Thực đơn ăn Tết của người bị cao huyết áp

Thực đơn ăn Tết của người bị cao huyết áp

Hà Công Luân
Thứ 5, 15/02/2018 | 10:31
0
Chế độ ăn uống mất kiểm soát khiến số bệnh nhân nhập viện vì biến chứng huyết áp cao tăng mạnh. Vậy thực đơn ăn Tết dành riêng người bị cao huyết áp có gì đặc biệt?

Vì thế, để tránh bị huyết áp tăng đột biến gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên trường cao đẳng Y Dược Pasteur, để tìm hiểu về thực đơn và chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân cao huyết áp vào ngày Tết.

Hỏi: Thưa bác sĩ, xin cho biết định nghĩa bệnh cao huyết áp là gì?

Trả lời: Huyết áp chính là lực tác động của máu trên các thành của động mạch trong quá trình máu lưu thông. Vì vậy, khi một người có bệnh huyết áp cao thì có nghĩa là các thành động mạch đang nhận được quá nhiều áp lực trong quá trình bơm máu của tim.

Huyết áp của một người bình thường có chỉ số chung là 120/80mmHg, trường hợp khi mức huyết áp ở trên 140/90mmHg thì tức là bạn đã có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao. Tình trạng cao huyết áp có thể thay đổi phụ thuộc vào độ tuổi cũng như điều kiện sinh lý, do đó bệnh lý này nó cần được theo dõi một cách thường xuyên, nhất là ở vào độ tuổi ngoài 30 trở đi.

Tư vấn - Thực đơn ăn Tết của người bị cao huyết áp

Tăng huyết áp sẽ có nguy cơ gây biến chứng.

Hỏi: Vậy, những dấu hiệu nhận biết huyết áp của bạn đang tăng cao?

Trả lời: Hiện tượng chóng mặt xuất hiện với triệu chứng là choáng tức là đã cảnh báo cho các bạn dấu hiệu của bệnh huyết áp cao mà bạn cũng không nên bỏ qua, đặc biệt là khi chúng xảy ra một cách đột ngột. Chúng sẽ làm cho bạn mất thăng bằng, gặp khó khăn trong việc đi bộ, có thể bị ngất hoặc thậm chí là đột quỵ.

Một dấu hiệu khác của bệnh cao huyết áp mà mọi người cũng thường gặp phải đó là buồn nôn và nôn.

Triệu chứng tê hoặc ngứa ran ở các chi có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ do các chỉ số huyết áp tăng.

Tình trạng chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam cũng là cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao.

Hỏi: Để tránh việc huyết áp tăng đột biến gây ra những biến chứng nguy hiểm thì người bị cao huyết áp phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt như thế nào cho phù hợp trong dịp Tết Mậu Tuất tới đây?

Trả lời: Người bị cao huyết áp nên ăn nhiều thịt nạc, cá, dầu thực vật và rau xanh, củ, quả, đậu, hạt; hạn chế thực phẩm giàu cholesterol, quá mặn, quá ngọt, quá béo.

• Bên cạnh chế độ ăn nhạt, kiêng muối (dưới 6gram/ngày), bệnh nhân tăng huyết áp cũng cần cân đối các nhóm thực phẩm bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, khoáng chất, chất xơ, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày và trong những ngày Tết.

• Bánh chưng, bánh tét rất giàu năng lượng (250kcal/100g) có đủ các nhóm chất dinh dưỡng đạm, béo, tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ. Bánh chưng, bánh tét thường được ăn kèm với dưa hành, củ kiệu hay dưa món. Các món dưa có chứa nhiều chất xơ giúp ăn ngon miệng.

Tuy nhiên, trong những món này tỷ lệ muối khá cao nên không phù hợp cho người bệnh cao huyết áp. Tết không ăn bánh chưng, bánh tét quả là không đúng ý nghĩa nhưng nên thay thế các món dưa muối bằng các loại củ ngâm chua ngọt như kiệu ngâm chua, cà rốt, củ cải ngâm chua, ngó sen ngâm chua… Chỉ nên ăn bánh chưng, bánh tét (khoảng 100gr/ngày) vào bữa ăn sáng hoặc trưa là những bữa ăn cần năng lượng trong ngày.

