Tình bạn cảm động của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam

Tình bạn cảm động của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam

Hoàng Dung Nhi
Thứ 3, 12/12/2017 | 06:00
0
Gần 40 năm đứng trên sân khấu, Trang Kim Sa được xem như “bà hoàng” của những đêm hội lô tô. Cuối đời chẳng còn lại gì, bà vẫn tự nhận mình may mắn hơn nhiều phận đời “thân sâu hồn bướm” khác bởi còn người tri kỷ ở bên.

Nửa đời hương phấn

Hỏi thăm người dân sống trong hẻm nhỏ đường số 13, quận Thủ Đức, TP.HCM nhưng chẳng ai biết “cô đào” Trang Kim Sa là ai. Chỉ đến khi tôi hỏi “ông Sang bán vé số” thì mọi người mới hay. Thì ra “ông Sang vé số” là cái tên người ta hay dùng để gọi người đàn bà chuyển giới 74 tuổi ngày ngày bán vé số dạo ở ngoại ô TP.HCM này. Vì sợ bị kỳ thị nên dù đã chuyển giới sang nữ nhưng bà Sa vẫn cố thể hiện như một người đàn ông. Bà Sa bảo: “Ở đây, người ta kỳ thị dữ lắm, mà tôi già rồi, mắc công người ta cười nhạo. Nên thôi...”.

Ngô Văn Sang là tên thật của “cô đào” Trang Kim Sa. Ngày bé, ông Sang học giỏi và đẹp trai nhất khu phố khiến biết bao cô gái thầm thương trộm nhớ. Nhưng lớn lên, khi bắt đầu biết nhận thức, bắt đầu biết thế nào là rung động đầu đời, Sang nhận ra mình bị nhầm giới tính. Ông thích và yêu người đồng giới hơn. Thế nhưng ngày đó không ai tin và chấp nhận việc này.

Bà Sa nói: “Khi cảm nhận được mình là người đồng tính, tôi thấy xung quanh như sụp đổ và cố dằn lòng rằng đây không phải là sự thật. Tôi gồng mình và cố kiểm soát bản thân để không ai phát hiện. Vì nếu họ biết thì cũng chẳng ai đồng cảm mà chỉ coi tôi như một con người kỳ dị. Hơn nữa, vì tôi là con một nên lại càng không muốn ba mẹ mình phải đau lòng. Ngày đó, sau khi đi nghĩa vụ quân sự về, tôi xin làm công nhân rồi lang thang đủ nghề để kiếm sống”.

Gia đình - Tình bạn cảm động của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam

Bà Trang Kim Sa năm nay 74 tuổi.

“Nhưng lúc nào tôi cũng thèm trở thành con gái. Lúc đó, ở trên phường, mỗi tuần sẽ tổ chức một đêm văn nghệ. Vì bản thân từ bé đã mê hát, mê múa nên đêm nào tôi cũng tham gia. Dần dần tôi quen với những người đồng tính giống mình trong đám hát. Rồi cả đám rủ nhau thành lập đoàn lô tô để đi hát đó đây. Nói đúng hơn là để được sống là chính mình”, bà Sa cho biết thêm.

Rồi bà Sa theo đoàn bỏ ra tận miền Bắc. Khi xa quê hương, cái tên Sang đã hoàn toàn biến mất mà chỉ còn lại là Trang Kim Sa. Đêm đêm, bà “cháy hết mình” trong những gánh lô tô nhấp nháy ánh đèn xanh đỏ.

“Bê đê thời đó ít lắm, có mấy đoàn như Trâm Vàng, Hải Đăng, Mây Trắng... thôi. Được cái chị em sống với nhau tình cảm như gia đình. Cứ ngày ngủ, đêm lại phấn son để kêu cờ. Sơn La, Điện Biên, Hà Giang..., nơi nào tôi cũng đã đặt chân đến. Thi thoảng, khi nghĩ về gia đình, chúng tôi cũng cảm thấy có lỗi với mẹ cha nhưng rồi lại tự an ủi nhau. Đêm đêm, chúng tôi cùng kêu cờ, “mua vui” cho gánh lô tô, một vài khách thương phận bọt bèo mà mua giùm tấm vé”, bà nhớ lại.

Sau gần chục năm đi hát, ông Sang quyết định chuyển giới khi đã hơn 30 tuổi. Đó là cơ hội duy nhất để làm phụ nữ bằng da bằng thịt. Bà nói: “Thời đó đâu có hiện đại như bây giờ. Cứ mua thuốc về rồi chị em tự làm cho nhau. Xăm chân mày, bơm ngực, sửa mũi, gì cũng làm được”.

