Vì sao nếu có được

Vì sao nếu có được "trái tim" Sirte, Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ định đoạt phần thắng ở Libya?

Trương Mạnh Kiên
Thứ 2, 22/06/2020 | 20:00
1
Nằm ở khu vực bao quát “lưỡi liềm dầu mỏ” Libya, cảng Sirte đang được cho là trở thành mục tiêu được khao khát nhất của tất cả các bên từ Nga cho đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Quân sự - Vì sao nếu có được 'trái tim' Sirte, Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ định đoạt phần thắng ở Libya?

Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch hậu thuẫn GNA phản công LNA.

Những bước tiến của lực lượng Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Libya đã phải tạm dừng ở thành phố ven biển chiến lược Sirte khi sự tham gia của Nga trong cuộc xung đột được cho là ngày càng quyết đoán hơn.

Sau khi đẩy lui Quân đội Quốc gia Libya của tướng Khalifa Haftar ra khỏi khu vực Tripoli, liên quân Thổ Nhĩ Kỳ đã có ý định thuận đà phản công đối thủ. Tuy nhiên,  máy bay không người lái do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cung cấp cùng với cáo buộc cho rằng MiG-29 của Nga có mặt ở Libya đã cản trở mọi nỗ lực đánh chiếm Sirte của Ankara.

Sau khi LNA mất căn cứ al-Watiya trọng yếu vào tháng trước, lực lượng ủng hộ tướng Haftar đã lùi về căn cứ al-Jufra ở miền trung Libya, nơi được coi là lằn ranh đỏ mà Nga vẽ ra trước Thổ Nhĩ Kỳ.

LNA kiểm soát al-Jufra vào năm 2017, trong khi thành phố cảng chiến lược Sirte, cách khoảng 300 km về phía Bắc rơi vào tay lực lượng này từ tháng 6/2019.

Nếu như thông tin mà Mỹ tuyên bố về việc Nga đưa chiến đấu cơ đến Libya là đúng sự thật, thì bằng cách triển khai ít nhất 14 máy bay MiG-29 và Su-24 ở căn cứ al-Jufra, Moscow cho thấy nước này sẽ cố thủ tại đây. Nó cũng được coi là thông điệp gửi đến Thổ Nhĩ Kỳ và GNA rằng, Nga sẽ không dễ để Sirte thất thủ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, Nga phủ nhận mọi cáo buộc này.

Vì sao cảng Sirte quan trọng?

Hôm 14/6, ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Nga đã hoãn chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào phút cuối, đổi lại các liên lạc song phương được cho là sẽ tiếp tục ở cấp độ thấp hơn. Người Nga đã rút lui khỏi các cuộc đàm phán sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ đề nghị ngừng bắn của Ai Cập vốn được Nga ủng hộ.

Thay vào đó, Thổ Nhĩ Kỳ có ý định duy trì bước tiến quân sự nhằm đánh ngược lại LNA. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhắc đến cảng Sirte, căn cứ al-Jufra và các mỏ dầu lớn là mục tiêu tiếp theo của chiến dịch.

Nằm ở trung tâm dải bờ biển Libya, Sirte là cửa ngõ phía Tây vùng “lưỡi liềm dầu mỏ” của đất nước và là tuyến đường mà bằng mọi giá các bên đều phải kiểm soát để nắm giữ các cảng Sidra, Ras Lanuf, Marsa al-Brega và Zuwetina, nơi có 11 đường ống dẫn dầu và ba ống dẫn khí đến bờ biển Địa Trung Hải.

Chỉ cần chiếm được Sirte, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng chiếm giữ một đường bờ biển dài 350 km đến tận Benghazi, với rất nhiều đường ống, nhà máy lọc dầu, nhà ga và nhà kho. Việc tướng Haftar nắm giữ “lưỡi liềm dầu mỏ” - nơi có 60% trữ lượng hydrocarbon của Libya - đã giúp nhân vật này có đòn bẩy để làm suy yếu lực lượng Tripoli và Misrata.

Quân sự - Vì sao nếu có được 'trái tim' Sirte, Nga hoặc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ định đoạt phần thắng ở Libya? (Hình 2).

Cảng Sirte là cứ điểm chiến lược quan trọng nhất mà các bên xung đột đều khao khát nắm giữ.

Trước chiến tranh, 96% nguồn thu của Libya đến từ các sản phẩm dầu mỏ. Dự trữ của đất nước lên tới 48,3 tỷ thùng dầu và 1,5 nghìn tỷ mét khối khí đốt. Tuy nhiên, sản lượng dầu đã giảm xuống 90.000 thùng mỗi ngày từ con số 1,6 triệu thùng trong năm qua.

Về cơ bản, kiểm soát “lưỡi liềm dầu mỏ” là cách đảm bảo nằm trong tay dòng chảy của dầu mỏ, mang đến những tác động to lớn và Sirte được coi là chìa khóa để chiếm lấy khu vực.

