của Ngân hàng Nhà nước (về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ).

Bất động sản - 6 ngành 'gánh' nợ xấu lớn nhất

Bất động sản là một trong 6 ngành nợ xấu lớn nhất. (Ảnh minh họa).

UBGSTC cho rằng, trong giai đoạn 2010-2012, nhiều khoản mục mang bản chất tín dụng không được các tổ chức tín dụng hạch toán đúng và đầy đủ. Đây cũng có thể là các khoản tín dụng có rủi ro cao như cho vay bất động sản, chứng khoán nhưng lại được hạch toán dưới hình thức trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư hay nợ phải thu. Trước thực tế này, UBGSTC đã tiến hành ứng dụng phương pháp đánh giá lại các khoản mục  kể từ năm 2011 đến nay. Kết quả là, dư nợ và nợ xấu bất động sản thực chất cao hơn nhiều so với báo cáo của các tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ xấu chiếm tới 33-35% dư nợ bất động sản đánh giá lại.

Trao đổi với PV, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định: "Chỉ tính riêng lĩnh vực bất động sản, dư nợ và nợ xấu thực tế là bao nhiêu trong tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng còn là một ẩn số. Căn cứ trên cách tính của UBGSTC, con số nợ xấu công bố vênh hơn so với thực tế". Ông Thành cũng cho rằng, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục trong năm nay sẽ tiếp tục là thách thức đối với chương trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể, sự giảm giá của thị trường này sẽ là một trong những rào cản lớn đối với quá trình xử lý nợ xấu.

Doanh nghiệp không "trụ" được phải cho phá sản

Trao đổi với PV, ông Vũ Vĩnh Phú - nguyên phó giám đốc Sở Công thương (Hà Nội) cho rằng: "Nợ xấu theo công bố của Nhà nước là khoảng 54% GDP. Tuy nhiên có chuyên gia nói rằng, khoản nợ xấu này cộng với nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước thì con số còn lớn hơn. Nợ xấu lớn nhất hiện nay nằm ở khâu ngân hàng và bất động sản. Thực tế hiện nay, các công trình xây dựng dở dang không giải quyết được, bỏ hoang rất nhiều... Phải rất lâu nữa (khoảng 10 năm nữa-PV) chúng ta mới có thể giải quyết được những tồn kho bất động sản, các khu công nghiệp như hiện nay".

"Hiện nay, ranh giới giữa nợ xấu và không nợ xấu, giải quyết nợ xấu như thế nào theo tôi vẫn chưa thật minh bạch. Ngay cả những đại biểu Quốc hội cũng từng phát biểu là khó lòng mà hình dung bức tranh nợ xấu hiện nay", ông Phú nói.

Báo cáo vừa công bố của UBGSTC cho thấy, rủi ro chéo giữa khu vực doanh nghiệp phi tài chính và các tổ chức tín dụng là điều khó tránh khỏi. Nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng nào càng mạnh, trước đây càng cho vay nhiều thì giờ vướng nợ xấu càng cao. Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nợ xấu có thể còn cao hơn nhiều những gì các ngân hàng đang công bố. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên không khai trung thực?

Nhận định về thực trạng 6 ngành "gánh" nợ xấu lớn nhất hiện nay, ông Lê Xuân Nghĩa - nguyên phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, việc nợ xấu tăng nhanh không nên đổ lỗi tất cả cho ngân hàng. Theo ông, các doanh nghiệp không thể trụ nổi trong tình hình hiện nay nên mới để nợ xấu nhiều thêm. Kinh tế không phục hồi ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Để càng lâu thì kinh tế càng đình đốn, doanh nghiệp càng sa sút, nợ xấu càng tăng lên. Sắp tới, nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ còn nhanh hơn những năm trước.