Ở thời kỳ hoàng kim trong sự nghiệp, cái tên Trang Kim Sa được biết bao người hâm mộ. Đoàn nào có Trang Kim Sa là y như rằng đêm đó hết sạch vé. Thời gian cứ thế trôi qua, từ đoàn lô tô này đến đoàn lô tô khác, cô đào Kim Sa rong ruổi khắp mọi miền đất nước.  

“Năm 2013, tôi cùng đoàn biểu diễn tại Nha Trang. Như bao đêm khác, sau khi hát hò, tâm sự cùng chị em trong đoàn xong, tôi đi ngủ. Sáng ra, tôi thấy một bên người cứng ngắc, không thể cử động được. Chị em trong đoàn thấy vậy hoảng hốt đưa tôi vào bệnh viện. Bác sĩ bảo tôi bị liệt nửa người”, bà Sa bàng hoàng nhớ lại biến cố cuộc đời mình.

Đời quay lưng vẫn còn người tri kỷ

Từ cái ngày biết mình bị liệt phải nằm một chỗ, bà Sa cảm thấy bản thân mình vô dụng. Không hát được cũng không làm gì phụ cho đoàn, đến miếng ăn cũng phải nhờ chị em cho ăn. Bà cảm thấy mình bất lực, tuyệt vọng. Bà lấy điện thoại gọi điện về cho người thân ở TP.HCM. “Không hiểu sao lúc đó tôi lại nhớ mỗi số của bà Hai (bạn thân của bà Sang-PV) và gọi cho bà này. May mắn là bà ấy vẫn còn dùng số này. Tôi tâm sự và kể cho bà Hai nghe về mọi thứ, nước mắt rơi lúc nào không hay. Đầu dây bên kia, tôi nghe tiếng bà Hai nghẹn lại rồi trách sao giờ tôi mới báo”.

Dù kinh tế chỉ đủ sống qua ngày nhưng bà Hai vẫn quyết định dồn hết tiền dành dụm đưa bà Sa về lại TP.HCM. Người thân bạn bè ai cũng bảo bà Hai bị điên, đã nghèo rồi còn dám liều đưa người liệt về nuôi. 

“Gia đình, bạn bè lúc đó phản đối dữ lắm nhưng tôi vẫn một mực mang ông về nuôi. Chúng tôi chơi thân với nhau từ lúc nhỏ vì nhà hai đứa sát cạnh nhau. Ngày đó nhà ông giàu hơn nhà tôi nhiều nên lúc nào có gì ngon là ông lại đem qua cho tôi ăn”, bà Hai chia sẻ.

Gia đình - Tình bạn cảm động của “cô đào” chuyển giới lớn tuổi nhất Việt Nam (Hình 2).

Tình bạn của bà Sa và bà Hai được nhiều người ngưỡng mộ.

Thấy tôi tỏ ra ngạc nhiên khi vẫn gọi bà Sa là “ông Sang”, bà Hai cười bảo: “Đối với tôi thì ông Sang vẫn là đàn ông mà”. Hai người sống chung trong căn nhà nhỏ chưa đầy 4m2, được bà Hai thuê với giá 800 ngàn đồng/tháng.

Bà nói: “Trời nắng thì không sao chứ trời mưa thì sợ lắm. Nhất là những ngày bão, tôi vừa lo nước ngập, vừa lo nhà tốc mái”.

Bà Hai giờ đã tuổi lục tuần, tóc bạc nửa mái đầu. Bà cũng có đôi mắt buồn như bà Kim Sa, ẩn hiện sau cặp kính dày cộm.

“Khi ông Sang đi lính, tôi vẫn thường lên thăm nuôi. Ông ngại, trách tôi lên thăm gì lên hoài. Mà hôm nào thư về, ông cũng bảo thèm chà bông. Lâu lâu, ông gửi về cho tôi mớ măng le rừng, đắng nhưng ngon lắm. Lúc ông về, chúng tôi gặp nhau có một lần rồi ông ấy bỏ xứ đi theo đoàn lô tô mấy chục năm.

Ngày biết ông ấy đồng tính, tôi vừa thương vừa giận vì chưa kịp nói với nhau tiếng nào ông ấy đã bỏ đi biệt tăm. Giờ gia đình ông Sang đâu còn ai, ông ấy một thân một mình, không lẽ tôi là bạn thân mà không giúp gì. Để ông sống một mình như vậy, tôi không đành lòng”, bà Hai cho biết thêm.

