5 vấn đề cần tập trung để phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam bộ

5 vấn đề cần tập trung để phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam bộ

Thứ 4, 19/04/2023 | 11:15
0
Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam bộ, được tổ chức tại tỉnh Bình Dương ngày 18/4.

Hội nghị do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức. Hội nghị có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra, còn có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo các Bộ, ngành và các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ (Tp.HCM, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước) và một số trường ĐH trong vùng.

Giáo dục - 5 vấn đề cần tập trung để phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam bộ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo tại hội nghị.

Nhiều địa phương thiếu giáo viên, cơ sở vật chất

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, vùng Đông Nam bộ là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Tuy nhiên, giáo dục của vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như: tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp; tình trạng quá tải tại các trường học, cơ sở đào tạo; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh tại địa bàn tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều hạn chế…

Bộ GD&ĐT mong muốn sẽ cùng với các địa phương thảo luận, nhận diện bức tranh giáo dục vùng Đông Nam bộ hiện nay; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đã làm được trong thời gian qua.

Trên cơ sở đó, cùng nhau đề ra các giải pháp để phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM, thời gian tới, Thành phố này đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong giáo dục, tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo phát huy hiệu quả trường chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế. 

Về đội ngũ giáo viên, Tp.HCM sẽ xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, hợp lý và đồng bộ về cơ cấu đội ngũ, đạt chuẩn nghề nghiệp.

Thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng giáo viên…

Để phát triển giáo dục tại tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề cập tới 5 giải pháp của địa phương này gồm: Thực hiện quy hoạch, định hướng, dự báo phát triển giáo dục và đào tạo đảm bảo bao quát, phù hợp với thực tiễn và khả thi; đảm bảo quy hoạch quỹ đất cho phát triển giáo dục và đào tạo; thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; tăng cường thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

Giáo dục - 5 vấn đề cần tập trung để phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam bộ (Hình 2).

Đại diện các địa phương tham dự hội nghị.

Đặc biệt tại tỉnh Đồng Nai, không thực hiện tinh giản biên chế ngành giáo dục. Đặc biệt đối với các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp nhằm đảm bảo đội ngũ đáp ứng nhu cầu học sinh tăng hàng năm rất cao.

Trao đổi về một số vấn đề đang đặt ra với giáo dục tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước cho biết: Vấn đề của giáo dục Bình Phước hiện nay là thiếu cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị; thiếu giáo viên, còn nhiều giáo viên chưa đạt chuẩn, chưa cân đối về cơ cấu; chưa nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư để phát triển giáo dục ngoài công lập; chưa có trường đại học đóng trên địa bàn; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng gặp khó khăn…

Tại hội nghị, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, vùng Đông Nam bộ cần chú trọng giải pháp về công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của các ngành, các cấp về tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển toàn diện con người Việt Nam thích ứng với thời đại và hội nhập quốc tế…

5 vấn đề cần tập trung để phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh 5 vấn đề cấn tập trung để phát triển giáo dục và đào tạo.

Theo đó, cần có triết lý mới, nhận thức mới về đầu tư cho giáo dục, chính sách đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phương thức dạy và học… trên cơ sở khoa học, dân chủ, tiếp thu kinh nghiệm của thế giới, phù hợp với thực tiễn của đất nước.

Ngành giáo dục phải quy hoạch mạng lưới hệ thống giáo dục các cấp trên cơ sở quy hoạch quốc gia, vùng, địa phương, có đủ không gian giảng dạy dạy kiến thức văn hoá, thể dục thể thao, đào tạo nghề… nhằm phát triển toàn diện năng lực, kỹ năng của học sinh; định hướng nghề nghiệp phù hợp; góp phần phát hiện và đào tạo nhân tài.

Về phát triển đội ngũ giáo viên, Phó Thủ tướng cho rằng cần "đi trước một bước "trong đổi mới nội dung, mục tiêu, phương pháp đào tạo, cập nhật kiến thức, để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Về vấn đề chính sách xã hội hoá giáo dục, Phó Thủ tướng nêu quan điểm, Nhà nước chỉ đầu tư, quản lý những gì cần quản lý, đồng thời mở ra không gian sáng tạo, đổi mới chính sách để thu hút, huy động các nguồn lực xã hội vào lĩnh vực giáo dục. Chính sách cho giáo dục không phân biệt công lập và tư nhân.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu liên thông trong hệ thống giáo dục, dạy nghề (trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng lên đến đại học, sau đại học) để khuyến khích học tập suốt đời, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trong thế giới kết nối, chia sẻ, ngành giáo dục phải phát huy nội lực, chú trọng thu hút các nhà khoa học, nhân tài là người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài.

