5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 30%

5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 30%

Thứ 7, 10/06/2023 | 06:00
0
Trong 5 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm

Báo Công Thương dẫn số liệu từ thông cáo báo chí của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam vừa công bố cho thấy, sau nhiều năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong 5 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,7 tỷ USD, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, sản phẩm gỗ chế biến sâu, thuộc mã HS 94, giảm tới 38%. Hiện nay, chỉ còn một số mặt hàng thuộc nhóm HS 44 còn tăng trưởng dương.

Kinh tế - 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 30%

Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ 5 tháng đầu năm nay giảm gần 30%. Ảnh minh họa: BĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Về các mặt hàng cụ thể, 4 tháng đầu năm 2023, trong khi mặt hàng gỗ dán được sản xuất từ gỗ cứng chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm mạnh do chịu tác động của cuộc điều tra do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiến hành từ giữa năm 2021 về chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp, thì sản phẩm gỗ dán sử dụng trong xây dựng (gỗ dán phủ film) xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU lại tăng.

Bốn tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng ván sợi sang thị trường Ấn Độ đạt 21,19 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 (7,6 triệu USD). Ván sợi hiện chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Ấn Độ.

Với mặt hàng ván bóc, xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm đạt 69,4 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này như Trung Quốc (57,2 triệu USD), Campuchia (3,4 triệu USD) đều tăng lần lượt 1% và 20% so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, xuất khẩu ván bóc sang thị trường Ấn Độ cũng tăng mạnh từ 284,5 ngàn USD trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 3,1 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2023.

Cũng theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, mặc dù giá xuất khẩu dăm gỗ giảm rất mạnh so với cuối năm 2022, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ trong 4 tháng năm 2023 đạt trên 4,1 triệu tấn, với trị giá 704,4 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chính tiêu thụ dăm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 70%.

Xuất khẩu viên nén 4 tháng đầu năm đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch 213,04 triệu USD, giảm 22% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt giá xuất khẩu viên nén đã giảm rất mạnh.

Trao đổi với báo Nhân Dân, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), cho biết, sức mua trên toàn cầu giảm mạnh khiến kinh tế thế giới đối mặt với những khó khăn, thách thức, dẫn đến số các đơn hàng của ngành gỗ giảm. Đây là thực tế rất khó khăn đối với ngành gỗ. Hiện tại, những doanh nghiệp có đơn hàng thì chủ yếu là những đơn hàng nhỏ và chỉ nhận được các đơn hàng tới tháng 6/2023. Hằng năm, đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã có đơn hàng đồ gỗ ngoài trời và đang chuẩn bị nguyên liệu cho các tháng tiếp theo xuất đi châu Âu để vào mùa hè nhà nhập khẩu bán ra, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn chưa có đơn hàng.

Chia sẻ với báo Thanh Niên về khó khăn hiện tại, đại diện Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Leglor (Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) cho biết chỉ còn hoạt động cầm chừng, đã cho công nhân nghỉ bớt. Thiếu đơn hàng và giờ là thiếu vốn khiến công ty càng khó xoay xở.

Theo vị này, thông thường với ngành gỗ, đối tác nước ngoài sẽ đặt đơn hàng trước hơn 1 năm. Vì vậy, đơn hàng của năm 2023 từ cuối năm vừa qua mà không có thì đến nay rất khó để có. Doanh thu của công ty cả năm nay sẽ chỉ còn khoảng 20 - 30% so với năm 2022. Để có thể tìm được đơn hàng cho năm sau thì sắp tới công ty phải tham gia hội chợ ngành đồ gỗ sẽ diễn ra vào cuối tháng 8. Từ nay đến đó sẽ phải chuẩn bị làm hàng mẫu để giới thiệu, chào hàng với các đối tác… nhưng tình hình khá khó khăn, đặc biệt thiếu vốn do công ty chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng nên chưa biết sẽ thực hiện như thế nào, còn tìm kiếm thêm khách hàng mới ngay là "không thể nào". Bởi, tình hình tiêu thụ chung trên toàn thế giới đều giảm, nhất là các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, châu Âu.

"Hơn nữa, các đối tác lớn từ trước đến nay như Tập đoàn IKEA, Carrefour, Walmart… đều đặt hàng khắp nơi và không chỉ tiêu thụ tại Mỹ, châu Âu mà từ đó còn bán hàng đến hàng loạt quốc gia khác. Vì vậy, dù doanh nghiệp có tìm kiếm ở các quốc gia khu vực Trung Đông, Nam Mỹ… thì cũng không dễ có được khách hàng mới", vị này nói.

Kỳ vọng phục hồi

Theo đánh giá của Chi hội Viên nén gỗ Việt Nam, dự kiến trong tháng 6 và tháng 7 tới nhu cầu viên nén tại thị trường Hàn Quốc sẽ tăng trở lại với lượng tiêu thụ là 100.000 tấn/tháng. Trong khi đó tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt đã ký được các hợp đồng dài hạn 2 - 3 năm cung cấp viên nén cho thị trường này.

Có thể thấy, hai thị trường nhập khẩu lớn viên nén của Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 98% tổng lượng đã và đang có tín hiệu tốt.

Thị trường EU dường như đã dần ổn định sau cơn sốt các nguồn cung ứng năng lượng, bao gồm cả nhiên liệu sinh khối. Tuy nhiên, với những cam kết giảm mạnh phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng sinh học, dự báo xuất khẩu viên nén sẽ phục hồi cả về giá cả và khối lượng từ những tháng cuối năm 2023.

Thông tin trên báo Công Thương, mặc dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, chủ yếu do các tác động từ bên ngoài, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kỳ vọng, với vị thế hiện có trong thương mại gỗ toàn cầu, cùng với năng lực cạnh tranh đã được thử thách và đội ngũ doanh nhân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm thương trường, doanh nghiệp gỗ Việt sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng khi thị trường gỗ toàn cầu phục hồi.

Để trợ lực cho doanh nghiệp ngành gỗ lúc này, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, đề nghị, các Bộ, ngành chức năng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá về các hội chợ đồ gỗ quốc tế tại Việt Nam; cung cấp các thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hội chợ đồ gỗ quốc tế.

Đồng thời, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành gỗ trong việc mở công ty, văn phòng đại diện, cửa hàng ở các thị trường tiềm năng. Đây là nền tảng cơ bản cho việc phát triển thị trường.

Theo báo Nhân Dân, đối với vấn đề phòng vệ thương mại, hiện ngành gỗ đang đối diện với hai vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới mặt hàng gỗ dán và tủ bếp do Mỹ khởi xướng điều tra, vụ việc đã kéo dài, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, các cơ quan ngoại giao trao đổi với Bộ Thương Mại Mỹ đề nghị giải quyết vụ việc đúng tiến trình, thời gian đã ấn định.

Đối với vụ việc điều tra mặt hàng gỗ dán đã gia hạn ra quyết định tới lần thứ 7 và kéo dài đã ba năm, tác động nghiêm trọng tới các doanh nghiệp gỗ dán Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng, các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển dịch sang các thị trường khác mua hàng.

Cùng với đó, các doanh nghiệp ngành gỗ cần có các thông tin cảnh báo sớm, các thông tin thị trường để định hướng cho các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu các tranh chấp thương mại xảy ra. Đồng thời, hỗ trợ về mặt truyền thông cho các doanh nghiệp, hướng tới mặt hàng có thế mạnh, doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất ở các thị trường chủ lực.

Về phía Hiệp hội, sẽ gửi thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp có năng lực để tham tán thương mại ở các nước, quảng bá và truyền thông.

Để có thể hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp gỗ, các cơ quan đại diện và các bộ, ngành đề nghị, trước mắt các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu để đáp ứng đúng nhu cầu của từng thị trường, xây dựng quan hệ sâu với khách hàng, đầu tư xây dựng thương hiệu; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp để bảo đảm quy mô và tính ổn định của chuỗi cung ứng; có chiến lược bài bản, chuyên nghiệp trong quảng bá, phát triển thị trường.

Về dài hạn, cần tập trung đầu tư, đổi mới về công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của các thị trường, chuẩn bị kỹ hồ sơ pháp lý để hạn chế các rủi ro về tranh chấp, phòng vệ thương mại, bảo đảm nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, mã số vùng trồng hợp pháp...

Theo BĐT Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 2023, ngành gỗ và lâm sản đặt mục tiêu kim ngạch giá trị xuất khẩu đạt 17,5 tỷ USD. Đây là con số không có nhiều biến động so với kết quả đạt được trong năm 2022 với 17,1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh năm 2023 với nhiều điều kiện ngày càng khó khăn hơn, để đạt được con số trên không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi ngành hàng gỗ và lâm sản phải có rất nhiều nỗ lực, quyết tâm, kiên trì, vượt khó, luôn luôn đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, để tìm ra được “ánh sáng” trong những lúc “tối tăm”.

Minh Hoa (t/h)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành phối hợp gỡ khó cho BĐS

Thứ 7, 27/05/2023 | 20:10
Thủ tướng nhấn mạnh các Bộ, ngành đều có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan để đề xuất xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS.

Ngành gỗ phải xác định “ra biển lớn sẽ gặp sóng lớn"

Thứ 2, 22/05/2023 | 20:44
Bên cạnh việc đảm bảo quy mô, nguồn cung ứng, doanh nghiệp cần đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu, chọn lựa ra những gì phù hợp nhất để thâm nhập vào thị trường EU.

Một doanh nghiệp ngành gỗ “ôm” lỗ luỹ kế hơn 3.000 tỷ đồng

Thứ 2, 08/05/2023 | 15:39
Quý đầu năm 2023, Gỗ Trường Thành ghi nhận doanh thu đạt 331 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1,8 tỷ đồng; hoàn thành 15% kế hoạch doanh thu đề ra trước đó.

Một doanh nghiệp ngành gỗ bị chi phí bào mòn tới 70% lợi nhuận

Thứ 4, 26/04/2023 | 16:04
Theo Gỗ An Cường, lợi nhuận của công ty giảm mạnh chủ yếu do tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến phức tạp, người tiêu dùng thận trọng trong chi tiêu.
Cùng chuyên mục

Vuốt tắt app trên iPhone là vô ích, chỉ thêm tốn pin

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:36
Trong tài liệu hỗ trợ được cập nhật gần đây, Apple nêu rất chi tiết về thời điểm người dùng cần đóng ứng dụng: “Bạn chỉ nên đóng một app nếu nó không phản hồi”.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Eximbank biến động thượng tầng

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:53
HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) của Eximbank có 7 thành viên, với Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Cảnh Anh.

Chủ tịch VietinBank: Chúng tôi tự tin về chất lượng tín dụng hiện nay

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:38
Theo ông Trần Minh Bình, mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản và nguồn vốn theo dự kiến 2024 là mức thấp nhất, VietinBank sẽ cố gắng thực hiện cao hơn.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.

Giá vàng 27/4: Vàng miếng SJC vượt 85 triệu đồng/lượng

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:05
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng nhẹ lên 2.338,4 USD/ounce, cao hơn hôm qua 7 USD. Trong nước, giá vàng miếng SJC đã vượt 85 triệu đồng/lượng.