TP.HCM: Áp lực cuộc sống khiến thầy cô bỏ việc, chuyển ngành?

TP.HCM: Áp lực cuộc sống khiến thầy cô bỏ việc, chuyển ngành?

Thứ 6, 01/09/2017 | 19:00
0
Gần đây, sở GD-ĐT TP.HCM gửi văn bản trình lên UBND TP về các giải pháp thu hút và giữ chân thầy cô giáo, tránh tình trạng giáo viên bỏ trường công, hoặc nghỉ việc.

Nghỉ việc vì áp lực

Mới đây, trong văn bản trình UBND TP.HCM về các giải pháp thu hút và giữ chân giáo viên mầm non, sở GD-ĐT TP cho biết, TP.HCM có nhu cầu tuyển dụng 1.965 giáo viên mầm non (GVMN)/năm nhưng chỉ tuyển dụng được 1.466 giáo viên/năm. Bên cạnh đó, bình quân mỗi năm, thành phố lại đối mặt với thực trạng khoảng 1.046 GVMN ra khỏi hệ thống giáo dục.

Trao đổi với PV, cô L.T.T., giáo viên mầm non tại quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: “Tôi đã làm nghề được gần 10 năm. Với đặc thù công việc dạy trẻ, có những lúc đảm nhiệm lớp nhà trẻ, độ tuổi các bé còn nhỏ, thường xuyên bệnh, ho, sổ mũi, ăn uống kém khiến cô giáo vô cùng áp lực. Đã thế, lương chẳng được bao nhiêu. Cộng các khoản phụ cấp, tôi chỉ được hơn 4 triệu đồng/tháng.

Cuộc sống gò bó, áp lực, nhưng vì yêu công việc tôi cố gắng bám trụ. Nhưng giờ, dù đam mê, tôi vẫn không thể vượt qua thực tế, đành xin nghỉ để mở quán cà phê. Làm như thế, tôi vừa có thu nhập, lại có thể chăm sóc gia đình tốt hơn”.

Xã hội - TP.HCM: Áp lực cuộc sống khiến thầy cô bỏ việc, chuyển ngành?

Giáo viên coi thi tại kỳ thi THPT TP.HCM (Ảnh: Lành Nguyễn).

Không chỉ giáo viên mầm non, theo tìm hiểu của PV, tại TP.HCM, các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đều xuất hiện tình trạng giáo viên liên tiếp chuyển, nghỉ việc.

Thầy N.V.H., giáo viên một trường THCS tại quận 1 (TP.HCM) khẳng định: “Tại trường THCS D.T., năm ngoái có 2 giáo viên nghỉ dạy. Họ cho rằng, chương trình dạy nhiều nhưng chế độ lương thấp. Cụ thể, một giáo viên mới ra trường, tính cả phụ cấp, lương hàng tháng chỉ vỏn vẹn hơn 3 triệu đồng”.

“Nếu so với thực tế, lương như thế chưa đủ sống. Bên cạnh đó, nhiều trường tư thục muốn chèo kéo giáo viên giỏi tại các trường công. Một số giáo viên giỏi nhưng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, khi có cơ hội làm việc tại môi trường có chế độ phúc lợi cao, họ sẵn sàng sang trường tư dạy.

Ở trường tư thục, mỗi tiết, giáo viên được trả 200.000 – 300.000 đồng. Tính ra, thu nhập tăng gấp đôi so với trường công lập. Tôi được biết, các giáo viên đam mê nghề, yêu học sinh, có kinh nghiệm lâu năm vẫn thích dạy trường công. Nhưng vì, áp lực cuộc sống, đôi khi họ phải thay đổi”, thầy H. chia sẻ với PV.

Nói về việc này, một cán bộ lâu năm trong ngành giáo dục nêu ý kiến: “Ngoài chính sách đãi ngộ, lương bổng không cân xứng, các Thông tư... của bộ GD-ĐT cũng có nhiều bất cập. Ví dụ, tại quy định về Thông tư liên tịch 20 của bộ GD-ĐT và bộ Nội vụ, lương khởi điểm của giáo viên có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học đều như nhau và có hệ số 1,86. Chế độ lương như vậy là không có sự khuyến khích các GVMN có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học.

Ngoài ra, giáo viên tốt nghiệp đại học nhưng nếu làm ở cơ sở giáo dục mầm non thì vẫn xếp lương hạng IV, tương đương trình độ trung cấp sư phạm. Để đạt hạng II, giáo viên đó phải là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi của trường”.