• Các món ăn chiên xào như thịt heo, gà chiên, cá chiên, lạp xưởng chiên… chứa nhiều dầu mỡ khuyến cáo không nên dùng quá 20g/ngày (khoảng 4 muỗng cà phê dầu ăn/ngày) vì làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch gây nhiều biến chứng tim mạch. Nên hạn chế đồ chiên rán vào dịp Tết. Bạn nên chế biến bằng các hình thức luộc, hấp, nướng… Hạn chế ăn thịt, nên ăn cá 2-4 lần/tuần.

• Các món thịt nguội, giò chả, nhóm thực phẩm chế biến sẵn cung cấp nhiều chất đạm, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn chứa tỷ lệ muối cao vì muối vừa là chất điều vị, vừa là chất bảo quản. Bệnh nhân tăng huyết áp nên hạn chế, nếu sử dụng không quá 100gr/ngày.

• Thịt kho trứng vịt có thành phần chất béo từ mỡ động vật rất cao, lại được kho đi kho lại nhiều lần làm cho nồi thịt vừa béo, mặn, vừa giàu đạm. Bệnh nhân tăng huyết áp không nên dùng món này mà có thể thể thay thế bằng thịt nạc heo phối hợp với nấm đông cô. Có thể bảo quản trong từng hộp nhỏ cho mỗi bữa ăn trong ngăn mát tủ lạnh, hay các món ăn chế biến từ cá, đậu hũ…

• Bánh, kẹo, mứt cung cấp năng lượng nhưng rất ít chất xơ, không chứa vitamin và khoáng chất. Không nên dùng nhiều vì dễ làm tăng cân, tạo cảm giác nặng nề khó chịu. Nên dùng các loại trái cây tùy theo sở thích và theo mùa như dưa hấu, cam, quýt, mãng cầu, bưởi, thanh long… khi đãi khách hay trong các bữa ăn hàng ngày.

• Các loại hạt như hạt dưa, hạt bí, hạt điều, hạt hướng dương, hạt “dẻ cười”. Đây là thức ăn vặt mang hương vị ngày xuân nhưng chứa nhiều chất béo, chất đạm tạo nên cảm giác “no ngang”. Để tạo sự ngon miệng người ta thường ngậm tẩm trong muối và đường hóa học. Bệnh nhân tăng huyết áp cần hạn chế các món ăn này.

• Các loại đồ uống thường dùng trong các bữa ăn và đãi khách ngày Tết đa số không thể thiếu bia, rượu và nước ngọt… Về phương diện dinh dưỡng các thức uống trên đều là chất kích thích có hại cho người bệnh tăng huyết áp. Độ cồn trong rượu càng cao, tác dụng độc càng mạnh, uống rượu thường xuyên gây tổn hại dạ dày, gan, đặc biệt trên hệ thần kinh.

• Có thể uống rượu vang đỏ 100-200ml, 1-2 lon bia một ngày, nước ngọt không nên dùng trên 1 lon mỗi ngày. Ngày xuân nên uống và đãi khách những chén trà xanh, trà bông cúc, trà thanh nhiệt vừa làm mát cơ thể vừa hỗ trợ hiệu quả tiêu hóa.

• Rau xanh, trái cây nên ăn nhiều rau xanh đa dạng ngày Tết các loại như cải ngọt, xà lách xoong, bông cải, cà chua, dưa leo, bầu, bí… trái cây như cam, quýt, bưởi, thơm… mang lại nhiều dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin rất tốt và là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày cũng như dịp Tết.

• Người bệnh cao huyết áp cũng cần đảm bảo thời lượng vận động hợp lý trong ngày. Đi bộ là hình thức tập luyện rất tốt nhờ tác dụng làm giảm áp lực trong máu và giúp tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4 đến 5 lần so với bình thường.

• Các chuyên gia khuyên người bệnh nên đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do cao huyết áp gây ra.

Mong rằng những chia sẻ về chế độ ăn uống ngày Tết của bác sĩ Chu Hòa Sơn phần nào giúp các bạn điều chỉnh thói quen ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe để đón Xuân thật trọn vẹn.

Điểm mặt chỉ tên 4 căn bệnh ngày Tết ai cũng có thể mắc phải

Thứ 3, 13/02/2018 | 09:30
Chế độ ăn uống chứa quá nhiều chất đạm, chất béo cùng với thói quen sinh hoạt bị đảo lộn gây ra 4 căn bệnh ngày Tết thường gặp ai cũng có thể mắc phải.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.