Để giải quyết "cục máu đông"- nợ xấu, ông Vũ Vĩnh Phú thẳng thắn nêu quan điểm: "Theo tôi, trách nhiệm giải quyết nợ xấu trước nhất thuộc về người "nhạc trưởng" đứng đầu Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành... Tiếp đến là bản thân các doanh nghiệp phải tự cố gắng lên chứ không nên bị động, mong chờ những giải pháp cứu trợ. Nếu doanh nghiệp không đủ sức thì phải cho phá sản chứ không cần cứu trợ nữa (ngay cả giải pháp giải ngân 30.000 tỷ cứu thị trường bất động sản khiến các chuyên gia quan ngại thừa nhà ở xã hội-PV).  Lâu nay, chúng ta vẫn sử dụng cụm từ "lỗi tập thể" không ai chịu trách nhiệm. Theo tôi, phải quy rõ trách nhiệm cá nhân để xử lý cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có tình trạng "bỏ túi" cá nhân".        

N.Giang

Nợ xấu bất động sản được… làm đẹp

Thứ 3, 16/07/2013 | 09:56
Dư nợ và nợ xấu của bất động sản thực tế là bao nhiêu trong tổng dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng, theo đó sẽ là một ẩn số.

Khoảng 1/4 tổ chức tín dụng có nợ xấu trên 3%

Chủ nhật, 23/06/2013 | 08:05
Hôm 20/6, chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa đã công bố con số nợ xấu toàn ngành ngân hàng tính đến ngày 31/5 là 4,65%.

Mỗi tháng, nợ xấu tăng thêm 3,94%

Thứ 3, 11/06/2013 | 16:35
Đại diện NHNN cho biết, tốc độ tăng nợ xấu đã được kiềm chế song tỷ lệ nợ xấu trong tổng số dư nợ tín dụng liên tục tăng, do dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm.

Nợ xấu của Agribank: Gần 28 nghìn tỷ đồng!

Thứ 6, 25/01/2013 | 11:07
Mặc dù đạt mục tiêu đề ra trong năm 2012 là nợ xấu dưới 6% nhưng tính đến 31/12/2013, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng này đang là 27.800 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Siết phân lô, bán nền, “sốt” đất ảo liệu có còn?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia, cấm phân lô bán nền ở các đô thị sẽ giúp giảm hiện tượng đầu cơ đất nền, đồng thời tránh được trường hợp đất bỏ hoang.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.

Giá bật tăng, thị trường cho thuê căn hộ chung cư Hà Nội “nóng” trở lại

Thứ 4, 15/05/2024 | 11:15
Chung cư cho thuê tại Hà Nội thời gian qua tăng giá mạnh. Xu hướng nhà đầu tư mua chung cư sau đó cho thuê lại để bảo toàn dòng tiền đang trở lại.

Trái chiều với Hà Nội, thị trường căn hộ ở Tp.HCM sôi động hơn

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Trong khi thanh khoản của thị trường căn hộ chung cư ở Hà Nội đang có dấu hiệu chậm lại, phân khúc này ở Tp.HCM lại nhộn nhịp hơn khi nhu cầu mua bán gia tăng.
     
Nổi bật trong ngày

SJC đảo chiều tăng, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 18:22
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao do đồng USD suy yếu. Trong nước, SJC bật tăng trở lại trước phiên đấu thầu, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi?

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Theo HoREA, giai đoạn khó khăn nhất đã đi qua và nếu có thêm nhiều “đòn bẩy”, thị trường bất động sản sẽ bình thường trở lại trong năm 2025.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:00
4 tháng đầu năm, Campuchia là khách hàng lớn nhất nhập khẩu phân bón của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Vì sao bất động sản thổ cư tăng trưởng ấn tượng?

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:00
Không khó hiểu khi đất thổcư nhận được sự quan tâm nhiều của người tiêu dùng năm 2024. Tư duy“tấc đất tấc vàng” cùng lượng các nhà đầutư có sẵn tiền đi gom hàng sẽ đẩy phân khúc này tăng trưởng.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.