Thương bạn cưu mang mình, bà Sa nhiều lần thử châm cứu với mong muốn có thể đi lại được, kiếm gì làm để phụ thêm tiền cơm cho bà Hai.

“Chiều hôm đó, khi tôi đang hì hục rửa chén thuê thì con Út (hàng xóm nhà bà Hai-PV) chạy qua trách sao để “ông Sang” đi bán vé số. Tôi vội bỏ việc, vừa đạp xe về vừa khóc. Nhưng ông ấy quyết tâm quá, tôi cũng đành chịu cho ông đi bán”, bà Hai nước mắt lưng tròng kể.

Những ngày đầu đi bán vé số, bà Sa cứ té ngã suốt. Ấy vậy mà bà vẫn quyết tâm đi. Nhiều lúc bán còn bị người ta giật, lừa lấy hết cả vé số lẫn tiền. Thế nhưng bà vẫn không nản lòng.

Cứ 5h sáng, cả hai người lại chia nhau đi 2 hướng. Bà Hai dậy sớm nấu nồi cơm, kho mớ cá mặn. Bà đi “ở đợ” cho nhà người ta gần 40 năm, ngày được 60 ngàn đồng. Bà nói, bà cố kiếm thêm chút đỉnh tiền gọi là “cơm rau” cho 2 người. Trong khi đó, bà Sa đi bán vé số hai bận sáng - tối.

Khi tôi tạm biệt họ cũng là lúc màn đêm buông xuống hẻm nhỏ. Xong mâm cơm, 2 bà già lại ngồi trên ghế xếp, chơi đùa với chú chó đã theo chân bà Sa suốt 9 năm. Cả hai đều xem nó như một thành viên trong gia đình.

Thỉnh thoảng, trong căn nhà chật chội ấy, bà Sa lại cất tiếng ca. Tuy giọng đứt quãng nhưng nghe vẫn mùi và cay đắng: “Con số gì ra, con số gì ra/Cờ ra con mấy, con số gì ra/Chúc Anh Đài là gái giả trai, con ba mươi hai/Tình chỉ đẹp khi còn say đá, con ba mươi ba...”.

Lạc trong rừng sâu 3 ngày, cụ già 70 tuổi kiệt sức vì đói

Thứ 3, 21/11/2017 | 16:09
Khi đang được điều trị tại bệnh viện thì cụ Quý rời đi rồi lạc vào rừng sâu, không tìm được đường về. Rất may, người dân khi đi tìm thức ăn cho gia súc đã phát hiện cụ đang nằm kiệt sức vì đói.

Ước mơ vào đại học của chàng sinh viên nghèo bán vé số

Thứ 3, 31/10/2017 | 14:09
Học cao đẳng 3 năm nhưng em Nguyễn Thanh Sự (21 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) đã có hơn 2 năm đi bán vé số dạo. Ngày nắng hay ngày mưa, cứ sau giờ tan học, em lại miệt mài với xấp vé số trên tay, rao bán trên các nẻo đường TP.HCM.

Điểm tâm sáng bằng tiết canh chó, người đàn ông bị liệt tứ chi

Thứ 5, 26/10/2017 | 06:30
Một người đàn ông 61 tuổi ở tỉnh Thái Bình được chẩn đoán bị bệnh Parkinson nhưng qua xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ xác định ông mắc giun đũa do thường xuyên điểm tâm sáng bằng tiết canh chó.
Cùng tác giả

Lửa bùng cháy dữ dội tại nhà kho, nhiều người may mắn thoát chết

Thứ 2, 26/02/2018 | 20:00
Vào khoảng 16h50 chiều 26/2, một vụ cháy lớn bùng phát tại nhà kho nằm trên số 319 Đào Trí, phường Phú Thuận, quận 7, Tp.HCM.

Người đàn ông dành tuổi thanh xuân để bắt cướp ở TP.HCM

Thứ 2, 26/02/2018 | 14:11
Nhắc đến “anh hùng bắt cướp”, những ai đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM đều biết đến cái tên Trần Huệ Hồng. Suốt 27 năm qua, người đàn ông này âm thầm làm việc nghĩa hiệp mỗi khi gặp chuyện bất bình. Anh say mê bắt cướp mặc cho những lời nói ác ý, nói anh “điên”, “hay lo chuyện bao đồng”.

