Tượng Phật có từ khi nào?

Tượng Phật có từ khi nào?

Thứ 7, 21/12/2013 | 09:15
0
Bất cứ ai thêu thùa tượng Phật hoặc tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên.rn

Căn cứ vào Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng (Đại chính tân tu Đại tạng Kinh, tập 16, tr. 790a), thì tượng Phật đã có ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Kinh văn nguyên tác rất dài, ở đây, chúng tôi chỉ xin được tóm lược nội dung qua một vài ý chính như sau: “Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sinh, trong mùa an cư cuối cùng, đức Phật liền nghĩ đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhân gian để lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe.

Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ đến Phật. Vì ông là một phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo.

Do tấm lòng nhớ nhung tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy ông phải gấp rút tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính ngưỡng của ông đối với đức Phật. Đồng thời, ông cũng muốn lưu lại hình bóng của đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.

Thiền++ - Tượng Phật có từ khi nào?

Ảnh minh họa

Sau khi nghĩ thế, nhà vua liền ra lệnh triệu tập các điêu khắc gia nổi tiếng trong nước để điêu khắc tạo hình tượng Phật để chiêm bái. Nhưng, lệnh truyền ra, mà không có ai dám đảm nhận trọng trách này. Vì họ nghĩ rằng, thân Phật tướng hảo quang minh, oai nghiêm cao quý, hình dung của Ngài siêu trần tuyệt thế, làm sao có thể tạc tượng chuyển tải được những đức tướng giống hệt Ngài được. Thật là một việc làm vô cùng khó khăn, nếu không khéo sẽ trở thành đắc trọng tội với đức Phật. Do nghĩ thế, mà không một người thợ điêu khắc nào dám nhận lãnh.

Lúc bấy giờ, có một vị Trời tên là Tỳ Thủ Yết Ma, biết được việc đó, liền biến hóa ra một người thợ mộc. Vị thợ mộc này liền đến trước mặt nhà vua tâu rằng: “Muôn tâu Đại vương, tôi là một thợ mộc khéo tay nghề, xin hết lòng vì nhà vua mà tạo tượng Phật. Việc làm của tôi, quyết không để cho nhà vua thất vọng. Vậy, cúi xin Đại vương chớ tìm người khác hãy để cho tôi đảm nhận trọng trách này”.

Nghe qua, nhà vua chấp thuận và ra lệnh phải thi hành ngay. Với bàn tay tuyệt xảo của vị trời này, chỉ trong vòng thời gian một ngày, thì tượng Phật đã được hoàn tất. Hình tượng Phật điêu khắc tuyệt đẹp, nhà vua rất ưng ý hài lòng. Nhà vua chiêm ngưỡng trầm trồ khen ngợi, phát hỷ tâm thanh tịnh, liền chứng Nhu thuận nhẫn. (Nhu thuận nhẫn nghĩa là tâm nhu, trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh, thì nhu thuận là một trong 3 pháp nhẫn: Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, và Vô sinh pháp nhẫn). Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, nhà vua vô cùng hoan hỷ mừng rỡ, bao nhiêu phiền muộn đều tiêu tan hết.

Về công đức tạo tượng, cũng theo kinh văn nói trên, đức Phật dạy rằng: “Bất cứ ai dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng chì, kẽm, vàng, bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên. Người đó sẽ được hình tướng đoan trang và sẽ tiêu trừ được những tội cực trọng”.

Qua đó cho chúng ta thấy rằng, người tạo nên tượng Phật hoặc người góp tịnh tài hỷ cúng vào công việc tạo tượng này, thì cả hai đều được phước đức rất lớn lao. Vì người Phật tử góp phần vào việc duy trì Tam Bảo để làm lợi lạc cho nhân sinh. Nhờ đó, mà Phật pháp mãi được lưu truyền rộng rãi và cũng nhờ đó mà mọi người mới nghĩ nhớ đến ân đức cao sâu rộng rãi bao la của đức Phật. Có tưởng niệm như thế, người Phật tử mới thiết tha nỗ lực hành trì và quyết lòng noi theo tấm gương hạnh nguyện từ bi vị tha cao cả của đức Phật mà gắng công tu hành để chóng được giác ngộ giải thoát.

Tóm lại, nhờ vua Ưu Đà Diên mà hôm nay, chúng ta mới có được những tượng Phật để tôn thờ. Dù điêu khắc hay tô đắp tạc tạo với bất cứ hình thức vật liệu nào, tất cả cũng nhằm một mục đích chung là mang lại một sắc thái thẩm mỹ để phát khởi tín tâm của những người hâm mộ sùng bái ở nơi đức Phật. Thế nên, các nhà điêu khắc tạo tượng cũng phải có một năng lực chuyên môn và một cảm quan sâu sắc, mới có thể thực hiện hoàn mỹ công việc này.

Đó là một phước đức rất lớn lao mà không phải ai cũng có thể tạo nên được.

Theo Thích Phước Thái

Tượng phật Chiêm Thành 'dụ' kẻ xấu sám hối?

Thứ 3, 17/12/2013 | 12:31
'Nhiều điều huyền bí của dòng tộc Chăm mà đến tôi là người Chăm chính gốc cũng chưa giải thích được kia mà, huống hồ gì là người ngoài', ông Kiều Dũng nói.

Hai quyến rũ lớn trong lịch sử tư tưởng Phật giáo

Thứ 7, 16/11/2013 | 14:28
Ban đầu đạo Bụt không hẳn là một tôn giáo mà là một nghệ thuật sống, một công phu thực tập giải thoát bằng trí tuệ.

‘Tượng Phật hoàng chứ không phải tượng trụ trì’

Thứ 5, 07/11/2013 | 20:33
Những ngày qua các trang mạng xã hội chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) “tự ý đổi tượng cổ thay bằng tượng chính mình”. Bên lề kỳ họp QH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, phó chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng ban Trị sự Thành hội Giáo hội Phật giáo TP.Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV về vấn đề này.

Ẩn ức người sáng tạo nên tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay

Thứ 4, 25/09/2013 | 15:02
Tương truyền, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một chàng trai trẻ làm mộc nổi tiếng xứ Bắc. Chúa Trịnh hay tin mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm.

Phút tuyệt mệnh dưới tượng Phật Quan Âm

Thứ 5, 12/09/2013 | 17:08
Đặng Ngọc Viết, nghi phạm bắn chết cán bộ Thái Bình, vào chùa xin bát cơm chay, sau đó tự sát dưới chân bức tượng Quan Âm.

Ánh sáng bí ẩn pho tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:38
Phải mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới thuyết phục được ông Đào Trọng Cường (chủ tịch HĐQT Công ty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt) cung cấp băng camera an ninh ghi hình được cảnh những quầng sáng kỳ lạ chuyển động trên bức tượng Phật ngọc khổng lồ mà ông đang tạo tác.

Tượng phật Chiêm Thành 'dụ' kẻ xấu sám hối?

Thứ 3, 17/12/2013 | 12:31
'Nhiều điều huyền bí của dòng tộc Chăm mà đến tôi là người Chăm chính gốc cũng chưa giải thích được kia mà, huống hồ gì là người ngoài', ông Kiều Dũng nói.

Hai quyến rũ lớn trong lịch sử tư tưởng Phật giáo

Thứ 7, 16/11/2013 | 14:28
Ban đầu đạo Bụt không hẳn là một tôn giáo mà là một nghệ thuật sống, một công phu thực tập giải thoát bằng trí tuệ.

‘Tượng Phật hoàng chứ không phải tượng trụ trì’

Thứ 5, 07/11/2013 | 20:33
Những ngày qua các trang mạng xã hội chia sẻ những clip và hình ảnh người dân tố cáo nhà sư trụ trì chùa Chân Long Tự (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) “tự ý đổi tượng cổ thay bằng tượng chính mình”. Bên lề kỳ họp QH, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, phó chủ tịch Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng ban Trị sự Thành hội Giáo hội Phật giáo TP.Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV về vấn đề này.

Ẩn ức người sáng tạo nên tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay

Thứ 4, 25/09/2013 | 15:02
Tương truyền, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, có một chàng trai trẻ làm mộc nổi tiếng xứ Bắc. Chúa Trịnh hay tin mời vào cung và giao nhiệm vụ tạo chiếc ngai vàng sao cho xứng tầm.

Phút tuyệt mệnh dưới tượng Phật Quan Âm

Thứ 5, 12/09/2013 | 17:08
Đặng Ngọc Viết, nghi phạm bắn chết cán bộ Thái Bình, vào chùa xin bát cơm chay, sau đó tự sát dưới chân bức tượng Quan Âm.

Ánh sáng bí ẩn pho tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:38
Phải mất khá nhiều thời gian, chúng tôi mới thuyết phục được ông Đào Trọng Cường (chủ tịch HĐQT Công ty đá quý nữ trang Thần Châu Ngọc Việt) cung cấp băng camera an ninh ghi hình được cảnh những quầng sáng kỳ lạ chuyển động trên bức tượng Phật ngọc khổng lồ mà ông đang tạo tác.