Đề xuất tiếp tục tăng lương, hỗ trợ cho giáo viên

Trao đổi với PV, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh Văn phòng sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết, những năm qua, từ việc xác định đội ngũ nhà giáo là lực lượng cơ bản, quyết định cho sự phát triển của ngành GD-ĐT, Sở đã đề xuất nhiều kế hoạch lên UBND nhằm thu hút và giữ chân giáo viên đặc biệt là GVMN như: Xây dựng chương trình nhà ở xã hội cho giáo viên; chế độ hỗ trợ thêm 3 năm đối với GVMN mới ra trường,... Một trong số các đề án mà sở GD-ĐT xây dựng và trình UBND TP là chính sách thu hút và giữ chân GVMN.

Ngoài ra, TP.HCM còn cho vay ưu đãi không trả lãi đối với sinh viên sư phạm mầm non với cam kết ra trường công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở TP.HCM và hoàn trả khoản vay từ 3-5 năm đầu công tác; tuyển dụng không yêu cầu hộ khẩu TP.HCM. Sở GD-ĐT còn đề xuất kinh phí dự kiến để giữ chân GVMN hơn 250 tỷ đồng/năm, bao gồm điều chỉnh thu nhập, chế độ đãi ngộ, tăng lương... cho GVMN.

Về vấn đề này, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng GD-ĐT quận Bình Tân (TP.HCM) cũng chia sẻ, TP.HCM đã có nhiều chính sách ưu đãi cho giáo viên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, do đặc thù nghề nghiệp, nhiều GVMN, tiểu học đã nghỉ việc. Cụ thể năm học 2016-2017, quận Bình Tân có 98 giáo viên nghỉ dạy, trong đó chỉ có 22 giáo viên về hưu, còn lại là nghỉ giữa chừng, hoặc chuyển công tác ra trường tư thục...

“Theo tôi được biết, TP đã có nhiều chương trình ưu đãi cho giáo viên mới ra trường, chẳng hạn quy định, sau khi nhận việc, giáo viên được hỗ trợ 100% lương, năm thứ hai 70% và  sau đó thì quay về như cũ. Và mới đây, Nghị quyết 04 của Hội đồng Nhân dân TP.HCM cũng hỗ trợ nhiều mặt cho giáo viên.

Chẳng hạn, giáo viên tốt nghiệp đại học nếu dạy học bậc mầm non được hỗ trợ 900.000 đồng/tháng, giáo viên tốt nghiệp cao đẳng được hỗ trợ 500.000 đồng/tháng... Có thể do công việc áp lực, mức hỗ trợ chưa cân xứng nên một số giáo viên không còn mặn mà với nghề sau vài năm dạy học...”, ông Tuyên cho biết thêm.

TP.HCM xin “cơ chế đặc thù” 

Đại diện sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Vừa qua, tại Hội nghị Tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018, sở GD-ĐT TP.HCM đã đề xuất và kiến nghị lên Chính phủ và bộ GD-ĐT về việc chấp thuận cho TP.HCM được thực hiện “Cơ chế đặc thù trong các luật về giáo dục và đào tạo”.

Cụ thể, TP. được phép thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với thực tiễn của địa phương nhưng vẫn tuân thủ chương trình khung của bộ GD-ĐT. Được quyền cho một số trường đủ điều kiện được tự xây dựng mức thu đảm bảo đủ bù chi, không lợi nhuận. Tuy nhiên, phải thực hiện đầy đủ các công tác báo cáo, kiểm tra, công khai theo quy định trong lĩnh vực tài chính, tài sản. Hiệu trưởng có quyền chủ động trong công tác nhân sự, tự quyết định số giáo viên hàng năm sát với thực tế và điều kiện đặc thù của đơn vị, đảm bảo hoạt động hiệu quả”.

Lành Nguyễn - Dương Hạnh

Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo sớm nâng cấp các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:24
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ có liên quan phải sớm hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Đại hội Chi hội Luật gia TAND tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2024 –2029

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:14
Chi hội Luật gia Toà án nhân dân  tỉnh Hòa Bình xây dựng Chi hội vững về tổ chức, mạnh về hoạt động, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

Bắt tạm giam nữ giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:13
Công an Tp.Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân với tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Bố trí 10 điểm đỗ xe dọc tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:12
Hà Nội đã khảo sát, bố trí 10 điểm đỗ xe dọc tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao sắp được đưa vào vận hành, khai thác để phục vụ người dân đi tàu.

Hà Nội đề nghị từ chối đăng kiểm, đổi GPLX các tài xế chưa nộp phạt

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:12
Từ năm 2022 đến nay, trên địa bàn Tp.Hà Nội, có tới gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải, hàng hóa chưa nộp phạt hành chính theo quy định.