Đồng thời, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy ngoại ngữ.  Đây là "giấy thông hành", "hành trang" để lao động Việt Nam hội nhập ra thế giới.

Giáo dục - 5 vấn đề cần tập trung để phát triển GD&ĐT vùng Đông Nam bộ (Hình 3).

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Đông Nam bộ là  khu vực có nhu cầu học tập lớn, nhu cầu học tập với chất lượng bậc cao.

Đây là khu vực bao gồm cả những nấc thang cao nhất của giáo dục, cả những phần thấp nhất của giáo dục. Ở đây vẫn còn tỷ lệ người mù chữ, vẫn còn lớp học tình thương dành cho con em người lao động không có chỗ học.

“Chúng ta cần tạo một lớp thị dân mới, những con người ở các đô thị với lối sống kỷ cương, tuân thủ pháp luật, những công dân số và biết sống văn minh trong môi trường đô thị. Cần phải giáo dục họ ngay từ trong quá trình chuyển từ nông thôn thành đô thị…”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Đối với vấn đề nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý, cần làm tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018, gốc của chất lượng nhân lực không đâu khác phải bắt đầu từ phổ thông.

“Việc này các tỉnh đang làm tốt, cần cố gắng làm thật tốt hơn nữa. Trong vấn đề nhân lực của miền Đông thì nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ phải đặt thành hướng ưu tiên trọng tâm”.

Nguyễn Lành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng tổ công tác sân bay Long Thành

Thứ 3, 18/04/2023 | 15:55
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1.

Đồng Nai: Giáo dục học sinh về phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội

Thứ 5, 13/04/2023 | 09:28
Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống ma túy cho hơn 2.000 học sinh .

[E] Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Không có một sản phẩm của sự đổi mới nào có thể ra đời dễ dàng

Thứ 2, 23/01/2023 | 08:32
Sau 2 năm đại dịch, 17 triệu học sinh trên cả nước đã được quay trở lại trường học, tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018 và có những kết quả bước đầu.
Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh vào 10: Nóng tỉ lệ “chọi”

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:26
Cuộc đua giành “suất” vào lớp 10 ở các trường THPT công lập tại những đô thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM... chưa bao giờ bớt nóng.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Huyện nghèo xây trường học tiền tỷ rồi bỏ hoang vì không có học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:59
Việc một số điểm trường có vốn đầu tư hàng tỷ đồng, xây dựng xong rồi bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng đã gây lãng phí ngân sách Nhà nước, khiến dư luận bức xúc.

Nhà khoa học là trụ cột xây dựng đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:06
Đại học Quốc gia Hà Nội chú trọng ưu tiên nguồn lực để triển khai các chương trình, đề tài KH&CN trọng điểm quốc gia trong thời gian tới.
     
Nổi bật trong ngày

Chứng chỉ ngoại ngữ: Ngành đặc thù có cần xét tuyển tiếng Anh?

Thứ 5, 16/05/2024 | 07:00
Theo chuyên gia chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là tiêu chí phụ, việc biến nó trở thành phương thức xét tuyển sẽ dễ dẫn đến lãng phí nguồn lực xã hội.

Bình Thuận chi hơn 215 tỷ đồng để hỗ trợ học phí cho học sinh

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:54
Việc hỗ trợ học phí cho học sinh năm học 2023 - 2024, giải quyết nguyện vọng chính đáng cho phụ huynh học sinh các hộ gia đình khó khăn.

Cần "năng động" trong hoạt động đào tạo đội ngũ nhà giáo

Thứ 4, 15/05/2024 | 17:05
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh Đại học Sư phạm Hà Nội cần điều chỉnh góc nhìn, nhận diện vị trí, vai trò, qua đó xác định sứ mệnh, trách nhiệm với ngành.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Tích hợp giáo dục vì môi trường trong giảng dạy sư phạm mầm non

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Cùng với đó, Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng đến tất cả các trẻ em.