TP.HCM muốn tăng quyền cho hiệu trưởng: Cần giám sát chặt những

TP.HCM muốn tăng quyền cho hiệu trưởng: Cần giám sát chặt những "ông vua con"

Hà Công Luân
Thứ 2, 11/09/2017 | 19:00
2
GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu như TP.HCM muốn tăng quyền cho hiệu trưởng thì cần phải có thiết chế riêng để giám sát công việc của những "ông vua con".

Mới đây, TP.HCM đã xin Chính phủ một cơ chế đặc thù cho ngành Giáo dục, bao gồm 2 phần chính là xây dựng bộ SGK riêng và tăng quyền cho hiệu trưởng, các trường được tự chủ về tài chính và nhân sự. Việc này đã vấp phải nhiều băn khoăn của các chuyên gia giáo dục.

Trao đổi với PV, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Kiến nghị của TP.HCM phù hợp với tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là tăng quyền tự chủ cho các trường. Tuy nhiên, bộ GD&ĐT sẽ phải nghiên cứu xây dựng quy chế tự chủ, sao cho việc giao quyền quyết định cho hiệu trưởng không hạn chế quyền dân chủ của tập thể cán bộ, giáo viên trong trường. Ví dụ, phải có một thiết chế giám sát công việc của hiệu trưởng. Đó là hội đồng trường do tập thể nhà trường bầu ra. Hội đồng này có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng".

Xã hội - TP.HCM muốn tăng quyền cho hiệu trưởng: Cần giám sát chặt những 'ông vua con'

GS. Nguyễn Minh Thuyết. (Ảnh Công Luân).

Về đề xuất biên soạn sách giáo khoa riêng của TP.HCM, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho ý kiến: "Nghị quyết 88 của Quốc hội đã quy định: “Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông... Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của bộ GD&ĐT". Theo quy định này, Nhà nước không chỉ chấp thuận mà còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý giáo dục địa phương là sở GD&ĐT đứng ra biên soạn sách thì sẽ hạn chế quyền lựa chọn của các trường, bởi vì không có trường nào trong tỉnh, thành phố “dám” không dùng sách của Sở. Nếu cả 63 sở GD&ĐT theo gương nhau biên soạn sách giáo khoa riêng cho địa phương mình sẽ không tránh khỏi tình trạng cát cứ của “63 sứ quân”".

"Tôi không sợ việc có nhiều sách giáo khoa ảnh hưởng đến các kỳ thi chung. Bởi vì sách nào cũng phải phù hợp với chương trình của Bộ và khi thi, người ra đề, người chấm thi chỉ dựa theo chuẩn của chương trình, không dựa vào một bộ sách giáo khoa cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu để xảy ra tình trạng cát cứ, vườn nhà ai nhà nấy rào thì sẽ không còn có cuộc thi đua về chất lượng sách giáo khoa giữa các nhóm tác giả, các nhà xuất bản nữa. Các trường sẽ không có nhiều hơn một lựa chọn về sách giáo khoa để cho trường bộ sách giáo khoa phù hợp", ông Thuyết nói.

Đề xuất này của TP.HCM cũng khiến PGS. Văn Như Cương rất băn khoăn: "Tôi không hiểu tại sao, TP.HCM lại xin cơ chế đặc thù như vậy, còn các tỉnh khác thì sao? TP.HCM dựa vào lý do gì mà xin một cơ chế đặc thù về mọi mặt trong giáo dục? Nếu như TP.HCM xin được thì các địa phương khác cũng xin được. Như thế sẽ dẫn tới "loạn". Chúng ta đã có luật Giáo dục, không thể để một địa phương phá vỡ điều đó. Tôi không đồng ý với TP.HCM về việc làm bộ sách giáo khoa riêng. Cơ quan quản lý về giáo dục chỉ nên giữ vai trò kiểm định sách. Các trường phổ thông phải được quyền lựa chọn sách giáo khoa cho mình".

Xã hội - TP.HCM muốn tăng quyền cho hiệu trưởng: Cần giám sát chặt những 'ông vua con' (Hình 2).

PGS. Văn Như Cương.

"Có sự cạnh tranh về sách giáo khoa thì mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Nghĩa là không chỉ TP.HCM có thể làm sách giáo khoa riêng, các tổ chức học thuật, đơn vị phát hành tư nhân... cũng cần có quyền biên soạn sách giáo khoa. Khi đó, sự cạnh tranh về chất lượng sách giáo khoa, các trường mới thật sự có nhiều hơn một lựa chọn về bộ sách giáo khoa áp dụng cho mình.

Nếu chỉ ưu tiên cho TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù là không công bằng với các địa phương khác. Những học sinh, nguồn nhân lực tương lai được đào tạo trong môi trường giáo dục mới này đâu chỉ làm việc cho mỗi TP.HCM mà có thể cho nhiều địa phương khác", PGS. Văn Như Cương nhấn mạnh.

 

 

TP.HCM xin cơ chế riêng cho giáo dục sẽ tạo tiền lệ xấu?

Thứ 2, 11/09/2017 | 08:00
Theo ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc TP.HCM xin cơ chế riêng với ngành Giáo dục sẽ tạo tiền lệ xấu cho các địa phương khác trên cả nước.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

Thu hồi đăng ký tuyến với doanh nghiệp chạy dưới 70% tổng số chuyến trong tháng

Thứ 7, 20/04/2024 | 11:45
Doanh nghiệp, hợp tác xã bị thu hồi đăng ký khai thác tuyến đối với nốt (tài) đang khai thác khi trong một tháng thực hiện dưới 70% tổng số chuyến xe.

Có một nghề làm quá thời gian quy định sẽ bị phạt, đó là nghề gì?

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:48
Theo quy định, lái xe ôtô chỉ được làm việc theo một thời gian nhất định. Nếu làm việc vượt quá thời gian quy định sẽ bị xử phạt.

Bất cập về giá bồi thường đất khiến công tác GPMB gặp khó

Thứ 7, 20/04/2024 | 10:24
Thừa Thiên-Huế vừa có những ý kiến liên quan đến công tác giá bồi thường đất với Đoàn công tác Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Nhiều hoạt động tại “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc”

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:43
Lần đầu tiên TP Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức Chương trình “Biển đảo nơi Địa đầu Đông Bắc” năm 2024 với nhiều hoạt động.