10 sự kiện nổi bật của ngành công thương năm 2021

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 6, 31/12/2021 | 21:06
0
Bộ Công Thương mới công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2021 trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sản xuất công nghiệp vượt khó

Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhiều nhà máy phải tạm đóng cửa, sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài nhưng sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cao hơn mức tăng trưởng của năm trước, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng.

Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp và là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.

Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp 62,4% tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Bên cạnh đó, công nghiệp cũng là ngành có sức hấp dẫn lớn với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới vào Việt Nam đến ngày 20/12/2021 đạt 15,25 tỷ USD.

Đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt

Đợt dịch Covid lần thứ 4 bùng phát với tốc độ lây lan chưa từng có tại nhiều địa phương trong cả nước, gây ra nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và chuỗi sản xuất công nghiệp…

Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương đã kịp thời đánh giá đúng tình hình, sớm thành lập “Ban chỉ đạo tiền phương” tổ chức lực lượng cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các “Tổ công tác đặc biệt” để kịp thời hỗ trợ, duy trì sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.

Xử lý kịp thời các vướng mắc trong lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; giải tỏa kịp thời những ách tắc tại các cửa khẩu, bến cảng nhằm duy trì các hoạt động xuất nhập khẩu.

Kinh tế vĩ mô - 10 sự kiện nổi bật của ngành công thương năm 2021

Bộ Công Thương đã nỗ lực đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thông suốt trong đại dịch Covid-19 (Ảnh: Hữu Thắng).

Bên cạnh đó, Ngành cũng đã có nhiều đề xuất phù hợp, phát huy tác dụng tốt trong việc cùng các địa phương chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh (cả trong và ngoài vùng dịch).

Đề xuất tiêu chí, điều kiện và quy trình mở lại các cơ sở sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa trong điều kiện bình thường mới; ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động tại chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và các khu, cụm công nghiệp trong phạm vi cả nước…

Thương mại điện tử phát huy vai trò đột phá

Việt Nam hiện là quốc gia có tốc độ tăng trưởng khá nhanh về thị phần bán lẻ trực tuyến, thuộc top 3 của khu vực Đông Nam Á. Năm 2021, TMĐT Việt Nam đã ghi dấu mốc “lần đầu tiên” với một chuỗi các sự kiện, hoạt động đột phá cho doanh nghiệp Việt trong việc phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Lần đầu tiên, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là khu vực Tp.HCM, các tỉnh/thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, mua sắm hàng hoá qua TMĐT đã trở thành một phương thức phân phối chủ yếu, an toàn, phát huy hiệu quả ngay lập tức, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông, bảo đảm nguồn cung ứng hàng hoá cho các chợ đầu mối, siêu thị, phục vụ cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm của người dân.

Lần đầu tiên, hàng chục loại nông sản, trái cây vùng miền được tổ chức phân phối trên TMĐT thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến quốc gia” và qua các Sàn TMĐT.

Lần đầu tiên, “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” - nơi tập hợp các sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam được tổ chức, xây dựng trên sàn thương mại điện tử JD.com.

Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng là gian hàng quốc gia đầu tiên của Việt Nam được mở trên nền tảng trực tuyến tại thị trường Trung Quốc nói riêng và trên sàn thương mại điện tử quốc tế nói chung do Cơ quan phía Việt Nam (Bộ Công Thương) chủ trì triển khai qua phương thức thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường số

Để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, Bộ Công Thương đã nhanh chóng chuyển đổi phương thức xúc tiến thương mại trên môi trường số.

Theo đó, Bộ đã trực tiếp triển khai hoặc hướng dẫn, phối hợp các địa phương tổ chức trên 1.000 hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến trên cả nước, hỗ trợ hàng triệu lượt doanh nghiệp thực hiện các phiên giao thương và XTTM trực tuyến.

Việc đẩy mạnh các hoạt động XTTM trên môi trường số (trực tuyến) đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ, rút ngắn khoảng cách và thời gian.

Đồng thời tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng, qua đó đóng góp vào thành tích xuất khẩu tích cực của cả nước trong 2 năm qua.

Kinh tế vĩ mô - 10 sự kiện nổi bật của ngành công thương năm 2021 (Hình 2).

Trong năm 2021, ngành công thương đã hỗ trợ giảm gần 17.000 tỷ đồng tiền điện cho khách hàng sử dụng điện (Ảnh: Phạm Tùng).

Gần 17.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm tiền điện

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại các thành phố lớn như Hà Nội,Tp.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phố phía Nam với quy mô lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ Công Thương đã kịp thời đề xuất và được Chính phủ chấp thuận, hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt Nam giảm giá điện, giảm tiền điện trong 5 đợt với số tiền gần 17.000 tỷ đồng cho các đối tượng.

Khai thác dầu khí về đích trước thời hạn 42 ngày

Với việc tăng cường áp dụng các giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ, các giải pháp nâng cao thu hồi dầu, khai thác dầu khí đã đạt sản lượng tối đa trong điều kiện an toàn kỹ thuật cho phép, tận dụng cơ hội thị trường trong giai đoạn giá dầu tăng, đóng góp cao nhất cho ngân sách nhà nước, với 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch năm 2021 và vượt 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất nhập khẩu vượt kỷ lục đạt gần 670 tỷ USD

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỷ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid 19.

Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2021 là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Kinh tế vĩ mô - 10 sự kiện nổi bật của ngành công thương năm 2021 (Hình 3).

Xuất nhập khẩu thiết lập kỷ lục mới là một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam 2021.

Phát huy hiệu quả thực thi các FTA

Đối với Hiệp định EVFTA, sau gần 1 năm rưỡi thực thi đã đem lại những kết quả rất khả quan, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại cả châu Âu và Việt Nam.

Trong năm 2021 thương mại hai chiều đạt 63,6 tỷ USD, tăng trưởng 14,8%, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 45,8 tỷ USD, tăng 14,2% còn EU xuất khẩu sang Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sử dụng C/O mẫu EUR.1 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của Liên minh châu Âu theo EVFTA.

Hiệp định UKVFTA thực thi kể từ đầu năm 2021, giúp cho quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Vương quốc Anh không bị đứt gãy trong bối cảnh Anh rời khỏi EU.

Hiệp định UKVFTA đã trải qua gần 1 năm thực thi với nhiều kết quả tích cực trong bối cảnh Covid-19 phức tạp. Năm 2021, thương mại 2 chiều đạt gần 6,6 tỷ USD và giá trị xuất nhập khẩu đều tăng 2 chữ số (xuất khẩu hàng hóa sang Anh tăng 15,4%, nhập khẩu tăng 24,1%).

Kể từ khi Hiệp định CPTTP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP tăng trưởng cao, như xuất khẩu năm 2021 sang Canada tăng 19,5%, sang Mexico tăng 46,1%...

Chiến lược phát triển thương mại trong nước lần đầu tiên được ban hành

Ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163 phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có một chiến lược tổng thể cho phát triển thị trường nội địa.

Chiến lược phát triển thương mại trong nước được xây dựng nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của đất nước, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế trong thời kỳ mới.

Công tác phòng vệ thương mại đạt kết quả nổi bật

Trong bối cảnh nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng, đặc biệt là tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ Công Thương đã chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại để thiết lập môi trường cạnh tranh công bằng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất trong nước.

Các biện pháp phòng vệ thương mại đã có tác động tích cực đến một số ngành đóng vai trò quan trọng như mía đường, sorbitol..., giúp bảo vệ việc làm cho nông dân, người lao động.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với các ngành sản xuất trong nước ứng phó với 208 vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của ta, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu.

[Info] Toàn cảnh kinh tế - xã hội năm 2021 qua những con số

Thứ 6, 31/12/2021 | 19:00
GDP cả năm 2021 đạt 2,58% - đánh dấu mức thấp nhất trong một thập kỷ. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch thì đây là một thành công lớn của kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại 10 sự kiện tiêu biểu trong năm 2021 của Tp.Hà Nội

Thứ 6, 31/12/2021 | 10:18
Trong 10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô năm 2021 vừa được công bố có việc hoàn thành và đưa vào sử dụng một số Dự án giao thông lớn.

10 sự kiện nổi bật ngành Tài chính năm 2021

Thứ 3, 28/12/2021 | 16:04
Năm 2021, Bộ Tài chính đã thành lập và quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19, triển khai hóa đơn điện tử, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam...
Cùng tác giả

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục, phân công cơ quan thực hiện xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Thủ tướng: Rút giấy phép DN mua bán vàng không có hóa đơn điện tử

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:02
Thủ tướng nêu rõ, đến ngày 15/6 tới đây, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.
Cùng chuyên mục

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Hiến kế đưa Cái Mép-Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:00
Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải là cụm cảng biển nước sâu thuộc thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), đóng vai trò cửa ngõ kết nối giao thương đường thủy quan trọng.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Tỉnh Bình Thuận đầu tư 84,548 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà tang lễ

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:35
Ngày 15/5, HĐND tỉnh Bình Thuận đã thông qua nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà tang lễ tỉnh Bình Thuận. Địa điểm thực hiện dự án tại xã Phong Nẫm (thành phố Phan Thiết).

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.
     
Nổi bật trong ngày

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.

Duyệt đầu tư dự án 300 tỷ đồng kè chống xâm thực, bảo vệ bờ biển ở Phú Quý

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:00
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tăng cường khả năng chắn sóng, chống xói lở, cải tạo cảnh quan, hoàn thiện tuyến kè dọc bờ biển ở huyện Phú Quý.

Chuyên gia năng lượng: Giá điện Việt Nam rẻ vì được trợ giá

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:33
Theo ông Hà Đăng Sơn, giá năng lượng của Việt Nam hiện nay là đang được trợ giá do chính sách an sinh xã hội và nhiều chính sách khác của Chính phủ.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của than Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, đạt 53.404 tấn, tương đương 12,43 triệu USD.

Giá vàng 16/5: Vàng tăng mạnh trước giờ đấu thầu

Thứ 5, 16/05/2024 | 09:30
Sáng 16/5, giá vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh trước phiên đấu thầu lần thứ 7. Theo đó, giá vàng miếng lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng.