Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu?

Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu?

Trần Danh Tuyên
Chủ nhật, 06/08/2017 | 08:57
0
Trường hợp mới đây của Linda W., một thiếu nữ người Đức 16 tuổi chạy trốn sang Iraq và được tìm thấy đã khiến chính quyền Berlin quan tâm hơn tới một vấn đề mới: Những cô gái trẻ được tuyển làm thành viên của những nhóm Hồi giáo cực đoan tại Đức.

Thực tế đáng sợ

Linda W. là 1 trong số 5 nữ giới người Đức được lực lượng quân đội Chính phủ Iraq tại thành phố Mosul phát hiện khi đang lẩn trốn trong một mạng lưới các đường hầm dưới lòng đất tại thành phố Mosul. Tại đây, những cô gái được trang bị vũ khí, thắt lưng đánh bom tự sát. Họ luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp trả các đợt tiến công của quân Chính phủ Iraq.

Thế giới - Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu?

Ngày càng nhiều nữ giới châu Âu đầu quân cho IS (Ảnh minh họa).

 

Trong vài năm trở lại đây, hơn 930 người hồi giáo đã đi từ Đức sang các quốc gia Trung Đông gồm Iraq và Syria để tham gia vào những nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan. Theo Văn phòng Liên bang Đức về Bảo vệ Hiến pháp, có 20% trong số trên là phụ nữ và 5% là trẻ vị thành niên. Bất ngờ hơn, trong số những người dưới 18 tuổi thì có một nửa là nữ giới, tờ BZ Berlin cho hay.

Trên tờ Sputnik phiên bản tiếng Đức, Tobias Meilicke, một nhà hoạt động xã hội chống bạo lực tại thành phố Kiel (Đức) đã nêu ra nguyên nhân khiến nhiều nữ giới muốn tham gia vào mạng lưới khủng bố ở Iraq và Syria. Theo anh, những nữ giới tìm đến con đường cực đoan là khi họ muốn tìm kiếm sự công nhận về giá trị của bản thân, cũng như tìm kiếm mục đích cuộc sống.

“Trong thế giới Hồi giáo, những người phụ nữ trẻ tuổi tìm kiếm sự công nhận, sự an toàn, một cộng đồng và trên tất cả là để có một mục đích cho cuộc sống”, Meilicke, hiện đang làm việc tại PRO vention, một tổ chức hoạt động nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, giải thích.

“Trẻ em gái và phụ nữ sẽ nhận được một mục tiêu, đó là đấu tranh cho những người Hồi giáo bị áp bức, chiến đấu vì những người anh em Hồi giáo của họ ở Trung Đông”, Meilicke tiếp tục.  Cũng theo tiết lộ của Meilicke, những cô gái đi theo con đường cực đoan ở các quốc gia Trung Đông thường là những người phải chịu những trải nghiệm tiêu cực ở Đức. Sau đó, họ tự thu mình lại. Ngoài ra, những người thuộc nhóm này thường lãng mạn hóa cuộc sống Hồi giáo và mong muốn được trải nghiệm cuộc sống ấy. Cụ thể, họ khao khát một đời sống hôn nhân có phần bảo thủ và được đóng vai trò của một người phụ nữ truyền thống, trái với những gì mà cuộc sống hiện đại ở Đức đang trao cho họ. Với lối suy nghĩ đó, những nữ giới này thường bị chỉ trích ở Đức.

Birgit Ebel là một giáo viên người Đức đã thành lập một tổ chức từ thiện nhằm ngăn chặn việc những cô gái trẻ bị tuyển dụng vào những nhóm cực đoan. Theo cô, các vấn đề về gia đình của “nạn nhân” thường là yếu tố giúp các nhóm khủng bố đạt được lợi thế khi tuyển người. Thêm vào đó, các cô gái này thường có những khái niệm rất lãng mạn về cuộc sống ở nơi gọi là “Nhà nước Hồi giáo”.

Giải mã nguyên nhân

“Với những cô gái trẻ, họ thường gia nhập các tổ chức cực đoan, khi bản thân rơi vào giai đoạn khủng hoảng, mất phương hướng. Họ thường lớn lên trong một gia đình không ổn định”, cô Ebel nói. “Cha mẹ của họ là những người quá khắt khe hoặc không quan tâm tới con cái, đôi khi có thể họ đang mắc phải một số loại bệnh nào đó. Nhiều trong số những trẻ em gái bị cực đoan hóa là con của những gia đình có cha mẹ ly hôn. Họ đi tìm kiếm một cộng đồng mới, một thứ gì đó mới, hay một gia đình mới”, Ebel nêu thêm.

Thế giới - Vì sao IS chiêu mộ nữ chiến binh từ châu Âu? (Hình 2).

Các tay súng Hồi giáo cực đoan IS. 

Ngoài ra, những phần tử Hồi giáo cực đoan còn tìm cách dụ dỗ những cô gái trẻ thông qua những nam thanh niên đẹp trai người Ả Rập hoặc Đức. Những người này sẽ nhắn tin trực tiếp cho các cô gái trên internet và mạng xã hội, sau đó lôi kéo họ tới Trung Đông để có một “cuộc sống mới”.

Ebel cho hay, trước khi bị cực đoan hóa, những cô gái trẻ người Đức thường có một số biểu hiện đặc trưng. Đây cũng chính là dấu hiệu giúp những phần tử khủng bố cực đoan có thể tìm thấy “đối tượng tiềm năng” và tuyển mộ cho tổ chức của mình.

“Nếu các cô gái đột ngột không muốn giao tiếp với bạn bè hay tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoặc đột ngột mặc những kiểu quần áo khác thường, nói những câu Hồi giáo, thì đó là lúc họ dễ trở thành mục tiêu của các phần tử cực đoan”, Ebel kết luận.

Hiện tại, giới chức Đức đang tìm cách hạn chế ở mức tối đa những vụ nữ giới bị tuyển mộ vào các nhóm Hồi giáo cực đoan. Chính quyền Berlin trong vài năm trở lại đây cũng đã thắt chặt các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa cực đoan ở trong nước, tuy nhiên, số vụ khủng bố vẫn tiếp tục gia tăng ở quốc gia châu Âu này.

Xem thêm: Lộ diện những đồng minh của Mỹ sợ hãi sức mạnh Hoa Kỳ

D.T

Chiến sự Syria: Nước cờ ‘trên cơ’ của ông Putin với Mỹ

Thứ 4, 02/08/2017 | 15:00
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký một đạo luật liên bang phê chuẩn thỏa thuận giữa Moscow và Damascus về việc triển khai Không quân Nga tới Syria trong vòng 49 năm tới. Đây được xem là một thắng lợi lớn của ông Putin.

Quân Chính phủ Syria và đồng minh thắng lớn ở Đông Raqqa

Thứ 2, 24/07/2017 | 10:40
Các lực lượng Chính phủ Syria và đồng minh đã chiếm lại lãnh thổ từ Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía Đông Nam thành trì Raqqa sau các cuộc không kích dữ dội.

Giám đốc CIA nói Nga-Mỹ không nên hợp tác ở Syria

Thứ 6, 21/07/2017 | 18:28
Đi ngược ý định của Tổng thống Trump, người đứng đầu cơ quan tình báo Mỹ không muốn Syria là nơi Moscow-Washington bắt tay.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

"Cá mập ma" với hình dáng kỳ dị được phát hiện ở Thái Lan

Thứ 4, 27/03/2024 | 05:57
Một loài cá mập với cái đầu đồ sộ, đôi mắt to và những chiếc vây giống như có lông vừa được phát hiện ở biển Andaman, ngoài khơi Thái Lan.

Câu chuyện “giảm thiểu rủi ro” của Đức và EU đối với Trung Quốc

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:52
Sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc chủ yếu là vấn đề của Đức, không phải vấn đề của châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Chính phủ “thân phương Tây” thất bại, Bulgaria nguy cơ phải bầu cử sớm

Thứ 4, 27/03/2024 | 06:00
Quá trình đàm phán chuyển giao quyền lực giữa 2 khối chính trị lớn nhất Bulgaria đã trở thành cuộc tranh cãi mang tính đảng phái về các vấn đề.