Sau khi chiếm được al-Wishka vào ngày 6/6, các lực lượng của GNA đã tiến về  Sirte từ ba cánh, nhưng các cuộc không kích của LNA đã ngăn chặn bước tiến. Sự bế tắc đang trông chờ vào kết quả từ đàm phán Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng một bước đột phá dường như chưa thể có ngay cho đến khi hai nhà lãnh đạo Erdogan và Putin gặp nhau.

Toan tính Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm kiếm sự hiện diện quân sự lâu dài ở Libya, để mắt tới căn cứ không quân al-Watiya và một căn cứ hải quân ở Misrata. Một số quan điểm cho rằng, Ankara sẽ chấp nhận sự kiểm soát của Nga ở al-Jufra để đổi lấy cảng Sirte. Căn cứ không quân al-Qardabiya gần Sirte là một cơ sở khác mà Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang để mắt trong trường hợp Sirte thất thủ.

Về phần mình, Nga được cho là đã nhắm Sirte như một căn cứ hải quân, bên cạnh al-Jufra, để củng cố vị thế ở Địa Trung Hải sau khi có được căn cứ ở Tartus và Latakia ở Syria. Không ngạc nhiên, khi những suy tính như vậy đã gây ra báo động cho NATO, cảnh giác khi bị siết chặt ở sườn phía Nam. Tuy nhiên, nội bộ NATO lại không có quan điểm thống nhất về vấn đề này.

Pháp vốn không thích sự kiểm soát của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Sirte, nên đã bước vào vòng đấu mới. Sự xuất hiện của các máy bay chiến đấu Pháp trên bầu trời Libya được coi là tuyên bố của Paris về việc họ là một phần của trò chơi.

Một nguồn tin Libya cho hay, có vẻ như Pháp đã bắt tay với Nga chống lại Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga và người Pháp đều coi Sirte là cảng quan trọng; cả hai đều muốn sở hữu cảng này và căn cứ Al-Qardabiya.

Pháp được cho là đang tìm kiếm sự hỗ trợ trực tiếp của Mỹ để kiềm chế Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang kêu gọi Mỹ hợp tác tại Libya.

Đối với Mỹ, ưu tiên hàng đầu là cản trở Nga, nhưng đối với Pháp, nước này phải cản trở Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, Mỹ sẽ đi theo con đường ủng hộ Ankara.

Chừng nào Nga còn thắng thế, NATO sẽ còn suy yếu. Do đó, Mỹ được cho là sẽ ngăn chặn mối quan hệ đối tác Thổ Nhĩ Kỳ - Nga tại Libya nở rộ.

 

Đã đến lúc Nga-Iran quay lưng với Tổng thống Assad ở Syria?

Thứ 6, 19/06/2020 | 20:00
Trong lúc Iran và Nga đang phải đối mặt với khó khăn vì dịch bệnh, suy thoái kinh tế, giới quan sát đã đặt ra câu hỏi liệu họ có tiếp tục chia sẻ nguồn lực để hỗ trợ cho đồng minh Damascus hay không.
Cùng tác giả

Các nước trên thế giới áp dụng EPR ra sao?

Chủ nhật, 26/09/2021 | 06:00
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được áp dụng thành công từ cuối những năm 1980 tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức...

Vì sao các thương hiệu lớn đổ xô đi sản xuất... tiếng cười?

Thứ 3, 29/06/2021 | 16:22
Hài độc thoại trở thành phương thức quảng cáo mới để các công ty như JD.com, Meituan, Alibaba thu hút người tiêu dùng thế hệ Z.

Vụ chặn tàu khu trục: "Gậy nhỏ" của Anh khó đấu "chiến ý lớn" của Nga?

Chủ nhật, 27/06/2021 | 10:00
Hành động mạo hiểm của tàu HMS Defender với Nga được cho là đã có tính toán từ trước, nhưng cách tiếp cận của Anh bị coi là “miệng to nhưng gậy nhỏ”.

Thả bom chặn tàu khu trục: Nga "rắn" là có ý đồ, Anh hành động kỳ lạ?

Thứ 7, 26/06/2021 | 10:00
Nga đã hành động "rắn" hơn mức cần thiết khi tuyên bố thả bom chặn tàu khu trục Anh nhưng hành trình "nhạy cảm" của tàu HMS Defender cũng được cho là mạo hiểm.

Xe ô tô điện Mitsubishi giá chỉ 400 triệu đồng sắp đổ bộ thị trường Đông Nam Á

Thứ 6, 25/06/2021 | 16:39
Dựa vào những chính sách trợ giá và tối ưu chi phí sản xuất, Mitsubishi sẽ ra mắt mẫu xe điện cỡ nhỏ có giá khoảng 18.000 USD ở Đông Nam Á vào năm 2023.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.