Ngã qua làn xe ô tô, nam thanh niên đi xe máy chết thảm

Chủ nhật, 25/02/2018 | 20:57
Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra vào chiều nay 25/2 trên đường Mai Chí Thọ, đoạn qua Hầm Vượt Sông Sài Gòn thuộc địa phận phường Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM khiến một nam thanh niên tử vọng tại chỗ, giao thông ùn tắc cục bộ.

Tỷ phú tuổi 30 nhờ nuôi chó Phú Quốc

Thứ 6, 16/02/2018 | 10:55
Chó Phú Quốc nổi tiếng thông minh với đặc điểm dễ nhận biết là xoáy ở sống lưng. Không chỉ được nuôi số lượng lớn ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, loài chó này còn được thuần hóa thành công tại cơ sở nuôi và bảo tồn giống chó quý hiếm tại TP.HCM. Ham học hỏi, tìm tòi, chỉ sau 5 năm với mô hình nuôi chó Phú Quốc, anh Tưởng Văn Quý từ một thanh niên nghèo trở thành tỷ phú ở tuổi 30.

Thú vị ngày Tết của các cặp đa sinh

Thứ 4, 14/02/2018 | 06:00
Không chỉ có nhiều khác biệt trong sinh hoạt hàng ngày, đến ngày Tết, các cặp đa sinh lại có những tình huống thú vị đến bất ngờ mà không phải gia đình nào cũng có được.
Cùng chuyên mục

Bé sơ sinh sống sót kỳ diệu sau khi bị mẹ 23 tuổi chôn sống

Thứ 6, 05/04/2024 | 19:21
Người mẹ, 23 tuổi ở Uganda, đã chôn con trong vườn vào lúc nửa đêm và mãi đến 11 giờ sáng hôm sau, người ta mới tìm thấy đứa trẻ.

Thế nào là một ngôi trường tốt?

Thứ 4, 20/03/2024 | 13:00
Sự trưởng thành của lũ trẻ là thước đo và cũng là sự trưởng thành, trở nên tốt hơn của mỗi ngôi trường.

Chuyện chưa kể về đám cưới đồng tính nam đầu tiên tại miền núi Nghệ An

Chủ nhật, 17/03/2024 | 15:00
Tình cờ quen nhau trên mạng xã hội Tiktok, cả 2 chàng trai cũng không ngờ chuyện tình đôi lứa đã đâm chồi, nảy lộc và có kết quả là một đám cưới vô cùng ấm áp.

Những đứa trẻ “không gia đình” đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười

Thứ 3, 12/03/2024 | 16:00
Đem tiếng trống đổi lấy tiếng cười cho người khác từ lâu đã trở thành thói quen, niềm vui duy nhất của những đứa trẻ tại đoàn lân Long Nhi Đường.

7 việc tuyệt đối không làm sau 9h tối nếu không muốn bệnh tật “ghé thăm”

Thứ 4, 14/02/2024 | 07:10
Theo các chuyên gia, nếu không muốn bệnh tật ghé thăm thường xuyên thì nên tránh xa 7 việc làm dưới đây.
     
Nổi bật trong ngày

Lão nông hé lộ tuyệt kỹ nghề luyện trâu chọi cho thu nhập "khủng"

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:06
Mỗi năm ông Thông mua và xuất bán được khoảng 200 con, thu về số tiền "khủng". Để tạo nên thương hiệu, ông có bí quyết sưu "tầm" và huấn luyện trâu chiến đặc biệt.

Loại quả có vị “lạ” xưa không ai bán, giờ làm thành món đặc sản

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:30
Nhiều người bất ngờ khi thứ quả rừng từng không được biết đến này bây giờ trở thành gia vị độc đáo xuất hiện trên các bàn tiệc cao cấp.

Loại lá tươi không ai "ngó", đem phơi khô công dụng "vàng 10" bán 400.000 đồng/kg

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:30
Ở các miền quê có một thứ lá tưởng như bỏ đi nhưng khi phơi khô lại có giá đắt đỏ 400.000 đồng/kg, khi đem uống thậm chí còn rất tốt cho sức khỏe.

Bất ngờ phát hiện căn phòng bí mật sau khi tháo bể sục

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:30
Một người dùng TikTok với tên tài khoản @hayleyg099 gần đây đã chia sẻ một khám phá đáng kinh ngạc thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng toàn thế giới.

Thanh Hoá: Bé trai 20 tháng tuổi suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:23
Ngày 19/4, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, Bệnh viện vừa điều trị kịp thời cứu sống trẻ 20 tháng tuổi bị suy hô hấp do uống nhầm phải dầu hỏa.